Với những cải cách được thiết lập toàn diện và những kết quả đạt được tưởng chừng như hệ thống NHTM vững vàng trước mọi thử thách. Tuy nhiên, những gì diễn ra vào thời điểm năm 2011 vừa qua đã chỉ ra những lổ hổng của hệ thống mà đặc biệt là công tác quản trị rủi ro thanh khoản. Trước những biện pháp mạnh của NHNN nhằm kiềm chế lạm phát, điểm yếu thanh khoản của các NHTM dần lộ rõ. Để đảm bảo khả năng thanh khoản, các ngân hàng đã tăng lãi suất huy động thu hút tiền gửi của khách hàng. Mức lãi suất chào “khủng” của các ngân hàng trong cuộc chạy đua lãi suất vừa qua lên tới trên 20% đối với các khoản tiền lớn. Điều này dẫn tới cuộc chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng và có lẽ không có điểm dừng nếu NHNN không “tuýt còi” bằng Chỉ thị 02/CT-NHNN về việc khống chế trần lãi suất huy động đối với các TCTD là 14%. Tuy nhiên, ngay sau khi NHNN thông qua G12+1 giảm lãi suất huy động từ 18-19% xuống 14%, một lượng lớn tiền gửi đã bị rút khỏi hệ thống NH để chuyển sang các
45
kênh đầu tư khác như chứng khoán, vàng, đầu tư kinh doanh… Một số người trong lúc chưa tìm được kênh đầu tư thích hợp có thể vẫn gửi tiền tại NH ở các kỳ hạn rất ngắn để hưởng lãi suất 14%. Điều đó vô tình khuyến khích người dân chỉ gửi kỳ hạn ngắn, dẫn đến huy động của các NH chủ yếu là kỳ hạn ngắn, trong khi cho vay thì tập trung vào các kỳ hạn dài hơn (từ 3 tháng trở lên). Mất cân đối kỳ hạn giữa huy động và cho vay khiến rủi ro thanh khoản có thể bùng phát khi có bất kỳ biến cố bất ngờ nào xẩy ra (như khi 1 khoản cho vay không đòi được, một công ty vỡ nợ hay khi bị dân rút tiền …). Chính vì thế, Từ 1/10, thông tư 30 của NHNN ra đời, thay thế Chỉ thị 02 trước đó, áp trần 6% với các khoản gửi ngắn hạn nhằm khuyến khích người dân gửi tiền kỳ hạn dài và hạn chế tình trạng ngân hàng tận dụng “lách luật” áp dụng mức lãi suất 14%/1 ngày để tăng lãi suất huy động thực tế. Nhưng thực tế người dân càng có động lực rút tiền gửi kỳ hạn ngắn khỏi NH để chuyển sang các mục đích sử dụng khác, như mua vàng chẳng hạn (1 số ít có thể chấp nhận tăng kỳ hạn gửi để được hưởng 14% giúp tiền gửi kỳ hạn hơn 1 tháng tăng thêm chút ít). Hệ lụy là tiền gửi các kỳ hạn ngắn giảm mạnh gây áp lực lên thanh khoản hệ thống, đặc biệt là sau 1/10 khi TT có hiệu lực và khi các khoản gửi ngắn hạn 14% trước đó đáo hạn (thể hiện qua lãi suất LNH sẽ tăng). Thực vậy, lãi suất ngân hàng liên tục tăng trong thời điểm cuối năm 2011, có những lúc lãi suất ngân hàng lên tới 30-40%. Chỉ thị 01 từ đầu năm 2011 với mục tiêu kiểm soát lạm phát, tăng trưởng tín dụng 20% đã không phát huy tác dụng. Tình hình thanh khoản thời điểm cuối năm thực sự căng thẳng. Tháng 12/2011, 3 ngân hàng đầu tiên công bố thông tin sát nhập (NHTMCP Sài Gòn, NHTMCP Đệ Nhất và NHTMCP Việt Nam Tín Nghĩa) là phát súng đầu tiên khơi mào cho công cuộc tái cơ cấu lại hệ thống ngân hàng đã được rục rịch từ giữa năm. Tuy nhiên, tình hình thanh khoản của các NHTM không vì thế mà giảm nhiệt. Cuối năm 2011, người ta thấy những điều bất thường chưa từng có tiền lệ trên hệ thống liên ngân hàng, khi các giao dịch đều yêu cầu tài sản đảm bảo đối với từng giao dịch. Bản chất vay tín chấp
46
với thời hạn ngắn trên liên ngân hàng đã dần bị tâm lý “thận trọng”, “thủ thế” của các NHTM làm cho không được sử dụng.
