Để có được sự đánh giá tổng quát nhất về tình hình tài chính của Công ty, ta so sánh sự biến động của tài sản và nguồn vốn qua các kỳ phân tích.
Bảng 2.2: Biến động tài sản và nguồn vốn giai đoạn 2009-2011
Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty Xuất nhập khẩu Vinashin 2009-2011
Từ bảng 2.2, ta thấy cuối năm 2010, tài sản cũng như nguồn vốn giảm 7,75% so với năm 2009, tuy nhiên cuối năm 2011, tài sản và nguồn vốn lại tăng lên 16,12% so với năm 2010. Để có thể hiểu rõ được nguyên nhân vì sao, ta đi vào phân tích chi tiết cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn.
Phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn nhằm đánh giá về tình hình sử dụng, phân bổ tài sản và nguồn vốn của Công ty có hợp lý, tối ưu hay chưa, có mang lại hiệu quả cao nhất hay không.
* Cơ cấu tài sản:
Bảng 2.3: Biến động tài sản giai đoạn 2009-2011
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Tăng trƣởng 2010
so với 2009 Năm 2011 Tăng trƣởng 2011 so với 2010 Giá trị (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu đồng) Tỷ trọng (%) TSCĐ 477,8 0,04 288,8 0,02 (189) -0,04 87,2 0,01 (202) -0,01 TSLĐ 1.301.198,8 99,96 1.200.444,2 99,98 (100.754,6) 0,04 1.394.200,7 99,99 193.756,5 0,01 ∑TS 1.301.676,6 100 1.200.733,1 100 (100.943,5) - 1.394.287,9 100 193.554,8 -
Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty Xuất nhập khẩu Vinashin 2009-2011
Từ số liệu của bảng 2.3 ta thấy, tổng tài sản giảm nhẹ vào năm 2010, rồi lại tăng lên vào năm 2011. Trong đó, tài sản cố định của Công ty giảm dần qua các năm cả về mặt giá trị lẫn tỷ trọng, năm 2009 là 477,8 triệu đồng chiếm 0,04%, năm 2010 là 288,8 triệu đồng chiếm 0,02%, và đến năm 2011 giảm chỉ còn 87,2
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Giá trị (tỷ đồng) Tăng trƣởng (%) Giá trị (tỷ đồng) Tăng trƣởng (%) Giá trị (tỷ đồng) Tăng trƣởng (%) ∑TS=∑NV 1.301,7 - 1.200,7 -7,75 1.394,3 16,12
33
triệu đồng chiếm 0,01%. Tài sản cố định của Công ty chủ yếu là máy móc, phương tiện vận tải, trang thiết bị văn phòng… Nguyên nhân của việc giảm giá trị tài sản cố định qua các năm là do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, khủng hoảng của Tập đoàn Vinashin; Công ty cắt giảm sản xuất, hoạt động kinh doanh do đó không đầu tư thêm các máy móc thiết bị. Mặt khác, sau khi có quyết định tái cơ cấu, Công ty đã thanh lý một số tài sản cố định không sử dụng đến trong hoạt động sản xuất kinh doanh sau này.
Phần lớn tài sản được cấu thành từ tài sản lưu động. Tuy giá trị tài sản lưu động cũng giảm nhẹ vào năm 2010, rồi lại tăng lên vào năm 2011 nhưng tỷ trọng của tài sản lưu động vẫn tăng đều qua các năm. Năm 2009 là 99,96% với giá trị 1.301,2 tỷ đồng, năm 2010 là 99,98% với giá trị 1.200,4 tỷ đồng, năm 2011 là 99,99% với giá trị 1.394,2 tỷ đồng.
Bảng 2.4: Cơ cấu tài sản lƣu động qua các năm 2009-2011
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Giá trị (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Tăng trƣởng so với 2009 Giá trị (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Tăng trƣởng so với 2010 Giá trị (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Tiền 72.802,9 5,60 57.724,7 4,81 (15.078,2) -0,79 3.445,1 0,25 (54.279,5) -4,56
Các khoản đầu tư tài
chính ngắn hạn 29.350,2 2,26 28.516,7 2,38 (833,5) 0,12 46.000 3,30 17.483,3 0,92 Các khoản phải thu
ngắn hạn 991.315,7 76,18 1.039.485,9 86,59 48.170,2 10,41 1.338.802,4 96,03 299.316,5 9,44 Hàng tồn kho 206.012,4 15,83 74.406,9 6,20 (131.605,4) -9,63 5.625,3 0,40 (68.781,6) -5,8
TSLĐ khác 1.717,7 0,13 310,1 0,03 (1.407,6) -0,1 327,8 0,02 17,7 -0,01
Tổng TSLĐ 1.301.198,8 100 1.200.444,2 100 (100.754,6) - 1.394.200,7 100 193.756,47 -
Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty Xuất nhập khẩu Vinashin 2009-2011
Qua số liệu từ bảng 2.4 cho thấy trong tài sản lưu động, các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất và tăng dần qua các năm. Năm 2009 chiếm tỷ trọng 76,18%; năm 2010 chiếm 86,59%; năm 2011 tăng lên 96,03%. Nguyên nhân chính là do giá trị các hàng hóa xuất khẩu và các hàng hóa phân phối cho khách hàng trong nước lớn. Năm 2009 và 2010, hàng tồn kho cũng chiếm tỷ trọng lớn (15,83% và 6,2%) nhưng đến năm 2011 giảm xuống chỉ còn 0,4%.
