Chiến lược quản trị thanh khoản:

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản tại công ty tài chính cổ phần HANDICO (Trang 35)

1.4.5.1. Đường lối chung về quản trị thanh khoản:

Một số nguyên tắc mang tính chỉ đạo sau cần được tôn trọng để quản trị thanh khoản một cách hiệu quả:

Một là, nhà quản trị thanh khoản phải thường xuyên bám sát hoạt động của các bộ phận huy động vốn và sử dụng vốn để điều phối hoạt động của các bộ phận này sao cho ăn khớp với nhau. Chẳng hạn, khi một khoản tiền gửi lớn đến hạn trong vài ngày tới, thông tin này cần được chuyển ngay dến nhà quản trị

27

thanh khoản, để có quyết sách thích hợp chuẩn bị nguồn vốn đáp ứng nhu cầu này.

Hai là, nhà quản trị thanh khoản cần phải biết ở đâu, khi nào khách hàng gửi tiền, xin vay dự định rút vốn hoặc bổ sung tiền gửi hay trả nợ vay, nhất là các khách hàng lớn. Thực hiện tốt nguyên tắc này sẽ giúp nhà quản trị thanh khoản dự kiến trước được phần thặng dư hay thâm hụt thanh khoản và xử lý có hiệu quả từng trường hợp. .

Ba là, nhu cầu thanh khoản của TCTD và các quyết định liên quan đến vấn đề thanh khoản phải được phân tích trên cơ sở liên tục, tránh để kéo dài quá lâu một trong hai tình trạng thặng dư hay thâm hụt thanh khoản. Thặng dư thanh khoản nên được đầu tư đúng lúc khi nó xảy ra nhằm tránh một sự sụt giảm trong thu nhập của TCTD; thâm hụt thanh khoản nên được xử lý kịp thời để giảm bớt sự căng thẳng trong việc vay mượn hay bán tài sản.

1.4.5.2. Các chiến lược quản trị thanh khoản:

Để xử lý vấn đề thanh khoản, các TCTD có thể tiếp cận theo ba hướng sau đây:

- Tạo ra nguồn cung cấp thanh khoản từ bên trong (dựa vào tài sản “Có”)

- Vay mượn từ bên ngoài (dựa vào tài sản “Nợ”) để đáp ứng nhu cầu thanh

khoản

- Phối hợp cân bằng ở cả hai hướng nêu trên

Chiến lược quản trị thanh khoản dựa vào tài sản “Có” (dự trữ, bán các chứng khoán và tài sản)

Chiến lược tiếp cận thanh toán thực sự còn gọi là học thuyết cho vay thương mại: Khi thực hiện chiến lược này, TCTD chỉ cho vay ngắn hạn. Trong trường hợp nhu cầu thanh khoản phát sinh, TCTD có thể thu hồi các khoản cho vay hoặc bán nợ để dáp ứng nhu cầu thanh khoản. Hạn chế của chiến lược này là TCTD sẽ mất dần thị phần cho vay trung, dài hạn.

28

Chiến lược tiếp cận thị trường tiền tệ còn gọi là chiến lược tiếp cận thị trường vốn ngắn hạn: Chiến lược này đòi hỏi ngân hàng phải dự trữ thanh khoản đủ lớn dưới hình thức nắm giữ những tài sản có tính thanh khoản cao, chủ yếu là tiền mặt và các chứng khoán ngắn hạn. Khi xuất hiện nhu cầu thanh khoản, TCTD sẽ bán lần lượt các tài sản dự trữ cho đến khi nhu cầu thanh khoản được đáp ứng. Chiến lược quản trị thanh khoản theo hướng này thường được goi là sự chuyển hóa tài sản, bởi lẽ nguồn cung thanh khoản được tài trợ bằng cách chuyển đổi tài sản phi tiền mặt thành tiền mặt.

Tài sản thanh khoản phải có đặc điểm sau:

- Phổ biến trên thị trường nên có thể chuyển hóa ra tiền một cách nhanh

chóng.

- Giá cả ổn định để không ảnh hưởng đến tốc độ và doanh thu bán tài sản

- Người bán có thể mua lại dễ dàng với giá không cao hơn nhiều so với giá

cả đã bán ra để khôi phục khoản đầu tư ban đầu.

