Giải pháp nâng cao hiệu quả tình hình tài chính của Công ty

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính Công ty xuất nhập khẩu Vinashin (Trang 72)

3.2.1. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ để hướng đến chuẩn mực tài chính, tạo sự minh bạch trong quản lý tài chính, lành mạnh hóa tình hình tài chính doanh nghiệp. Để đạt được hiệu quả trong công tác này, Công ty cần:

 Hoàn thiện căn cứ để phân tích tài chính

- Bổ sung một số chỉ tiêu trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:

+ Bổ sung chỉ tiêu khấu hao:Khấu hao là sự khấu hao vào doanh thu hàng năm nhằm 2 mục đích:

Để phản ánh mức độ sử dụng tài sản cố định vào quá trình sản xuất nhằm tập hợp chi phí tinh toán giá vốn từ đó xác định được lợi nhuận kế toán của doanh nghiệp, với mục đích này khấu hao là một khoản chi của doanh nghiệp. Nhưng đây là một khoản chi phí tiền và có tính quy ước.

Mỗi năm trừ vào doanh thu một ít để thu hồi lại từng phần vốn đầu tư ban đầu vào TSCĐ. Với mục đích này, khấu hao là một khoản thu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty, khấu hao chưa được tách ra khỏi mục giá vốn hàng bán nên có một số chỉ tiêu tài chính không thể tính được.

+ 02 chỉ tiêu: Lãi ròng cổ đông đại chúng và lợi nhuận giữ lại: Hai chỉ tiêu này đặc biệt quan trọng và là mối quan tâm lớn đối với cổ đông đại chúng khi Công ty chuyển đổi hình thức sở hữu sang Công ty cổ phần. Ngoài ra, để phân tích được tốc độ tăng trưởng nội tại và tốc độ tăng trưởng bền vững của Công ty

66

thì chi tiêu lợi nhuận giữ lại cũng không thể thiếu. Vì vậy khi tiến hành cổ phần hoá hai chỉ tiêu này Công ty cần đưa vào báo cáo.

- Bổ sung báo cáo thu nhập

Báo cáo thu nhập là một báo báo tài chính ngoài hệ thống báo cáo tài chính bắt buộc của Bộ tài chính. Tuy nhiên để phục vụ luồng thông tin đầy đủ cho công tác phân tích thì rất cần thiết phải bổ sung báo cáo này. Việc sử dụng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phân tích tài chính dùng cho những quyết định về cơ cấu vốn, sử dụng vốn, các quyết định vốn đầu tư và sử dụng những đòn bẩy... mà hầu như các doanh nghiệp hiện nay không sử dụng, sự hiểu biết của họ về báo cáo thu nhập và các chỉ tiêu trong báo cáo là chưa rõ ràng. Do vậy, Công ty nên đưa báo cáo thu nhập vào hệ thống báo cáo tài chính:

Báo cáo thu nhập thể hiện các nguồn thu mà Công ty tạo ra và các khoản chi phí mà Công ty phải chi ra để sản xuất và tài trợ hoạt động của mình.

 Hoàn thiện các chỉ tiêu tài chính

Về cơ bản Công ty XNK Vinashin đã thực hiện tính toán 3 nhóm các chỉ tiêu tài chính: Bố trí cơ cấu tài sản và nguồn vốn, khả năng thanh toán và tỷ suất sinh lời. Để kết quả phân tích tài chính được tốt hơn, Công ty cần mở rộng thêm việc phân tích các chỉ tiêu tài chính sau:

- Khả năng sinh lời và khả năng quản lý tài sản. - Khả năng quản lý nợ và khả năng thanh toán.

- Chỉ tiêu phân tích tổng hợp tình hình tài chính (đẳng thức Du Pont, đòn bẩy).

 Hoàn thiện quy trình phân tích tài chính

Hiện nay quy trình phân tích tài chính của Công ty quá sơ sài, nên khi thực hiện phân tích rất khó hình dung ra các bước làm, công việc cần làm, người thực hiện luôn bị động, không có sự chuẩn bị, kết quả là không đảm bảo tính logic của công việc và kết quả phân tích không thể cao.

