Kinh nghiệm quản trị rủi ro thanh khoản tại các TCTD

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản tại công ty tài chính cổ phần HANDICO (Trang 40)

32

Thứ nhất, là vụ ngân hàng ACB tháng 10/2003, khi có tin đồn Giám đốc NH bỏ trốn đã gây ra tâm lý hoang mang cho khách hàng và rất đông khách hàng đã tới ACB để rút tiền. Để giải quyết tình hình này, nguyên thống đốc Lê Đức Thúy đã bác bỏ tin đồn thất thiệt này và quyết định cấp hạn mức chiết khấu cho ACB với trị giá 950 tỷ đồng trong thời hạn 60 ngày.

Thứ hai, là vụ NHTMCP Ninh Bình xảy ra vào tháng 5/2005 do tin đồn ngân hàng Ninh Bình có liên quan đến việc cho vay 10 triệu USD có dính líu đến vụ siêu lừa của Nguyễn Đức Chi, người dân đã đổ xô đến và rút 20 tỷ đồng tại NH này.

Thứ ba, là vụ NHCP Phương Nam ngày 22/7/2005 đã xảy ra khi có tin đồn ngân hàng này có tên trong hồ sơ cho vay tiêu dùng có dấu hiệu lừa đảo ở Sóc Sơn. Hàng trăm khách hàng đã kéo đến NH rút tiền trước hạn.

1.4.6.2. Kinh nghiệm quốc tế

Kinh nghiệm của Mỹ:

Quản lý thanh khoản đã và đang là vấn đề trọng tâm nóng bỏng trong kinh doanh của các Ngân hàng Mỹ. Nước này đã từng phải đối mặt với những khó khăn nghiêm trọng về vấn đề thanh khoản:

Năm 1984, Continental Linois National Bank of Chicago đã xảy ra tình trạng thiếu tiền mặt trầm trọng, vì họ thực hiện chiến lược quản trị thanh khoản nợ, không chú ý đến tích lũy nhiều thanh khoản dưới dạng các tài sản Có.

Năm 1991, Southeast Bank of Miami đã không thể thanh toán được những khoản vay vốn lớn từ FED và đã bị FED cho đóng cửa.

Trong thời gian gần đây do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tín dụng cho vay thế chấp dưới tiêu chuẩn đã khiến cho những CTTC từng một thời hùng mạnh của Mỹ như Bear Stearns, Countrywide Financial và IndyMac đã vỡ nợ hoặc bị mua lại. Hàng loạt tập đoàn khác như Fannie Mae, Freddie Mac, Washington Mutual, Citigroup và Wachovia hiện đang trong cảnh ngàn cân treo sợi tóc.

33

Để quản lý rủi ro thanh khoản, FED đã quy định mức tối thiểu về tiền mặt mà các NH phải duy trì thường xuyên, đồng thời cũng quy định tiền dự trữ bắt buộc phải để dưới hình thức tiền gửi tại FED hoặc tiền mặt tồn quỹ.

Kinh nghiệm của Anh – Thảm họa Northern Rock Bank

Northern Rock là một NHTM loại trung bình ở Anh, riêng trong lĩnh vực chuyên cho vay thế chấp nhà ở (mortgage) là ngân hàng lớn thứ 5. Trước khi gặp nạn, kết quả kinh doanh của Northern Rock được xem là khá lành mạnh. Năm 2006, lợi nhuận trước thuế của Northern Rock là 588 triệu bảng Anh. Tuy nhiên, ngay sau khi Northern Rock đưa ra dự báo lợi nhuận trước thuế năm 2007 sẽ giảm so với dự kiến ban đầu. Nhiều báo của Anh đã đưa ra nhiều thông tin giật gân như: Northern Rock đang khan hiếm tiền mặt, Northern Rock đang gánh hậu quả do cho vay thế chấp tràn lan… Kết quả là trong 3 ngày 14, 15 và 17/9/2007 khoảng 3 tỷ bảng Anh đã được rút ra. Do được Ngân hàng trung ương Anh (BOE) hỗ trợ nên Northern Rock không thiếu tiền mặt song số người rút tiền vẫn chưa giảm. NHTW Anh đã phải ra tay cứu giúp bằng cách “bơm” một lượng tiền không nhỏ cho Northern Rock.

Northern Rock đã chính thức được Chính phủ Anh quốc hữu hóa. Đây là một động thái không mong muốn, bởi Northern Rock được rao bán, nhưng rất ít đối tượng (chỉ có 2 tập đoàn) muốn mua lại và trả giá lại quá thấp. Việc quốc hữu hóa Northern Rock được đánh giá là nước cờ thấp, là phương sách cuối cùng của Chính phủ Anh, bởi trong trường hợp tương tự, chưa hề có một nước công nghiệp phát triển nào lại chọn giải pháp quốc hữu hóa cả. Đây cũng là vụ quốc hữu hóa một doanh nghiệp tư nhân đầu tiên ở Anh trong vòng gần 25 năm qua (kể từ năm 1984), khi đó Chính phủ đã phải dang tay cứu giúp Ngân hàng Johnson Matthey đang trên bờ vực phá sản. Trước đó, ngày 18/2, cổ phiếu của Northern Rock đã bị ngừng giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán London, chốt lại ở mức giá 90 pence/cổ phiếu. Như vậy, thị giá của Northern Rock chỉ còn là

34

379 triệu bảng Anh (739 triệu USD), giảm tới hơn 10 lần so với trước khi xảy ra khủng hoảng (5.3 tỷ bảng Anh).

Nguyên nhân:

- Khủng hoảng tín dụng cho vay thế chấp nhà với đối tượng thu nhập thấp

- Công tác PR của Northern Rock quá yếu

- Thiếu kinh nghiệm trong việc xử lý khủng hoảng

- Sự “thổi phồng” thông tin của báo giới

Kinh nghiệm ở Argentina: Rủi ro thanh khoản năm 2001

Năm 2000, Argentina thông báo kế hoạch cắt giảm chi tiêu và tìm kiếm sự giúp đỡ từ IMF. Tháng 11, 2001, người dân Argentina hoài nghi đã rút 1.2 tỷ USD từ tài khoản ngân hàng. Thay các khoản tiền gửi bằng trái phiếu chíh phủ thời hạn 10 năm. Tháng 1/2002, USD/peso=2.6. Người dân Argentina rút 100 triệu USD khỏi ngân hàng mỗi ngày. Chính phủ phải ra hạn mức rút tiền mới là 500 USD/tháng. Tháng 3/2002, tài sản ngân hàng được chuyển đổi sang đồng Peso, các ngân hàng lỗ khoảng 10-20 tỷ USD. USD/peso=3.75, các ngân hàng bắt đầu thiếu tiền mặt. Tháng 4/2002, các ngân hàng được yêu cầu đóng cửa vô thời hạn. HSBC cho biết cuộc khủng hoảng ở Argentina đã gây ra tổn thất của các ngân hàng 1.85 tỷ USD trong năm tài chính 2001. Michael Smith – giám đốc HSBC tại Argentina: “Điều này giống như chết đi sống lại cả ngàn lần”. Scotia Bank dự định rút chi nhánh của họ tại Argentina vì không chịu nổi rủi ro.

Nguyên nhân:

- Không tin tưởng vào Chính phủ

- Không tin tưởng vào hệ thống ngân hàng

- Đồng Peso mất giá

- Sự can thiệp của Ngân hàng trung ương

- Sự kéo dài kiểm soát ngoại tệ của Chính phủ

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản tại công ty tài chính cổ phần HANDICO (Trang 40)