Những tài sản có tính thanh khoản phổ biến bao gồm: trái phiếu kho bạc, các khoản vay NHTW, trái phiếu đô thị, tiền gửi tại các ngân hàng khác, chứng khoán của các cơ quan chính phủ, chấp phiếu của ngân hàng, TCTD lớn khác. Như vậy, trong chiến lược quản trị thanh khoản dựa trên tài sản “Có”, một TCTD được coi là quản trị thanh khoản tốt nếu TCTD này có thể tiếp cận nguồn cung thanh khoản với chi phí hợp lý, số lượng vừa đủ theo yêu cầu và kịp thời.

Chiến lược quản trị thanh khoản dựa vào tài sản “Có” có ưu điểm là TCTD hoàn toàn chủ động trong việc tự đáp ứng nhu cầu thanh khoản của mình mà không bị lệ thuộc vào các chủ thể khác. Tuy nhiên, chiến lược này cũng có những nhược điểm sau:

- Một khi bán tài sản tức là ngân hàng mất đi thu nhập mà các tài sản này

tạo ra. Như vậy, TCTD đã phải chịu chi phí cơ hội khi bán đi các tài sản đã đầu tư.

29

- Phần lớn các trường hợp khi bán tài sản đều tốn kém chi phí giao dịch như

hoa hồng trả cho người môi giới.

- Tổn thất càng lớn cho TCTD nếu các tài sản đem bán bị giảm giá trên thị (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trường hoặc bị người mua ép giá do phải gấp rút bán để đáp ứng nhu cầu thanh khoản.

- TCTD phải đầu tư nhiều vào các tài sản có tính thanh khoản cao, lại là các

tài sản có khả năng sinh lời thấp nên tất yếu ảnh hưởng đến khả năng sử dụng vốn của TCTD.

- Khi đem bán các tài sản tài chính hoặc các món vay, TCTD còn phải đối

mặt với một loại rủi ro khác là rủi ro lãi suất.

Chiến lược quản trị thanh khoản dựa vào tài sản “Nợ”:

Đây là chiến lược quản trị thanh khoản phổ biến được các TCTD lớn sử dụng vào những năm 60, 70 của thế kỷ trước. Trong chiến lược này, nhu cầu thanh khoản được đáp ứng bằng cách vay mượn trên thị trường tiền tệ. Việc vay mượn chủ yếu là để đáp ứng nhu cầu thanh khoản tức thời và chỉ thực hiện khi có nhu cầu thanh khoản phát sinh.

Nguồn tài trợ cho chiến lược này thường bao gồm: vay qua đêm, vay ngân hàng trung ương, bán các hợp đồng mua lại, phát hành chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng mệnh giá lớn, … Chiến lược quản trị thanh khoản dựa trên tài sản “Nợ” được các TCTD lớn sử dụng rộng rãi và có thể lên đến 100% nhu cầu thanh khoản. Tuy vậy, việc quá lệ thuộc vào nguồn vốn huy động trên thị trường tiền tệ có thể lại phải đối mặt với những rủi ro thanh khoản quá lớn.

Hoạt động của quản lý tài sản nợ trên thị trường của mỗi TCTD còn phải phụ thuộc vào danh tiếng của nó trên thị trường, chất lượng của thị trường tiền tệ và trạng thái thanh khỏan chung của hệ thống tài chính để quản lý thanh khoản. Điều đó đòi hỏi các nhà quản lý TCTD phải kết hợp lựa chọn thích hợp giữa hai phương pháp sử dụng tài sản có lỏng dự trữ hay là tìm kiếm các nguồn thanh khoản trên thị trường. Phương pháp quản lý tài sản nợ không làm ảnh hưởng gì

30

đến tài sản có của bảng tổng kết tài sản khi giải quyết những nhu cầu thanh khoản thông thường về chi trả tiền gửi. Đây cũng là lý do của sự phát triển nhanh chóng kỹ thuật quản lý thanh khoản tài sản nợ cùng với thị trường tiền tệ

Nhược điểm của chiến lược này là TCTD bị phụ thuộc vào thị trường tiền tệ khi đáp ứng nhu cầu thanh khoản (nhưng đồng thời cũng đem lại lợi nhuận cao nhất) do sự biến động về khả năng cho vay và lãi suất trên thị trường tiền tệ. Hơn nữa, một TCTD vay mượn quá nhiều thường bị đánh giá là có khó khăn về tài chính, khi thông tin này lan rộng ra, những khách hàng gửi tiền sẽ rút vốn hàng loạt hoặc ngân hàng phải huy động vốn với chi phí cao gấp nhiều lần. Cùng lúc đó, các ĐCTC khác, để tránh rủi ro có thể gặp phải, sẽ thận trọng, dè dặt hơn trong việc tài trợ vốn cho TCTD này để giải quyết khó khăn về thanh khoản.

