Xây dựng chiến lược quản lý thanh khoản thích hợp

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản tại công ty tài chính cổ phần HANDICO (Trang 85)

Trên thực tế, tầm quan trọng của thanh khoản vượt quá phạm vi của một tổ chức riêng rẽ bởi vì một sự thiếu hụt thanh khoản tại một tổ chức có thể tác động tới toàn bộ hệ thống ngân hàng, nhất là khi HAFIC có quan hệ tới 35 ĐCTC trong nước. Trong điều kiện bình thường, đối với những tổ chức nào mà không xây dựng một chiến lược hiệu quả để duy trì thanh khoản đầy đủ thì tình hình khó khăn về nguồn vốn sẽ ảnh hưởng xấu đến các kế hoạch kinh doanh của tổ chức đó, và trong trường hợp xấu nhất – ví dụ như nền kinh tế nói chung lâm vào khủng hoảng hoặc tổ chức nói riêng bị khủng hoảng về khả năng thanh khoản. Nhằm giải quyết một số tồn tại của HAFIC như: sản phẩm huy động vốn chưa hiệu quả, công tác huy động phụ thuộc quá lớn vào thị trường 2, cần có 2 chiến lược quản lý sau:

a. Chiến lược quản lý tài sản có, tài sản nợ

- Phải hoàn thiện và đưa ra các cơ chế, công cụ phù hợp để đánh giá giá trị

tài sản thanh khoản một cách chính xác, hợp lý làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá trạng thái tài sản phục vụ cho công tác quản trị, điều hành.

- Cần xây dựng chiến lược quản lý tài sản có, tài sản nợ để duy trì cơ cấu tài

sản có, tài sản nợ hợp lý, đặc biệt phải đảm bảo cơ cấu hợp lý về kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ

77

- Thường xuyên phân tích, đánh giá theo dõi cơ cấu tài sản có, nợ, mức độ

tập trung tài sản có, tài sản nợ (đặc biệt là tín dụng và huy động tiền gửi), mức độ nhạy cảm của nguồn vốn.

- Đối với các khoản tiền gửi lớn, Công ty cần chăm sóc tốt khách hàng và

tiếp xúc khách hàng thường xuyên để nắm bắt kịp thời nhu cầu và kế hoạch sử dụng tiền của họ để có kế hoạch dự phòng kịp thời

- Cần kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng huy động vốn và cho vay; kiểm

soát mở rộng quy mô hoạt động phù hợp với năng lực quản trị rủi ro (sự mở rộng mạng lưới chi nhánh quá nhanh hay tăng trưởng dưới áp lực tăng cổ tức do tăng vốn tự có cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến khó khăn về thanh khoản). Do hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng chi phối bên tài sản có của HAFIC, vì vậy cầm kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, bảo đảm nợ xấu được nhận biết, phân loại và xử lý kịp thời.

- Duy trì tỷ lệ hợp lý giữa dư nợ cho vay so với vốn huy động. Các TCTD

nói chung cần bảo đảm tài sản nợ và nguồn vốn tài trợ đa dạng.

- Duy trì vốn thanh khoản, đặc biệt là trái phiếu có chất lượng, tính thanh

khoản cao và tiền gửi ở các TCTD khác ở mức phù hợp với nhu cầu thanh toán để sẵn sàng chuyển đổi thành tiền hoặc cầm cố, chiết khấu tại NHNN khi cần thiết.

- Không nên quá dựa vào tài sản nợ trong quản lý thanh khoản để rồi tạo ra

khuynh hướng giảm mức nắm giữa tài sản có lưu hoạt, các chứng khoán ngắn hạn hoặc nới lỏng các tiêu chuẩn về tính lỏng của tài sản hoặc tăng tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay dài hạn. Mặt khác, khi nhiều TCTD đổ xô cạnh tranh thu hút vốn thanh khoản tài sản nợ để tạo nguồn mở rộng bên tài sản có, chủ yếu là tín dụng thì đẩy lãi suất huy động lên cao dẫn đến các TCTD giảm các tiêu chuẩn cấp tín dụng, đầu tư vào chứng khoán hoặc khoản cho vay có lợi nhuận cao/ rủi ro lớn.