34
Để có thể đánh giá được cơ cấu tài sản của Công ty có phù hợp hay không, tác giả lựa chọn Công ty cổ phần XNK Hàng không để so sánh.
Bảng 2.5: So sánh tổng tài sản của Công ty XNK Vinashin và Công ty XNK hàng không năm 2011
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Công ty XNK Vinashin Công ty XNK hàng không
∑TS 1.394.287,9 144.047,7
Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty Xuất nhập khẩu Vinashin và luận văn của tác giả Nguyễn Hương Lý
Số liệu từ bảng trên cho thấy năm 2011 quy mô kinh doanh của Công ty xuất nhập khẩu Vinashin lớn gấp 9,7 lần so với quy mô kinh doanh của Công ty XNK hàng không. Tuy nhiên, giá trị tài sản lớn hay nhỏ lại phụ thuộc rất lớn vào mặt hàng xuất nhập khẩu của Công ty là gì. Do đó, chỉ xét về quy mô tài sản, chưa thể nói lên được khả năng kinh doanh của Công ty nào tốt hơn.
Hình 2.1: Biến động tỷ trọng TSCĐ của Công ty XNK Vinashin và Công ty XNK hàng không năm 2011
Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty Xuất nhập khẩu Vinashin và luận văn của tác giả Nguyễn Hương Lý
Do đặc điểm của ngành nghề kinh doanh nên cơ cấu tài sản của cả hai công ty đều chủ yếu được cấu thành từ tài sản lưu động. Tài sản cố định chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Giai đoạn 2009 – 2011, tỷ trọng tài sản lưu động của Công ty XNK hàng không đều có xu hướng giảm xuống và lớn hơn 91% [6]. Trong khi
86 88 90 92 94 96 98 100 102 2009 2010 2011 Năm Tỷ trọng TSCĐ Công ty XNK Vinashin Công ty XNK hàng không
35
đó, tỷ trọng tài sản lưu động của Công ty XNK Vinashin lại có xu hướng tăng lên và đều lớn hơn 99% (Hình 2.1).
* Cơ cấu nguồn vốn:
Đánh giá cơ cấu nguồn vốn là đánh giá biến động cơ cấu nguồn vốn nhằm thấy được tình hình hoạt động, tình hình sử dụng các loại nguồn vốn đáp ứng nhu cầu kinh doanh cũng như những khó khăn mà công ty có thể gặp phải.
Bảng 2.6: Cơ cấu nguồn vốn qua các năm 2009-2011
Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty Xuất nhập khẩu Vinashin 2009-2011
Nhìn chung, nguồn vốn của Công ty ổn định qua các năm và được cấu thành phần lớn từ nợ phải trả. Năm 2009, giá trị nguồn vốn là 1.301,7 tỷ đồng trong đó nợ phải trả chiếm 98,44%; năm 2010 giảm nhẹ còn 1.200,7 tỷ đồng trong đó nợ phải trả chiếm 98,25%; nhưng đến năm 2011 lại tăng lên 1.394,3 tỷ đồng, nợ phải trả chiếm 96,74%. Trong khi đó, nguồn vốn chủ sở hữu mặc dù tăng lên hàng năm nhưng chiếm tỷ trọng thấp và hầu hết là do lợi nhuận giữ lại.