Chiến lược cân đối giữa tài sản “Có” và tài sản “Nợ” (quản trị thanh khoản cân bằng):

Như phân tích ở trên, cả hai chiến lược quản trị thanh khoản dựa vào tài sản “Có” và dựa vào tài sản “Nợ” đều có hạn chế: chịu chi phí cơ hội khi bán các tài sản dự trữ hoặc bị phụ thuộc quá nhiều vào thị trường tiền tệ. Do đó, phần lớn các TCTD thường dung hòa và kết hợp cả hai chiến lược trên để tạo ra chiến lược quản trị thanh khoản cân bằng.

Định hướng của chiến lược này là: các nhu cầu thanh khoản thường xuyên, hằng ngày sẽ được đáp ứng bằng tài sản dự trữ như tiền mặt, chứng khoán khả mại, tiền gửi tại các TCTD khác…; các nhu cầu thanh khoản không thường xuyên nhưng có thể dự đoán trước như nhu cầu thanh khoản theo thời vụ, chu kỳ, xu hướng,… sẽ được đáp ứng bằng các thỏa thuận trước về hạn mức tín dụng từ các ngân hàng đại lý hoặc nhà cung ứng vốn khác; các nhu cầu thanh khoản đột xuất không thể dự báo được đáp ứng từ việc vay mượn trên thị trường tiền tệ; các nhu cầu thanh khoản dài hạn được hoạch định và nguồn tài trợ là các khoản vay ngắn và trung hạn, chứng khoán có thể chuyển hóa thành tiền.

31

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn các nguồn dự trữ khác nhau khi vận dụng chiến lược quản trị thanh khoản cân bằng:

Tính cấp thiết của nhu cầu thanh khoản: Một nhu cầu thanh khoản tức thời sẽ được tài trợ bằng ngân quỹ dự trữ, vay qua đêm hoặc tái chiết khấu tại NHTW.

Thời hạn nhu cầu thanh khoản: Một nhu cầu thanh khoản kéo dài vài ngày, vài tuần hoặc vài tháng có thể được tài trợ bằng nguồn bán tài sản “Có” hay vay trên thị trường tiền tệ.

Khả năng thâm nhập thị trường tài sản “Nợ”: Thường chỉ có các ngân hàng lớn mới có thể tham gia thị trường tài sản “Nợ”; cho nên nhà quản trị trong TCTD phải giới hạn phạm vi lựa chọn các thị trường tài sản “Nợ” mà TCTD muốn tham gia.

Chi phí và rủi ro: Lãi suất các nguồn vốn trên thị trường thay đổi hàng ngày; do đó, các ngân hàng phải thường xuyên theo dõi thị trường để nắm bắt được các thông tin về lãi suất và các điều kiện cho vay đi kèm.

Triển vọng chính sách của ngân hàng trung ương và các khoản vay mượn của Kho bạc: Nhà quản trị cũng cần nghiên cứu động thái của ngân hàng trung ương, tình hình ngân sách nhà nước để định hướng điều kiện tín dụng và dự đoán lãi suất trên thị trường tiền tệ sẽ thay đổi ra sao. Chẳng hạn, một kế hoạch huy động vốn lớn của chính phủ, hoặc việc thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ làm giảm hạn mức tín dụng và gia tăng lãi suất. Khi đó, quản trị thanh khoản gặp khó khăn hơn và chi phí lãi vay của TCTD cũng tăng tương ứng.

Các quy định liên quan đến nguồn vốn thanh khoản: Các quy định của các cơ quan quản lý ngân hàng ngày càng có xu hướng quốc tế hóa nên TCTD trong nước phải vận dụng một cách sang tạo và phù hợp với thông lệ chung.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro thanh khoản tại công ty tài chính cổ phần HANDICO (Trang 35)