Sự cần thiết phải nâng cao năng lực quản trị rủi ro thanh khoản tạ

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản tại công ty tài chính cổ phần HANDICO (Trang 32)

Cũng như bất kỳ một TCTD nào, CTTC cũng là một TCTD có nội dung quản trị rủi ro thanh khoản tương tự.

1.4.1. Khái niệm quản trị rủi ro thanh khoản tại CTTC

Quản trị rủi ro thanh khoản tại CTTC: là việc CTTC sử dụng hệ thống các cơ chế quản lý, giải pháp nghiệp vụ và công cụ kỹ thuật thích hợp nhằm duy trì thường xuyên trạng thái cân bằng cung và cầu thanh khoản, xử lý kịp thời những tình huống rủi ro thanh khoản nhưng vẫn đảm bảo khả năng sinh lời cho CTTC.

1.4.2. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực quản trị rủi ro thanh khoản tại CTTC CTTC

Các TCTD nói chung, CTTC nói riêng phải đối mặt với vấn đề thanh khoản hằng ngày trong hoạt động kinh doanh của mình. Vậy quản trị thanh khoản mà cốt lõi là quản trị rủi ro thanh khoản là vấn đề rất cần thiết, yêu cầu phải được thực hiện một cách thường xuyên liên tục, nó xuất phát từ những lý do cơ bản sau:

Thứ nhất, có sự đánh đổi giữa thanh khoản và khả năng sinh lời. Khi CTTC càng tập trung nhiều vốn để đáp ứng yêu cầu thanh khoản thì khả năng sinh lời dự tính của nó càng thấp và ngược lại. Như vậy, vấn đề đặt ra là các CTTC phải thực hiện quản trị thanh khoản để một mặt giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh nhưng mặt khác đảm bảo được khả năng sinh lời cần thiết.

Thứ hai, nếu rủi ro thanh khoản xảy ra sẽ để lại những hậu quả lớn, mức độ nhẹ sẽ là giảm thu nhập và uy tín của CTTC, mức độ nghiêm trọng đó là sự đổ vỡ của CTTC và có thể là cả hệ thống ĐCTC. Cụ thể:

24

- CTTC phải huy động với lãi suất cao hơn để đáp ứng nhu cầu thanh khoản

(mua thanh khoản trên thị trường). Điều này dẫn tới sự tăng chi phí vốn của CTTC.

- CTTC phải bán các chứng khoán hoặc các tài sản khác với giá thấp. Từ

đó, làm giảm thu nhập của CTTC. Có thể giải thích điều này là do nhiều CTTC giữ rất ít các khoản tiền mặt và tiền gửi, thay vào đó là nắm các chứng khoán hoặc cho vay; khi nhu cầu thanh khoản lên cao, CTTC có thể phải bán bớt tài sản. Hậu quả được đo bằng sự sụt giảm giá bán chứng khoán so với giá thị trường của chứng khoán ấy.

- Khi CTTC gặp những khó khăn trong thanh toán sẽ dẫn tới sự mất lòng

tin của dân chúng cũng như của các CTTC khác và các cơ quan quản lý. Điều đó đồng nghĩa với việc uy tín của CTTC sẽ bị sụt giảm một cách đáng kể.

Thứ ba, trong các trường hợp đặc biệt, rủi ro thanh khoản đẩy CTTC vào tình trạng mất khả năng thanh toán và đưa CTTC đối mặt với khả năng bị phá

sản, bị mua bán hoặc bị sát nhập. Đặc biệt, rủi ro thanh khoản mang tính hệ

thống, có thể đe dọa đến sự ổn định của cả hệ thống tài chính.

Như vậy, việc đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng một cách thường xuyên và trong những trường hợp đặc biệt khẩn cấp là yêu cầu cấp thiết và là nội dung quan trọng trong công tác quản trị của bất kỳ một TCTD nào, không ngoại trừ CTTC nhằm hạn chế rủi ro. Nó liên quan tới sự tồn tại và phát triển của mỗi TCTD và của cả hệ thống.

1.4.3. Nội dung quản trị rủi ro thanh khoản tại các CTTC

Quản trị rủi ro thanh khoản là việc quản lý có hiệu quả cấu trúc tính thanh khoản (tính lỏng) của tài sản và quản lý tốt cấu trúc danh mục của nguồn vốn.

Bản chất của hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại CTTC có thể đúc kết ở hai nội dung sau:

25

Một là, hiếm khi nào tại một thời điểm mà tổng cung thanh khoản bằng với tổng cầu thanh khoản. Do vậy, CTTC phải thường xuyên đối mặt với tình trạng thâm hụt hoặc thặng dư thanh khoản.

Hai là, thanh khoản và khả năng sinh lời là hai đại lượng tỷ lệ nghịch với nhau, nghĩa là một tài sản có tính thanh khoản càng cao thì khả năng sinh lời của tài sản đó càng thấp và ngược lại; một nguồn vốn có tính thanh khoản càng cao thì thường có chi phí huy động càng lớn và do đó, làm giảm khả năng sinh lời khi sử dụng để cho vay.

CTTC cần dự trữ thanh khoản để chi trả những chi phí thường xuyên như lãi tiền gửi …. Và những cú sốc thanh khoản không mong đợi, như một cuộc rút tiền gửi hàng loạt hay yêu cầu vay vốn lớn. Một ví dụ điển hình cho cú sốc thanh khoản là nhiều người đổ xô tới TCTD rút tiền ở cùng một thời điểm. Trong hoàn cảnh đó, hầu như không một TCTD nào có thể đáp ứng được hết những yêu cầu này và dễ dần tới nguy cơ sụp đổ, ngay cả khi CTTC đó chưa mất khả năng thanh toán. Tất nhiên, khả năng dự trữ thanh khoản kém chưa hẳn sẽ đưa đến sự sụp đổ của một CTTC, nhưng chắc chắn, CTTTC sẽ phải bỏ ra một khoản chi phí lớn để ứng phó với một cú sốc thanh khoản không lường trước. Và điều đó sẽ làm giảm đáng kể lợi nhuận của ngân hàng và suy đến cùng khả năng sụp đổ là hoàn toàn có thể.

Thanh khoản mang ý nghĩa thời điểm rất lớn, theo nghĩa, một số yêu cầu thanh khoản là tức thời hoặc gần như tức thời. Chẳng hạn, một khoản tiền gửi lớn đến hạn và khách hàng không có ý định tiêp tục duy trì số vốn này tại Công ty. Khi đó, công ty buộc phải tìm kiếm các nguồn vốn có thể sử dụng ngay như vậy từ TCTD khác. Ngoài ra, yếu tố thời vụ, chu kỳ cũng rất quan trọng trong việc dự kiến cầu thanh khoản dài hạn. Ví dụ, cầu về thanh khoản thường rất lớn vào mùa hè, cuối hè gắn với ngày tựu trường, ngày nghỉ lễ hoặc nghỉ Tết. Việc kế hoạch được những yêu cầu thanh khoản này, sẽ giúp Công ty hoạch định

26

được nhiều nguồn đáp ứng cầu thanh khoản dài hạn hơn là trong trường hợp đối với cầu thanh khoản ngắn hạn.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản tại công ty tài chính cổ phần HANDICO (Trang 32)