78

Một điều rõ ràng là khủng hoảng thanh khoản có thể xảy ra mà không có sự cảnh báo trước do vậy Công ty sẽ có rất ít thời gian cho việc lập kế hoạch sau khi cuộc khủng hoảng bắt đầu, khi đó Ban lãnh đạo Công ty phải đưa ra các quyết định nhanh dựa trên các số liệu thực tế. Một kế hoạch dự phòng có thể giúp đảm bảo rằng ban lãnh đạo và những cán bộ chủ chốt của Công ty đã sẵn sàng để đối phó với những tình huốn rủi ro. Khả năng chống đỡ những cú sốc tạm thời hoặc lâu dài về khả năng thanh toán của Công ty và khả năng đáp ứng một số hoặc tất cả các nhu cầu thanh toán một cách kịp thời và với một chi phí hợp lý có thể phụ thuộc vào tính đầy đủ của các kế hoạch dự phòng chính thức. Kế hoạch dự phòng phải nêu rõ các cơ chế để đảm bảo rằng các luồng thông tin vẫn kịp thời và liên tục, cung cấp cho ban lãnh đạo ngân hàng các thông tin chính xác để đưa ra các quyết định nhanh. Một sự phân chia rõ ràng về trách nhiệm phải được đưa vào kế hoạch này để tất cả những người có liên quan biết được họ sẽ phải làm gì trong một tình huống khẩn cấp. Điều này đã được quy định khá cụ thể trong Quy chế thanh khoản của Công ty. Bên cạnh đó, kế hoạch dự phòng bao gồm cả việc duy trì mối quan hệ khách hàng với các chủ sở hữu tài sản Nợ, các khách hàng vay, các đối tác kinh doanh. Kế hoạch dự phòng cũng cần bao gồm cả những cơ chế để bù đắp lượng tiền mặt thiếu hụt trong những tình huống xấu và phải xác định, lượng hóa và xếp thứ tự ưu tiên một cách rõ ràng tất cả các nguồn cung cấp vốn, chẳng hạn cắt giảm tài sản Có; điều chỉnh cơ cấu tài sản Nợ hoặc gia tăng tài sản Nợ; sử dụng các nguồn vốn ngoại bảng… Tất cả những điều chỉnh này đều được hội đồng ALCO đề xuất và đưa ra các quyết định một cách kịp thời nhất.

Tài sản dự phòng thanh khoản của HAFIC hiện nay chỉ có trái phiếu của Kho bạc Nhà nước, tiền mặt và tiền gửi không kỳ hạn ở các TCTD khác. Việc linh hoạt và đa dạng hóa các nguồn tài sản dự phòng thanh khoản này không những đáp ứng nhu cầu thanh khoản mà còn tăng hiệu quả sinh lời của tài sản dự trữ (vì trái phiếu Chính phủ thường có lãi suất rất thấp). Từ đầu năm 2012 tới

79

hiện nay, NHNN liên tục tiến hành các đợt phát hành trái phiếu và đều được đấu thầu thành công. Việc sở hữu nguồn trái phiếu này, hơn nữa, còn khẳng định khả năng thanh khoản tốt của Công ty. Các tài sản có thể đưa vào danh mục tài sản dự trữ thanh khoản có thể đa dạng thêm là các GTCG do các TCTD khác phát hành có khả năng chiết khấu bất kỳ lúc nào, trái phiếu của chính quyền địa phương … Cần có hướng quản lý đối với các GTCG có tính lưu hoạt: trái phiếu kho bạc, trái phiếu NHNN; các giấy tờ không có tính lưu hoạt: trái phiếu đặc biệt, công trái, trái phiếu công trình …

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản tại công ty tài chính cổ phần HANDICO (Trang 85)