3.2.2. Xử lý triệt để các khoản nợ, quản lý các khoản phải thu

Trong nền kinh tế thị trường, tín dụng thương mại là một hình thức tài trợ tiện lợi và linh hoạt trong kinh doanh, giúp Công ty tìm kiếm được nhiều khách

67

hàng hơn, tạo công ăn việc làm và làm tăng doanh thu, nhưng với khoản phải thu lớn (do đặc thù ngành nghề nên mỗi một khách hàng với công ty đều là khách hàng lớn) sẽ ảnh hưởng lớn đến doanh thu, lợi nhuận của Công ty. Vì vậy, Công ty cần có chính sách xúc tiến thu hồi vốn nhanh để đảm bảo quá trình kinh doanh hoạt động bình thường. Mặt khác, kinh doanh trong cơ chế thị trường, bán chịu hàng hoá trở thành một công cụ khuyến mại của người bán mà vai trò của nó là không thể phủ nhận được trong việc thu hút thêm khách hàng mới và tăng doanh thu cho Công ty. Do vậy, đồng thời với việc xây dựng một chính sách bán chịu hợp lý Công ty cần phải quản lý tốt khoản phải thu. Chính sách bán chịu không chỉ liên quan đến tăng hoặc giảm khoản phải thu mà còn liên quan đến khả năng thu hồi công nợ. Chính sách bán chịu sé kéo theo hậu quả là tổn thất do nợ không thể thu hồi tăng lên và kỳ thu tiền bình quân cũng tăng lên. Do đó khi hoạch định chính sách bán chịu, ngoài việc so sánh lợi nhuận gia tăng và chi phí đầu tư khoản phải thu, công ty cần phải tính đến tổn thất do nợ không thu hồi được.

Để nâng cao hiệu quả thu hồi nợ và kiểm soát được tỷ lệ nợ xấu trong phạm vi cho phép. Công ty cần tiến hành các công việc sau:

Tổ chức một một tổ chuyên trách làm việc với các đối tác để rà soát, đối chiếu công nợ và xây dựng phương án xử lý, hoạt động theo kế hoạch và có chế độ báo cáo định kỳ.

-Theo dõi chặt chẽ về thời hạn các khoản nợ đặc biệt là các khoản nợ cũ mà các đơn vị đang chiếm dụng. Có thể đẩy nhanh tiến độ thu hồi nợ bằng cách giảm nợ cho các đối tác trả nợ trước hạn ở một mức có thể chấp nhận. Còn các khoản nợ đã vượt thời hạn quá lâu, không có khả năng thu hồi do đối tác gặp khó khăn thì nên khuyến khích trả bằng cách giảm nợ mạnh tùy thuộc vào khả năng trả của đối tác. Đối với các Công ty không trả, muốn chiếm giữ vốn thì yêu cầu cơ quan chức năng can thiệp. Đối với các khoản nợ quá hạn, Công ty nên cử cán bộ chuyên trách khâu thu hồi nợ, thường xuyên theo dõi, kiểm tra và đốc thúc thu hồi nợ để gia tăng hiệu quả sử dụng vốn của Công ty. Tuy nhiên Công ty cần xem xét chi phí đòi nợ và nợ được trả để đưa ra đề xuất đúng đắn.

68

-Nghiên cứu tình hình tài chính của khách hàng để đảm bảo khách hàng sẵn sàng trong tình trạng trả được nợ. Hơn nữa, Công ty cần phải thường xuyên giám sát hoạt động kinh doanh của khách hàng, có thể phân công quản lý theo từng loại khách hàng.

-Thường xuyên đối chiếu công nợ sẽ giúp Công ty thấy được những khoản nợ nào đã quá hạn, những khoản nợ nào đã đến hạn để có biện pháp thu hồi và trích lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi.

-Công ty nên quy định rõ phương thức và thời hạn trả tiền cụ thể, các điều khoản vi phạm hợp đồng, thời hạn thanh toán và các điều kiện liên quan trong các hợp đồng ký kết để tránh tình trạng tranh chấp, bất đồng trong khi thực hiện hợp đồng. Công ty nên nghiên cứu trước tình hình tài chính của những đối tác mới xem họ có khả năng chi trả hay không, dự toán trước để xem xét có nên hợp tác hay không. Đồng thời Công ty cần nghiên cứu để đưa ra các giải pháp thu hồi nợ đúng kỳ hạn mà vẫn giữ được các mối quan hệ tốt đẹp với bạn hàng.