Tình hình khó khăn về thanh khoản vẫn tiếp tục là câu chuyện nóng, xuyên suốt năm 2012 tới đây, một loạt các chính sách mới của NHNN nhằm ổn định nền kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện hạ mắt bằng lãi suất được đưa ra. Chỉ thị 01 mới đầu tiên của năm 2012 đưa ra nhằm phân loại đối với các TCTD, để từ đó đưa ra các giới hạn tăng trưởng tín dụng khác nhau, không cào bằng với tất cả các NHTM tạo điều kiện cho các NHTM có cơ hội lành mạnh hóa hoạt động của mình. Thời gian gần đây, một loạt các Ngân hàng công bố mức xếp hạng của mình, như một minh chứng cho sự lành mạnh trong hoạt động của mình. Tuy nhiên, các NH có tiếng nói ở đây chủ yếu là các NH lớn và thuộc nhóm 1-2 với mức tăng trưởng tín dụng tối đa là 15-17%. Nhóm 3, 4 được coi là nhóm NHTM yếu và có khả năng bị tái cơ cấu vẫn chưa có động tĩnh cụ thể. Nhưng bất cứ một NH hay CTTC nào, trong thời điểm này, đều thực hiện đánh giá rủi ro đối tác một cách thường xuyên nhất để không rơi vào bị động khi gặp rủi ro thanh khoản từ đối tác. Mặt bằng lãi suất thời điểm này được dự kiến sẽ đi theo xu hướng giảm. Một phần, do những tín hiệu tích cực từ các chính sách của NHNN sẽ phát huy tác dụng. Một lý do khác, các “đại gia” trên sân chơi liên ngân hàng đang tiên phong trong việc hạ lãi suất, điều này hi vọng sẽ kéo theo hiệu ứng đồng loạt hạ lãi suất trên toàn hệ thống. Tóm lại, tình hình thanh khoản của toàn hệ thống ngân hàng nói chung trong năm 2012 được dự báo là sẽ không có nhiều cải thiện và vẫn gây nhiều khó khăn cho hoạt động của các NHTM nhỏ nói chung và CTTC nói riêng.
2.2.2. Thực trạng công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại CTTC Handico
HAFIC đã ban hành quy chế về quản lý thanh khoản vào tháng 3 năm 2011. Mục đích của quy chế này nhằm: đáp ứng kịp thời các nghĩa vụ thanh toán đến hạn của toàn hệ thống với chi phí hợp lý, đảm bảo an toàn trong hoạt động, giảm thiểu rủi ro thanh khoản thông qua quá trình nhận biết, ước tính, theo dõi,
47
kiểm soát rủi ro theo chuẩn mực quốc tế, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong hoạt động kinh doanh của công ty.
Hiện tại, HAFIC thực hiện quản lý thanh khoản thông qua một bộ phận trực thuộc phòng MIS (Management Information System), dựa trên các thông tin giao dịch được cung cấp từ phòng Kinh doanh và quản lý nguồn vốn, Đầu tư, Quản lý tín dụng. Sau đó, bộ phận Quản lý rủi ro thanh khoản của phòng sẽ thực hiện phân tích và đánh giá và trình lên Tổng Giám đốc để có các quyết định kinh doanh và dự phòng hợp lý. Cơ chế đó có thể được biểu thị qua sơ đồ:
Sơ đồ 2.2: Cơ chế quản lý rủi ro thanh khoản tại CTTC cổ phần Handico
(Nguồn: Tự tổng hợp)
Quản lý thanh khoản theo quy chế của HAFIC dựa trên sự kết hợp 2 phương pháp: phân tích thanh khoản động và phân tích thanh khoản tĩnh.
Phương pháp phân tích thanh khoản tĩnh là phương pháp quản lý thanh khoản bằng cách phân tích các chỉ số rút ra từ bảng tổng kết tài sản và cơ sở dữ liệu hiện tại, từ đó đưa ra giới hạn cho các chỉ số đảm bảo thanh khoản. Tuy nhiên, do đặc điểm là một CTTC, bị hạn chế về khả năng huy động vốn
HĐQT Tổng Giám Đốc Phòng MIS Tín dụng - CN Đầu tư Nguồn vốn Tín dụng - HO
48
cũng như dự trữ dưới dạng tiền gửi thanh toán của khách hàng nên chỉ một số chỉ số về tỷ lệ thanh khoản được sử dụng.
Phương pháp phân tích thanh khoản tĩnh sẽ thực hiện phân tích 3 nhóm tỷ lệ và 1 chỉ tiêu: tỷ lệ về cơ cấu tài sản, tỷ lệ về cơ cấu nguồn vốn, tỷ lệ chéo và phân tích về kỳ hạn.