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Giá trị (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Tăng trƣởng so với 2009 Giá trị (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Tăng trƣởng so với 2010 Giá trị (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Nợ phải trả 1.281.382 98,44 1.179.724,3 98,25 (101.657,7) (0,19) 1.348.798,2 96,74 169.073,9 (1,51) NV chủ sở hữu 20.294,7 1,56 21.008,7 1,75 714 0,19 45.489,7 3,26 24.481 1,51 Tổng nguồn vốn 1.301.676,6 100 1.200.733,1 100 (100.943,5) - 1.394.287,9 100 193.554,8 -
36 0% 20% 40% 60% 80% 100%
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
NV chủ sở hữu Nợ phải trả
Hình 2.2: Cơ cấu nguồn vốn của công ty XNK Vinashin qua các năm
Nguồn: Số liệu từ bảng 2.6 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
NV chủ sở hữu Nợ phải trả
Hình 2.3: Cơ cấu nguồn vốn của công ty XNK hàng không qua các năm
Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty Xuất nhập khẩu Vinashin và luận văn của tác giả Nguyễn Hương Lý
Từ các hình 2.2 và 2.3 ta thấy, Công ty XNK hàng không tuy có tỷ lệ nợ phải trả cao nhưng vẫn thấp hơn so với Công ty XNK Vinashin. Năm 2009, 2010, và 2011 tỷ lệ nợ phải trả tương ứng là 72,03%; 67,05%; và 71,94%. Với tỷ lệ nợ phải trả này, Công ty XNK hàng không đã vận dụng tối đa các luồng tài chính vào hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư, đem lại lợi nhuận cao nhất với các chi phí tối thiểu nhất. Còn đối với Công ty XNK Vinashin, với một tỷ lệ nợ phải trả cao như vậy thì tài sản của công ty chủ yếu được tài trợ bằng nguồn
37
tiền đi vay. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tính thanh khoản, khả năng trả nợ của Công ty rất lớn.
Do đặc thù của ngành nghề kinh doanh phải nhập khẩu vật tư thiết bị phục vụ đóng tàu là những hàng hóa có giá trị lớn nên nợ phải trả của công ty có giá trị lớn và chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn. Nguyên nhân sâu xa của vấn đề là do nợ ngắn hạn của công ty cao (chiếm 100% nợ phải trả), chủ yếu được cấu thành từ vay ngắn hạn để tài trợ cho các hoạt động kinh doanh của Công ty. Chi tiết được minh họa trong bảng 2.7:
Bảng 2.7: Cơ cấu nợ ngắn hạn của Công ty từ 2009-2011
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Giá trị (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Vay ngắn hạn 781.022,9 60,95 696.549,6 59,04 713.213 52,878 Phải trả người bán 271.031,8 21,15 153.200,3 12,99 79.227,4 5,874 Người mua trả tiền trước 131.319,8 10,25 142.776,1 12,10 238.152,2 17,657 Thuế và các khoản phải nộp
Nhà nước 191,3 0,01 3.453,2 0,29 8.164,7 0,605
Chi phí phải trả 89.095,9 6,95 175.024,9 14,84 293.212,2 21,739 Phải trả nội bộ 7.834 0,61 7.834,1 0,66 5.702,6 0,423 Các khoản phải trả, phải nộp
ngắn hạn khác 886,2 0,07 886,2 0,08 11.119,1 0,824
Quỹ khen thưởng, phúc lợi 0 0 0 - 7 0,001
Tổng nợ ngắn hạn 1.281.381,9 100 1.179.724,4 100 1.348.798,2 100
Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty Xuất nhập khẩu Vinashin 2009-2011
Để tài trợ cho việc mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh công ty đã tăng cường vay nợ ngân hàng và gia tăng các khoản phải trả người bán, tiền ứng trước của người mua, các khoản phải nộp Nhà nước, các chi phí phải trả, phải trả nội bộ.... Công ty tăng các khoản nợ phải trả (hay nợ ngắn hạn trong trường hợp này) để tài trợ cho hoạt động kinh doanh. Phần nợ ngắn hạn liên tục gia tăng cho thấy Công ty đã chú ý đến khai thác và huy động vốn từ bên ngoài. Việc Công ty mở rộng vay nợ để mở rộng hoạt động kinh doanh đây là chính sách đúng đắn. Vì vay nợ sẽ mang lại cho Công ty lợi thế về thuế, làm cho hiệu quả sử dụng về vốn chủ
38
tăng lên. Tuy nhiên, khi sử dụng nợ mà không mang lại hiệu quả thì sẽ ẩn chứa nhiều rủi ro cho Công ty, có thể làm giảm khả năng thanh toán.
Nhìn vào bảng 2.8 ta thấy, tỷ lệ tài sản cố định giảm dần qua các năm, đồng nghĩa với tỷ lệ tài sản lưu động tăng dần qua các năm. Năm 2011, công ty sử dụng 0,01% tài sản cố định và 99,99% tài sản lưu động. Cơ cấu này có sự chênh lệch rất lớn giữa tài sản cố định và tài sản lưu động, một phần là do đặc thù kinh doanh, Công ty không phải là một công ty sản xuất mà là công ty thương mại chuyên về xuất nhập khẩu; phần khác là do Công ty đã có quyết định sát nhập với một đơn vị khác của Tập đoàn, do đó những tài sản không còn phù hợp với nhiệm vụ của Công ty trong giai đoạn mới được thanh lý theo đúng thủ tục, quy định của Công ty.
