Do khủng hoảng kinh tế thế giới kéo dài, Tập đoàn Vinashin rơi vào khủng hoảng, “gặp nhiều khó khăn rất lớn, bộc lộ nhiều yếu kém, sai phạm nghiêm trọng” [2]. Ngày 18/11/2010, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ký Quyết định 2108/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tái cơ cấu Vinashin, theo đó chia tập đoàn ra làm ba phần. Hai phần chuyển giao cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines). Vinashin chỉ giữ lại các công ty con thuộc 3 lĩnh vực chính gồm công nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển; công nghiệp phụ trợ phục vụ cho việc đóng và sửa chữa tàu biển; đào tạo nâng cao tay nghề cho cán bộ, công nhân công nghiệp tàu biển.[8]
Đồng thời tình hình tài chính đứng trước bờ vực phá sản: ước tính dư nợ lên tới khoảng 86.000 tỷ đồng; nợ đến hạn phải trả khoảng trên 14.000 tỷ đồng; tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu gấp gần 11 lần, khó có khả năng tự cân đối dòng tiền. Tuy nhiên, công nghiệp cơ khí chế tạo là ngành trọng điểm trong chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; ngành công nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển là ngành mũi nhọn để phát triển kinh tế hàng hải và thực hiện Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 và những năm tiếp theo. Nên việc tái cơ cấu Tập đoàn Vinashin hết sức cần thiết và bức thiết.
Trong nội dung thực hiện Đề án tái cơ cấu trên, Tập đoàn Vinashin ra quyết định số 593/QĐ-CNT ngày 29/06/2011 phê duyệt phương án tái cơ cấu Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Tư vấn, Đầu tư và Thương mại; Công ty xuất nhập khẩu Vinashin; Trung tâm tư vấn quản lý đầu tư và kiểm định xây dựng. Theo đó, Công ty xuất nhập khẩu Vinashin chấm dứt hoạt động theo
60
quyết định số 595/QĐ-CNT ngày 29/06/2011. Toàn bộ bộ máy tổ chức của Công ty chuyển về Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Tư vấn, Đầu tư và Thương mại (INTRACO).
Từ vị trí, vai trò và nhiệm vụ của INTRACO được Tập đoàn giao, Công ty phát triển dựa trên những quan điểm sau:
Tập trung xây dựng đội ngũ xuất nhập khẩu, cung ứng vật tư thiết bị tàu thủy, dịch vụ hàng hải để trở thành một Công ty hàng đầu tại Việt nam về các dịch vụ cho ngành công nghiệp đóng tàu.
Trở thành một công cụ điều tiết tập trung của Tập đoàn về thị trường, cung ứng giải pháp cho nhu cầu vật tư thiết bị đóng tàu của các đơn vị thành viên và ngành công nghiệp biển Việt nam, tăng sức cạnh tranh của ngành Công nghiệp tàu thủy.
Công ty INTRACO phải rút ra những bài học thiết thực từ hoạt động của tập đoàn nói chung và của Công ty XNK Vinashin nói riêng để có biện pháp quản lý tài chính Công ty một cách khoa học, rõ ràng và hiệu quả. Mặc dù INTRACO cũng phải đối mặt với tình trạng khó khăn chung của nền kinh tế, của Tập đoàn, nhưng Ban lãnh đạo Công ty phải quan tâm, bố trí công việc phù hợp cho công nhân viên cũ của Công ty XNK Vinashin.