(i) Về tỷ lệ cơ cấu tài sản, bộ phận quản trị rủi ro thanh khoản cần phân tích các tỷ lệ:
- Tỷ lệ vốn khả dụng trên tổng tài sản: Vốn khả dụng được xét bao gồm:
tiền mặt, tiền gửi tại NHNN và tiền gửi thanh toán tại các TCTD khác. Tỷ lệ này càng cao càng chứng tỏ khả năng thanh khoản tốt của công ty đối với các biến động về rủi ro thanh khoản.
- Tỷ lệ tài sản lỏng trên tổng tài sản: Tài sản lỏng bao gồm tiền mặt, tiền gửi
NHNN, trái phiếu chính phủ, Trái phiếu được chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương và các tài sản đến hạn thanh toán trong vòng 1 tháng từ ngày lấy số liệu. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ tỷ trọng tài sản lỏng của Công ty lớn và đảm bảo thanh khoản tốt.
- Tỷ lệ GTCG có thể chiết khấu, tham gia thị trường mở trên tổng tài sản:
Ngoài nhóm tài sản lỏng, việc xác định tỷ trọng của GTCG có thể tham gia thị trưởng mở đối với tổng nguồn tài sản giúp HAFIC dự kiến được gần như lập tức dòng tiền có thể có được từ NHNN nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản một cách nhanh chóng nhất.
(ii) Về tỷ lệ về cơ cấu nguồn vốn. Cũng như các CTTC và NHTM nhỏ khác, hoạt động huy động chủ yếu của HAFIC là dựa trên thị trường liên ngân hàng. Do đó, việc đánh giá các tỷ lệ đối với hoạt động huy động và sử dụng trên liên ngân hàng thực sự quan trọng. Một số tỷ lệ được phân tích là:
- Tỷ lệ nguồn vốn huy động từ thị trường 2 trên tổng nguồn vốn: Tỷ lệ này
cho biết mức độ phụ thuộc vào thị trường 2 của công ty. Hoạt động trên thị trường 2 vốn là hoạt động giữa các TCTD và chủ yếu là giao dịch tín chấp với
49
tốc độ nhanh và số lượng lớn. Do đó, đây là một kênh huy động chủ yếu của CTTC, nhất là trong các thời điểm nhạy cảm về thanh khoản.
- Tỷ lệ huy động dân cư (TCKT) trên tổng nguồn vốn huy động: Đây là tỷ
lệ cho biết về khả năng huy động trên thị trường 1 trên tổng nguồn huy động. Tỷ lệ này cho biết mức độ đáp ứng của thị trường 1 đối với nguồn vốn sử dụng.
- Tỷ lệ huy động từ Phát hành giấy tờ có giá (GTCG) trên tổng nguồn vốn
huy động: Đây là tỷ lệ cho biết khả năng huy động từ nguồn trái phiếu công ty đối với hoạt động huy động nguồn.
Đối với một CTTC như HAFIC, đây là 3 nguồn huy động chính để duy trì hoạt động kinh doanh của mình. Thứ ba, không chỉ các tỷ lệ về cơ cấu tài sản và nguồn vốn, một số tỷ lệ chéo sẽ đưa ra những nhận định chính xác hơn:
- Tỷ lệ gửi và cho vay thị trường 2 trên nhận gửi, vay thị trường 2: tỷ lệ này
cho biết khả năng và mức độ kinh doanh trên liên ngân hàng của công ty. Từ đó, đánh giá mức độ phụ thuộc cũng như quan hệ với các đối tác trên liên ngân hàng.
- Tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng vốn huy động: Cũng như trên thị trường 2,
thị trường 1 với hai chỉ tiêu là dư nợ tín dụng và vốn huy động từ thị trường 1 sẽ cho biết mức độ đáp ứng trên thị trường này là như thế nào và triển vọng đối với hoạt động huy động vốn trên thị trường 1.