Bảng 2.8: Một số chỉ tiêu đánh giá tài sản và nguồn vốn của Công ty
Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011
1. Bố trí cơ cấu tài sản
- Tài sản cố định/Tổng tài sản % 0,06 0,02 0,01 - Tài sản lưu động/Tổng tài sản % 99,94 99,98 99,99 2. Bố trí cơ cấu nguồn vốn
- Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn % 98,44 98,25 96,74 - Nguồn vốn sở hữu/Tổng nguồn vốn % 1,56 1,75 3,26
Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty Xuất nhập khẩu Vinashin 2009-2011
Về cơ cấu nguồn vốn, năm 2011, nợ phải trả chiếm 96,74% và nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 3,26%. Như vậy, có thể thấy cơ cấu vốn luôn nằm trong khoảng nguy hiểm. Hệ số nợ của Công ty qua các năm đều nằm ở mức rất cao, lớn hơn 90% cho thấy khả năng tự chủ về mặt tài chính của Công ty là rất thấp.
2.2.2. Phân tích các chỉ số tài chính
2.2.2.1. Nhóm các chỉ số thanh khoản
* Khả năng thanh toán hiện hành
Năm 2011 hệ số thanh toán hiện hành của Công ty là 1,03 lần, tăng 0,01 so với năm 2010 và tăng 0,06 so với năm 2009. Chỉ số này lớn hơn 1 cho thấy
39
Công ty có khả năng thanh toán được các khoản nợ sắp đáo hạn. Do giá trị tài sản lưu động và giá trị nợ ngắn hạn của Công ty ổn định qua các năm nên hệ số thanh toán hiện hành cũng tương đối ổn định trong giai đoạn 2009-2011.
Bảng 2.9: Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh khoản
Các chỉ số thanh khoản ĐVT 2009 2010 2011
Hệ số thanh toán hiện hành lần 0,97 1,02 1,03 Hệ số thanh khoản nhanh lần 1,85 0,95 1,03
Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty Xuất nhập khẩu Vinashin 2009-2011
* Khả năng thanh toán nhanh
Hệ số thanh khoản nhanh của Công ty tăng dần qua các năm. Năm 2009 là 0,85 lần, năm 2010 là 0,95 lần, năm 2011 là 1,03 lần. Nguyên nhân do giá trị hàng tồn kho giảm dần qua các năm. Năm 2011 hệ số này lớn hơn 1 có nghĩa là Công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ vay mà không cần bán hàng tồn kho.
Tuy nhiên, phần lớn tài sản lưu động sử dụng để tính toán hệ số này là các khoản phải thu nên Công ty cần có sự phân tích sâu bản chất của các khoản phải thu để có cách nhìn đúng về khả năng thanh toán của Công ty. Trong trường hợp các khoản phải thu không được trả đúng hạn như mong muốn, Công ty sẽ gặp rắc rối trong vấn đề thanh toán nợ vay. Do đó, để tăng cường khả năng tài chính Công ty cần gia tăng các tài sản lưu động khác.
2.2.2.2. Nhóm các hệ số về khả năng sinh lời
Bảng 2.10: Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời
Các chỉ số sinh lợi ĐVT 2009 2010 2011
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (ROS) % -24,07 0,72 108,36 Tỷ số lợi nhuận trên tài sản (ROA) % -0,21 0,06 1,92 Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) % -12,22 3,46 74,86
Nguồn: Báo cáo tài của Công ty Xuất nhập khẩu Vinashin 2009-2011
Qua số liệu từ bảng 2.10 cho thấy, tỷ số ROS, ROA và ROE được cải thiện qua các năm.
Năm 2009, tỷ số lợi nhuận trên doanh thu ROS là -24,7%, năm 2010 tăng lên 0,72%. Nguyên nhân do cả doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế đều tăng
40
lên đáng kể (doanh thu thuần tăng 805% và lợi nhuận sau thuế tăng 127%). Năm 2011, tỷ số lợi nhuận trên doanh thu tăng lên rất cao (108,36%). Nguyên nhân chính là do lợi nhuận sau thuế tăng lên (3.385%) trong khi doanh thu thuần giảm xuống (-76,9%). Điều này đồng nghĩa với việc một đồng doanh thu thuần tạo ra lợi nhuận sau thuế ngày càng tăng lên.
Tỷ số lợi nhuận trên tài sản (ROA) và -0,21%, 0,06% và 1,92% tương ứng với các năm 2009, 2010 và 2011. Mặc dù tỷ lệ ROA tăng lên qua các năm nhưng nhìn chung Công ty sử dụng tài sản với hiệu quả không cao.
-40,00 -20,00 0,00 20,00 40,00 60,00 80,00 100,00 120,00 2009 2010 2011 năm R O S , R O A , R O E ( % ) ROS ROA ROE
Hình 2.4: Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời
Nguồn: Số liệu từ bảng 2.10
Bên cạnh đó, tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) cũng không ngừng