35
- Xây dựng cơ cấu quản lý RRTK phù hợp với môi trường hoạt động của
công ty. Đây là nhu cầu thiết yếu đối với hoạt động của các TCTD, đặc biệt là trong môi trường kinh doanh tại Việt Nam. Mô hình CTTC là một mô hình công ty khá đặc biệt trong hệ thống tài chính- ngân hàng, với nhiều hạn chế trong kinh doanh và giới hạn về quy mô cũng như vốn điều lệ. Do đó, cơ cấu quản lý rủi ro thanh khoản đối với mô hình công ty này cũng đặc biệt khác hơn so với mô hình quản trị rủi ro của Ngân hàng thương mại. Chính vì thế, một cơ cấu quản lý rủi ro thanh khoản phù hợp với mô hình công ty và môi trường kinh doanh của Việt Nam thực sự là yêu cầu cấp thiết đối với CTTC Handico.
- NHTW đưa ra những quy định mang tính pháp lý cho hoạt động quản lý
RRTK. Tại Việt Nam, các nguyên tắc về đảm bảo quản trị rủi ro thanh khoản chưa thực sự được chú trọng cho tới khi cuộc khủng hoảng hệ thống năm 2008 tại Mỹ gây chấn động tới thị trường Việt Nam, lúc đó các Ngân hàng Việt Nam mới bắt đầu chú ý tới công tác quản trị rủi ro thanh khoản. Thông tư 13 ban hành trong năm 2010 vừa qua được coi là một trong những văn bản pháp lý đầu tiên quy định về hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản của các Tổ chức tín dụng. Chính vì thế khung pháp lý để quản lý hoạt động này còn mỏng và còn chưa thực sự hiệu quả. Do đó, vai trò của NHTW trong việc quy định các hoạt động này là thực sự cần thiết.
- Theo dõi các biến động của tình hình thanh khoản của hệ thống để có
những đánh giá kịp thời đối với công tác quản trị rủi ro thanh khoản của công ty. Hệ thống tài chính của một quốc gia là tập hợp các hoạt động kinh doanh của các TCTD. Sự suy yếu của một TCTD nào trong hệ thống cũng có thể dẫn tới ảnh hưởng và gây sụp đổ hệ thống. Vì vậy, mỗi TCTD đều cần theo dõi sát sao các biến động của thị trường để tránh những rủi ro có thể ảnh hưởng tới hoạt động của công ty.
36
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH CỔ PHẦN HANDICO