Nguyên nhân rủi ro thanh khoản

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản tại công ty tài chính cổ phần HANDICO (Trang 26)

Thanh khoản có vấn đề của một TCTD có thể do các nguyên nhân cơ bản sau đây:

1.2.3.1. Nguyên nhân khách quan

- Sự mất ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô

Hoạt động kinh doanh của TCTD luôn gắn liền với những biến động của môi trường kinh doanh xung quanh nó. Các yếu tố vè kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội luôn có tác động trực tiếp và gián tiếp tới các quyết định và phương hướng kinh doanh của một TCTD. Thực tế đã chứng minh mất ổn định kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế sẽ tạo ra khủng hoảng tiền tệ và thị trường tài chính và hiển nhiên là gây ra rủ ro thanh khoản cho hệ thống các TCTD.

- Rủi ro thanh khoản xuất phát từ sự nhạy cảm đối với lãi suất.

Khi lãi suất tăng, nhiều người gửi tiền sẽ rút tiền ra tìm kiếm nơi gửi khác có lãi suất cao hơn, điều này xảy ra ngay cả trong hệ thống các TCTD với nhau; Những người có nhu cầu tín dụng sẽ hoãn lại, hoặc rút hết số dư hạn mức tín dụng với mức lãi suất thấp đã thỏa thuận. Như vậy, thay đổi lãi suất ảnh hưởng đồng thời đến luồng tiền gửi cũng như luồng tiền vay, và cuối cùng là đến thanh khoản của TCTD. Ngoài ra, lãi suất thay đổi sẽ ảnh hưởng đến giá trị của các tài sản mà TCTD đem bán để đáp ứng yêu cầu về thanh khoản và trực tiếp ảnh hưởng đến chi phí đi vay trên thị trường tiền tệ của TCTD.

18

- Nhu cầu thanh khoản của khách hàng luôn đòi hỏi ở mức ngày càng cao;

Ngân hàng luôn phải đáp ứng nhu cầu thanh khoản ngày một mức cao. Những vướng mắc về thanh khoản, tức khắc làm xói mòn niềm tin của công chúng vào TCTD. Từ đó, đòi hỏi nhà quản trị TCTD phải luôn nắm chắc những khách hàng có số dư tiền gửi lớn và những khách hàng đang còn hạn mức tín dụng lớn chưa sử dụng để biết được kế hoạch của họ khi nào thì rút tiền và rút bao nhiêu để có kế hoạch thanh khoản thích hợp.

- Do TCTD suy giảm về niềm tin

Với đặc điểm của kinh doanh là “đi vay” để “cho vay”; nguồn vốn đi vay của TCTD chủ yếu dựa trên tín nhiệm để huy động vốn, cho vay vốn. Không có tín nhiệm thì không có TCTD nào tồn tại được. Chính vì vậy, suy giảm tín nhiệm ảnh hưởng trực tiếp và tác động hiệu ứng ngay tới rủi ro thanh khoản.

- Do năng lực dự báo của các cơ quan hữu quan và của NHTW yếu

Hoạt động tài chính- ngân hàng là một lĩnh vực nhạy cảm và phức tạp. Do đó, công tác quản lý, điều hành trong lĩnh vực này đòi hỏi trình độ chuyên môn cao và xuyên suốt trong toàn hệ thống. Trong khi đó, công tác cảnh báo rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng lại là một nhiệm vụ còn khá mới mẻ đối với các TCTD tại Việt Nam, vì thế còn nhiều lúc dự báo chưa thực sự đáp ứng nhu cầu.

1.2.3.2. Nguyên nhân chủ quan

- TCTD vay mượn quá nhiều các khoản tiền gửi ngắn hạn từ các tổ chức, cá

nhân; sau đó chuyển hóa chúng thành những tài sản đầu tư dài hạn, dẫn tới tình trạng mất cân đối về kỳ hạn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn, mà thường gặp là dòng tiền thu về từ tài sản đầu tư nhỏ hơn dòng tiền chi ra để trả các khoản tiền gửi đến hạn.

- TCTD có chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản không phù hợp và kém

hiệu quả như: các chứng khoán đang sở hữu có tính thanh khoản thấp, dự trữ của TCTD không đủ cho nhu cầu chi trả…

19

- TCTD chưa trang bị được cơ sở vật chất, cũng như nguồn nhân lực đủ trình độ đủ đáp ứng được yêu cầu quản trị rủi ro thanh khoản. Đặc trưng trong hoạt động kinh doanh của các TCTD là kinh doanh bậc cao, phạm vi địa bàn thường rộng và đối tượng đã dạng. Yêu cầu của công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại một TCTD cũng vì thế đòi hỏi rất phức tạp và khắt khe. Số liệu với số lượng và quy mô giao dịch lớn đòi hỏi triển khai dựa trên nền tảng kỹ thuật công nghệ hiện đại, năng lực của cán bộ quản lý rủi ro thanh khoản cũng là một vấn đề khi các công cụ quản lý và cảnh báo chủ yếu là các kinh nghiệm từ nước ngoài.

1.2.4. Tác động của rủi ro thanh khoản tới CTTC so với NHTM

Nếu như tác động của rủi ro thanh khoản tới NHTM nằm ở 3 mức: rủi ro thanh khoản ở mức cao, trung bình, thấp thì tác động của rủi ro thanh khoản đối với CTTC luôn ở mức cao, do một số nguyên nhân sau:

Thứ nhất, do sự khác biệt cơ bản giữa CTTC và NHTM. Trong khi NHTM được ví như một cơ thể người hoàn chỉnh thì CTTC bị hạn chế hơn, việc giới hạn không cho CTTC huy động các khoản tiền gửi trên một năm từ các tổ chức và không huy động đối với cá nhân và thực hiện chức năng thanh toán làm giảm đi một lượng tiền lớn ở tại các CTTC, do đó không có dòng tiền vào thường xuyên để đáp ứng nhu cầu thanh khoản.

Thứ hai, do việc hình thành CTTC là chủ yếu nhằm mục đích phục vụ cho các công ty mẹ. Khi mức độ phụ thuộc giữa các CTTC và công ty mẹ còn chặt chẽ thì khả năng nhận được hỗ trợ từ phía công ty mẹ lớn, còn khi các CTTC đã hoạt động khá độc lập với công ty mẹ thì việc nhận được trợ giúp từ công ty mẹ trong việc huy động vốn là rất hạn chế.

Thứ ba, các CTTC hoạt động ở Việt Nam chủ yếu đều là quy mô nhỏ. Điều này thực tế do quy định mức vốn tối thiểu đối với loại mô hình này và phụ thuộc vào đặc điểm của công ty mẹ. Tuy nhiên, uy tín và vị thế của các CTTC ở

20

thị trường tài chính Việt Nam không thực sự được đánh giá cao. Do đó, khả năng huy động vốn nhằm đảm bảo thanh khoản của công ty thực sự khó khăn so với các NHTM. Đặc biệt là khi thị trường có biến động, các CTTC là đối tượng đầu tiên bị từ chối cho vay trên thị trường.

Mặc dù quy mô và vị thế của CTTC trên thị trường không thực sự lớn, nhưng nếu CTTC có gặp rủi ro về mặt thanh khoản, hệ thống cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản tại công ty tài chính cổ phần HANDICO (Trang 26)