Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp khác

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính Công ty xuất nhập khẩu Vinashin (Trang 78)

Sau khi phân tích tình hình tài chính của Công ty XNK Vinahin, ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:

- Cần phải quản lý hiệu quả các khoản phải thu, có chính sách thu nợ rõ ràng, hiệu quả.

- Công tác quản lý vốn đầu tư: Vốn chủ sở hữu của Công ty rất nhỏ so với quy mô Công ty. Công ty đã vay thương mại với số lượng quá lớn để nhập khẩu nguyên vật liệu, thiết bị đóng tàu. Trong 2 năm 2008-2009, Công ty đã nhập thiết bị vật tư cho 5 dự án đóng tàu, do 4 công ty thành viên thực hiện. Các dự án này bao gồm tàu 53.000 tấn tại Công ty TNHH một thành viên đóng tàu Hạ Long; dự án đóng tàu 34.000 tấn tại Công ty TNHH một thành viên đóng tàu Phà Rừng, dự án àu chở ôtô 6.900 tấn và dự án tàu chở hàng 56.200 tấn thuộc Tổng Công ty công nghiệp tàu thủy Nam Triệu và dự án đóng tàu 4.600 tấn tại Công ty TNHH một thành viên Bến Kiền. Tổng số thuế nhập khẩu toàn bộ thiết bị trên là 40 tỷ đồng.

72

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Căn cứ vào hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của Công ty trong giai đoạn 2009-2011, tác giả đã đưa ra một số giải pháp để Công ty INTRACO tham khảo khi tiến hành sát nhập hai Công ty. Xét về nội dung hoạt động kinh doanh thì Công ty XNK Vinashin và Công ty INTRACO có điểm tương đồng rất lớn, do đó những vấn đề về tài chính mà Công ty XNK Vinashin phải đối mặt sẽ rất có thể cũng là vấn đề quan tâm của INTRACO. Do đó, INTRACO cần phân tích các giai đoạn phát triển của Công ty XNK Vinashin một cách thận trọng để rút ra bài học cho mình.

73

KẾT LUẬN

Được thành lập với mong muốn góp phần việc thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp đóng tàu mũi nhọn. Tuy nhiên, sau 8 năm hoạt động, Công ty XNK Vinashin đã nhận quyết định giải thể. Đây là điều không hề mong muốn của Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên của Công ty. Tuy nhiên để giải quyết được những khó khăn hiện hành của Công ty nói riêng và của Tập đoàn nói chung, Cán bộ, công nhân viên của Công ty phải nghiêm túc thực hiện đề án tái cơ cấu của Tập đoàn.

Trên cơ sở lý luận kết hợp với tình hình tài chính công ty XNK Vinashin, luận văn đã hệ thống hóa vấn đề lý luận về tài chính doanh nghiệp, phân tích tài chính doanh nghiệp, đưa ra các khái niệm, phương pháp, kỹ thuật, nội dung phân tích, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp; làm cơ sở cho việc phân tích tài chính của Công ty giai đoạn 2009-2012. Từ đó chỉ ra được những yếu kém về tài chính của Công ty; cũng là một phần nguyên nhân dẫn đến việc giải thể Công ty. Tiếp đến, luận văn đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị cải thiện tình hình tài chính cho Công ty trong giai đoạn mới (sát nhập vào công ty INTRACO). Với các giải pháp được đưa ra sẽ giúp công ty INTRACO quản lý và sử dụng tài sản có hiệu quả hơn, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, và nâng cao tình hình tài chính.

Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn, do còn hạn chế về mặt thời gian và kiến thức, chắc chắn luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô giáo, đồng nghiệp và bạn bè để luận văn được hoàn thiện hơn.

74

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Tấn Bình (2004), Phân tích quản trị tài chính, Nxb Thống kê, Hà Nội.

2. Bộ chính trị (2010), Kết luận về Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam.

3. Công ty xuất nhập khẩu Vinashin (2009-2011), Báo cáo tài chính năm 2009- 2011.

4. Bích Diệp (2012), “Biến động lạm phát 2012 nhiều điểm bất thường”, http://dantri.com.vn/kinh-doanh/bien-dong-lam-phat-2012-nhieu-diem-

5. Lưu Thị Hương (2006) (chủ biên), Giáo trình tài chính doanh nghiệp, Nxb Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

6. Nguyễn Hương Lý (2012), Phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu hàng không Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN

7. Nguyễn Như Sơn (2009), Phân tích tình hình tài chính công ty 789/BQP trong tiến trình cổ phần hóa, Luận văn thạc sĩ Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN.

8. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 2108/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) trong giai đoạn 2011 - 2013

9. Nguyễn Anh Vinh (2010), Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần ALPHANAM, Luận văn thạc sĩ Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN.

PHỤ LỤC

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN NĂM 2009 Tại ngày 31/12/2009

Đơn vị tính: VND

TÀI SẢN

số

Thuyết

minh Số cuối năm Số đầu năm A - TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 1,301,198,849,892 1,238,180,253,922

I. Tiền và các khoản tương đương

tiền 110 V.1 72,802,943,299 128,617,328,857 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Tiền 111 72,802,943,299 128,617,328,857

2. Các khoản tương đương tiền 112

II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn

hạn 120 29,350,181,815 23,612,758

1. Đầu tư ngắn hạn 121 29,350,181,815 23,612,758 2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn

hạn 129

III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 991,315,672,387 968,087,783,210 1. Phải thu khách hàng 131 762,743,377,979 758,394,226,451 2. Trả trước cho người bán 132 239,146,457,087 220,692,765,721

3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 133

4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch

hợp đồng xây dựng 134

5. Các khoản phải thu khác 135 3,729,628,805 3,304,582,522 6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó

đòi 139 (14,303,791,484) (14,303,791,484)

IV. Hàng tồn kho 140 206,012,360,780 132,395,043,218 1. Hàng tồn kho 141 206,012,360,780 132,395,043,218

2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 149 V. Tài sản ngắn hạn khác 150 1,717,691,611 9,056,485,879

1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151 236,304,442

2. Thuế giá trị gia tăng được khấu

trừ 152 1,407,600,558 8,510,090,384

3. Thuế và các khoản khác phải thu

Nhà nước 154 310,091,053 310,091,053

4. Tài sản ngắn hạn khác 158

B - TÀI SẢN DÀI HẠN 200 477,796,932 690,666,380

I. Các khoản phải thu dài hạn 210

1. Phải thu dài hạn của khách hàng 211 2. Vốn kinh doanh ở các đơn vị

3. Phải thu dài hạn nội bộ 213

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính Công ty xuất nhập khẩu Vinashin (Trang 78)