Quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính Công ty xuất nhập khẩu Vinashin (Trang 34)

Ngày 31 tháng 10 năm 2003, Công ty Xuất nhập khẩu Vinashin được thành lập theo quyết định số 1051/QĐ-TCCB-LĐ của Hội đồng quản trị Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam, nay là Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam. Công ty hoạt động theo đăng ký kinh doanh số 0116000061 ngày 21/11/2003 và thay đổi lần hai ngày 07/09/2006 và Quyết định số 1052/QĐ- TCCB-LĐ ngày 31/10/2003 sửa đổi bổ sung ngày 20/12/2006.

Công ty hoạt động theo phương thức tự trang trải, được mở tài khoản ở ngân hàng, được sử dụng con dấu riêng, được tổ chức và hoạt động theo quy chế.

- Tên tiếng Việt:

CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU VINASHIN - Tên giao dịch tiếng Anh:

THE BRANCH OF VIETNAM SHIPBUILDING INDUSTRY GROUP – VINASHIN IMPORT – EXPORT COMPANY

- Tên viết tắt:

VINASHIN IMEX (VNSIMEX) - Số đăng ký kinh doanh: 0116000061

Đăng ký lần đầu ngày 21/11/2003

Thay đổi đăng ký lần 2 ngày 07/09/2006 Thay đổi đăng ký lần 3: Ngày 25/08/2009 - Địa chỉ trụ sở chính:

Tầng 5 Nhà A Số 109 Quán Thánh, phường Quán Thánh, quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội.

28

Fax: 047 344 762

Công ty xuất nhập khẩu Vinashin được thành lập với mục đích ban đầu là đáp ứng nhu cầu nhập khẩu vật tư thiết bị máy móc cho hoạt động đóng tàu của các công ty thuộc Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam. Khi mới thành lập, Công ty xuất nhập khẩu Vinashin chỉ có 2 nhân viên, nhưng đến nay, công ty đã có 28 cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, ngày càng đáp ứng được nhu cầu nhập khẩu thiết bị tàu biển của các công ty trong nước. Giá trị nhập khẩu vật tư thiết bị của Công ty tăng dần qua các năm và ngày càng thực hiện được nhiều hợp đồng có giá trị lớn.

Ta có thể thấy được bức tranh tổng quan về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty từ năm 2009-2011 qua một số chỉ tiêu sau:

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu về kết quả hoạt động của Công ty XNK Vinashin

Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011

Tổng tài sản bình quân Tỷ đồng 1.270,3 1.251,2 1.297,5 Vốn chủ sở hữu bình quân Tỷ đồng 21,6 20,7 33,2

Doanh thu thuần Tỷ đồng 11 99,3 23

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh Tỷ đồng (2,8) 4,6 24,5

Lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng (2,6) 0,7 24,9

Nguồn: Báo cáo tài chính và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Công ty Xuất nhập khẩu Vinashin 2009-2011

Tuy nhiên, khủng hoảng kinh tế thế giới kéo dài đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành đóng tàu xuất khẩu. Tập đoàn Vinashin rơi vào khủng hoảng, “gặp nhiều khó khăn rất lớn, bộc lộ nhiều yếu kém, sai phạm nghiêm trọng” [2]. Ngày 18/11/2010, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ký Quyết định 2108/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tái cơ cấu Vinashin, theo đó chia tập đoàn ra làm ba phần. Hai phần chuyển giao cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines). Vinashin chỉ giữ lại các công ty con thuộc 3 lĩnh vực chính gồm công nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển; công nghiệp phụ trợ phục vụ cho việc đóng và sửa chữa tàu biển; đào tạo nâng cao tay nghề cho cán bộ, công nhân công nghiệp tàu biển.[8]

29

Trong nội dung thực hiện Đề án tái cơ cấu trên, Tập đoàn Vinashin ra quyết định số 593/QĐ-CNT ngày 29/06/2011 phê duyệt phương án tái cơ cấu Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Tư vấn, Đầu tư và Thương mại; Công ty xuất nhập khẩu Vinashin; Trung tâm tư vấn quản lý đầu tư và kiểm định xây dựng. Theo đó, Công ty xuất nhập khẩu Vinashin chấm dứt hoạt động theo quyết định số 595/QĐ-CNT ngày 29/06/2011. Toàn bộ bộ máy tổ chức của Công ty chuyển về Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Tư vấn, Đầu tư và Thương mại (INTRACO).

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính Công ty xuất nhập khẩu Vinashin (Trang 34)