Định hướng chung về quản trị rủi ro thanh khoản tại CTTC cổ phần

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản tại công ty tài chính cổ phần HANDICO (Trang 81)

3.1. Định hướng chung về quản trị rủi ro thanh khoản tại CTTC cổ phần Handico Handico

Nhận thức được vai trò to lớn của công tác quản trị rủi ro thanh khoản trong hoạt động kinh doanh, các TCTD nói chung, trong đó có CTTC cổ phần Handico đã đề ra các định hướng sau:

- Cùng việc đổi mới bộ máy tổ chức tại Hội sở chính, các ĐCTC cần phân

biệt rõ ràng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng ban trong đó phải đặc biệt chú trọng đến vai trò vô cùng quan trọng của Ủy ban quản lý rủi ro ALCO. Có thể nói đây là bộ phận giúp việc đắc lực cho HĐQT và ban điều hành của ngân hàng, bởi dựa vào những thông tin và kết quả mà Ủy ban này đưa ra, các nhà quản trị tài chính có thể tìm ra những biện pháp hữu hiệu để quản lý rủi ro cho hoạt động kinh doanh và giảm đáng kể tổn thất cho ngân hàng.

- Xây dựng chiến lược quản lý thanh khoản, hoàn thiện về phương pháp

luận và cụ thể hóa bằng các công cụ kế hoạch hóa, hạn mức … đối với hoạt động kinh doanh. Trong đó, đặc biệt chú trọng tới công tác quản lý tài sản nợ, tài sản có, đa dạng hóa các công cụ dự phòng, xây dựng hệ thống đo lường, đánh giá rủi ro, áp dụng các phần mềm chuyên dụng phục vụ cho công tác quản trị rủi ro. Cụ thể như xây dựng và hoàn chỉnh thông tin khách hàng kết nối mạng thông tin tín dụng CIC của trung tâm thông tin tín dụng NHNN và mạng thông tin của hội kinh tế Việt Nam … để khai thác thông tin, cung cấp thông tin về khách hàng, về hoạt động thương mại, tài chính… phục vụ cho công tác quản trị.

- Đẩy mạnh công tác huy động vốn và tăng tính ổn định của nguồn vốn

nhằm không bị phụ thuộc sâu vào một nhóm khách hàng nào hay một kỳ hạn nào nhằm giảm thiếu tối đa khả năng xảy ra của rủi ro thanh khoản.

73

- Mở rộng quy mô hoạt động đi đôi với tăng cường năng lực quản lý rủi ro,

bảo đảm an toàn vốn và hiệu quả kinh doanh. Xây dựng và phát triển các thể chế quản lý rủi ro chuyên nghiệp, phù hợp với các thông lệ quốc tế và trình độ các ngân hàng, tổ chức tài chính ở Việt Nam, tách bạch các hoạt động quản lý rủi ro với hoạt động giao dịch, kinh doanh của ngân hàng, công ty.

- Tăng cường năng lực tài chính bằng cách tăng nguồn vốn tự có, nâng cao

vị thế hoạt động của ngân hàng, công ty lên so với các ngân hàng, công ty khác trong hệ thống.

- Phát triển và đầu tư mạnh mẽ vào nguồn nhân lực cũng như khoa học kỹ

thuật. Công tác quản trị thanh khoản là một công tác mới và đòi hỏi nguồn nhân lực cũng như sự hỗ trợ đắc lực từ phía khoa học công nghệ. Nguồn nhân lực không được dừng lại ở việc thực hiện tốt công việc được giao mà còn phải chủ động tìm tòi nghiên cứu tài liệu nhằm áp dụng thực tiễn của ngân hàng, công ty. Hệ thống công nghệ thông tin hiện đại sẽ nhằm hỗ trợ cho công tác quản trị thanh khoản được chính xác và hiệu quả nhất.

- Có kế hoạch giảng dạy, kiến thức về phòng ngừa và quản lý rủi ro trên

toàn hệ thống. Phòng ngừa rủi ro thanh khoản không chỉ là nhiệm vụ của Hội sở chính mà là nhiệm vụ chung của toàn hệ thống. Đối với mỗi cán bộ chi nhánh, nếu như đều được trang bị kiến thức tốt về hạn chế và cảnh báo được những rủi ro tiềm ẩn thì sẽ giảm thiểu được tốt nhất tổn thất cho ngân hàng, công ty.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản tại công ty tài chính cổ phần HANDICO (Trang 81)