(iii) Phân tích rủi ro thanh khoản không chỉ dừng ở việc đánh giá các tỷ lệ thanh khoản mà còn là việc đánh giá các kỳ hạn cùng với tỷ trọng các nguồn huy động và sử dụng. Hàng tháng, bộ phận Quản trị rủi ro thanh khoản của Công ty phải thực hiện thêm phân tích các kỳ hạn của các nguồn tài sản nợ và tài sản có của công ty để đánh giá được khả năng xảy ra rủi ro về chênh lệch kỳ hạn. Các kỳ hạn được đánh giá là kỳ hạn hợp đồng của các hợp đồng tài sản và kỳ hạn còn lại của các hợp đồng này. Ngoài ra, để đáp ứng yêu cầu về đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn theo Thông tư 13 của NHNN năm 2010, hàng tháng, phòng cũng thực hiện tính toán các chỉ số đảm bảo an toàn vốn: chỉ số khả năng thanh toán 1 ngày, 7
50
ngày. Các chỉ số này được đảm bảo nằm trong quy định hiện hành của NHNN với cách tính:
- Chỉ số khả năng thanh toán 1 ngày = Tổng tài sản “Có” có thể thanh toán
ngay trong 1 ngày làm việc tiếp theo/ Tổng tài sản “Nợ” phải thanh toán ngay trong 1 ngày làm việc tiếp theo (>=15%)
- Chỉ số khả năng thanh toán 7 ngày = Tổng tài sản “Có” có thể thanh toán
ngay trong 7 ngày làm việc tiếp theo/ Tổng tài sản “Nợ” phải thanh toán ngay trong 7 ngày làm việc tiếp theo (>=1)
Phương pháp phân tích thanh khoản động: Phương pháp phân tích thanh khoản động là phương pháp quản lý thanh khoản bằng cách dự đoán cung, cầu thanh khoản, dự đoán chênh lệch cung cầu (khe hở) thanh khoản, dự đoán chênh lệch cung cầu (khe hở) thanh khoản, từ đó đưa ra chính sách quản lý thanh khoản. Phương pháp phân tích thanh khoản động sẽ bao gồm các bước sau: Lập báo cáo cung cầu thanh khoản và phân tích mô phỏng thanh khoản: đưa ra các kịch bản trong tương lai với các giả định xác suất xảy ra rủi ro tối thiểu là 5%. Tuy nhiên, với quy mô và năng lực quản trị hiện tại của HAFIC, Công ty mới thực hiện được bước đầu của phương pháp phân tích thanh khoản động, là lập báo cáo cung cầu thanh khoản. Đây là bước khởi đầu quan trọng để cung cấp cái nhìn tổng quát về khả năng thanh khoản của công ty tại các thời điểm báo cáo. Đây là báo cáo quan trọng, do đó, được thực hiện hàng ngày. Tuy nhiên, với quy mô nhỏ của Công ty và nhu cầu quản trị cũng như mức độ được quan tâm còn hạn chế, do đó, các báo cáo thanh khoản tổng của Công ty vẫn được thực hiện với tần suất 1 tháng/lần. Trên cơ sở kết quả của 2 phương pháp trên, ban Tổng giám đốc sẽ quyết định các biện pháp xử lý, cũng như đề xuất huy động, sử dụng nguồn thích hợp.
2.2.3. Đánh giá công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại CTTC cổ phần Handico
51
Theo phương pháp quản trị rủi ro thanh khoản tĩnh, công tác quản trị
rủi ro thanh khoản tại CTTC cổ phần Handico được đánh giá qua một số tỷ lệ sau:
a, Tỷ lệ về cơ cấu tài sản:
- Tỷ lệ vốn khả dụng trên tổng tài sản: Bảng 2.6: Tỷ lệ vốn khả dụng trên tổng tài sản Đơn vị: triệu VND Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Vốn khả dụng 558.529 111.911 149.198 Tổng tài sản 3.041.368 5.620.143 3.247.478 Tỷ lệ vốn khả dụng/tổng TS (%) 18,36 1,99 4,59
(Nguồn: Báo cáo tài chính CTTC cổ phần HANDICO năm 2009, 2010, 2011)
Vốn khả dụng được xét bao gồm: tiền mặt, tiền gửi tại NHNN và tiền gửi thanh toán tại các TCTD khác. Trong 3 năm số liệu xem xét, tỷ lệ vốn khả dụng trên tổng tài sản của HAFIC luôn ở mức thấp (<5%), ngoại trừ năm 2009, khi tỷ lệ vốn khả dụng/ tổng tài sản lên tới hơn 18%. Đây là một sự đột biến trong dự trữ về tài sản thanh khoản trong năm 2009 của HAFIC khi tiền gửi KKH tại các TCTD khác vào cuối năm 2009 đột biến tăng (~ 558 tỷ VND). Thời điểm cuối năm bao giờ cũng là thời điểm căng thẳng về thanh khoản đối với các CTTC. Do đó, việc dự trữ thanh khoản vào thời điểm này là cần thiết. Tuy nhiên, việc đột biến ở năm 2009 ở khoản mục tiền gửi KKH này có thể được giải thích do xử lý kỹ thuật để làm đẹp bảng cân đối kế toán vào thời điểm cuối năm. Còn trong 2 năm sau đó (2010 và 2011), tỷ lệ vốn khả dụng này ở mức thấp so với tổng tài sản thể hiện khả năng đáp ứng rủi ro thanh khoản thấp. Trong tỷ trọng về vốn khả dụng này của công ty, tỷ trọng tiền gửi KKH tại các TCTD luôn chiếm tỷ trọng lớn (80-90%) một phần nhằm đảm bảo khả năng thanh toán ngày theo thông tư 13 và đáp ứng các nhu cầu thanh khoản hàng ngày.