3.2.3. Chủ động xây dựng phương án xử lý hàng tồn kho (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xây dựng phương án xử lý háng tồn kho trong các năm tới để thu hồi vốn phục vụ nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tồn kho có tác động tích cực là giúp Công ty chủ động hơn trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, chủ động trong việc hoạch định sản xuất, tiếp thị nhằm khai thác thoả mãn tối đa nhu cầu thị trường. Tuy nhiên duy trì tồn kho cũng có mặt trái của nó là làm phát sinh chi phí liên quan đến tồn kho bao gồm chi phí bảo quản, chi phí bến bãi và cả chi phí cơ hội do vốn kẹt lại trong đầu tư vào tồn kho. Do vậy Công ty cần xem xét sự đánh đổi giữa lợi ích và phí tổn của duy trì hàng tồn kho.

Do yêu cầu của từng dự án khác nhau qua các năm mà công ty có khối lượng hàng nhập kho lên xuống thất thường, và do công ty thường nhập hàng theo nhu cầu đặt trước với thời gian dài (Do lo sợ giá lên và hàng về không kịp cho gia công lắp đặt) nên điều đó làm chi phí tăng do hao hụt, bảo quản, bốc xếp.

69

Do vậy, để dự trữ nguyên vật liệu hàng hoá vừa đảm bảo cho hoạt động sản xuất, kinh doanh được diễn ra liên tục, vừa giảm chi phí hàng tồn kho, Công ty cần đôn đốc các dự án tính toán dự trù để đặt hàng theo lượng vừa đủ trong thời gian sản xuất và nghiệm thu cho phép tránh tình trạng dư thừa, hàng để ngoài khó bảo quản, gây ứ đọng vốn.

Ngoài ra để quản lý hàng tồn kho có hiệu quả Công ty cần phải làm tốt công tác tiêu thụ, mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng để hàng tồn kho được nhanh chóng giải phóng, tăng vòng quay của vốn.

3.2.4. Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn

Một là, sau khi sát nhập vào Công ty INTRACO, Công ty cần được tăng vốn điều lệ phù hợp với quy mô và tình hình hình sản xuất kinh doanh trong từng giai đoạn, đồng thời chủ động xây dựng phương án đảm bảo nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh trong ngắn hạn và dài hạn trên cơ sở đề án tái cơ cấu được phê duyệt. Vốn điều lệ giai đoạn 2013-2015 là: 21,5 tỷ, vốn lưu động dự kiến cho giai đoạn 2013-2015 là: 57 tỷ với doanh thu bình quân cả giai đoạn là 100 tỷ; 30 tỷ với doanh thu bình quân cả giai đoạn là 60 tỷ; 4,8 tỷ với doanh thu bình quân cả giai đoạn là 30 tỷ (Chi tiết theo bảng tính toán kèm theo)

Hai là, chủ động làm việc với các Ngân hàng, Tổ chức tín dụng tài trợ vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

3.2.5. Các giải pháp khác

Ngoài các biện pháp trên, Công ty nên kết hợp thực hiện một số biện pháp khác để vượt qua khó khăn trong giai đoạn trước mắt như:

Phát triển mạnh kinh doanh các dịch vụ khác để tạo thêm việc làm, mang lại nguồn thu, giải quyết bài toán ngắn hạn để chi trả các chi phí thường xuyên.

Xây dựng phương án tài chính đề nghị Tập đoàn hỗ trợ để kịp thời giải quyết chính sách cho người lao động, đặc biệt chính sách đối với lao động dôi dư, lao động không có việc làm buộc phải cắt giảm.

70

Xây dựng phương án để tiến tới cổ phần hóa Công ty từ đó có kênh huy động nguồn vốn từ các nhà đầu tư. Đây là giải pháp quyết định, tạo sự minh bạch về tài chính và là động lực cơ bản cho sự phát triển của Công ty các giai đoạn sau này.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính Công ty xuất nhập khẩu Vinashin (Trang 72)