Phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính Công ty xuất nhập khẩu Vinashin (Trang 28)

Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất với chi phí bỏ ra thấp nhất. Phân tích hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp là một vấn đề hết sức phức tạp. Tuy nhiên, ở góc độ phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các báo cáo tài chính thì việc phân tích chỉ giới hạn ở việc phân tích hiệu quả cuối cùng thông qua các chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được. Quá trình phân tích thông qua các chỉ tiêu sau:

Tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trên doanh thu thuần (ROS) phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh đã được trình bày trong phần 1.3.2.2.

Tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu thuần phản ánh kết quả của các hoạt động mà doanh nghiệp tiến hành, cho biết cứ 100 đồng doanh thu thuần có bao nhiều đồng lợi nhuận.

22

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu thuần =

Lợi nhuận trước thuế Doanh thu thuần

Tỷ số lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh, cho biết cứ 100 đồng doanh thu thuần có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần =

Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn phản ánh bình quân trong kỳ kinh doanh được trình bày trong phần 1.3.2.2.

Số vòng quay của tổng tài sản bình quân trong kỳ kinh doanh được trình bày trong phần 1.3.2.3.

1.5 Một số phƣơng pháp phân tích tài chính

Để tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh cũng như phân tích hoạt động tài chính, các nhà phân tích sử dụng kết hợp các phương pháp phân tích với nhau để đánh giá tình hình doanh nghiệp một cách chính xác nhất, nhanh nhất. Các phương pháp phân tích phổ biến thường thấy là: phương pháp so sánh, phương pháp phân tích tỷ lệ, phương pháp Dupont.

1.5.1 Phương pháp so sánh

Điều kiện để áp dụng phương pháp so sánh là các chỉ tiêu tài chính phải thống nhất về không gian, thời gian, nội dung, tính chất và đơn vị tính toán,... và theo mục đích phân tích mà xác định số gốc so sánh. Gốc so sánh được chọn là gốc về mặt thời gian hoặc không gian, kỳ phân tích được lựa chọn là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch, giá trị so sánh có thể lựa chọn bằng số tuyệt đối, số tương đối hoặc số bình quân; nội dung so sánh bao gồm:

So sánh giữa số thực hiện trong kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xu hướng thay đổi về tài chính doanh nghiệp. Đánh giá sự tăng trưởng hay thụt lùi trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

23

So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để thấy rõ mức độ phấn đấu của doanh nghiệp.

So sánh giữa số liệu của doanh nghiệp với số liệu trung bình ngành của các doanh nghiệp khác để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp mình tốt hay xấu, được hay chưa được.

So sánh theo chiều dọc để xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng thể, so sánh chiều ngang của nhiều kỳ để thấy được sự biến đổi cả về số lượng tương đối và tuyệt đối của một chỉ tiêu nào đó qua các niên độ kế toán liên tiếp.

1.5.2 Phương pháp phân tích chỉ số

Phương pháp này dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài chính trong các quan hệ tài chính. Sự biến đổi các tỷ lệ, cố nhiên là sự biến đổi của các đại lượng tài chính. Trong mục 1.3.2, tác giả đã nêu ra các nhóm chỉ số đặc trưng, phản ánh những nội dung cơ bản theo các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. Đó là các nhóm hệ số về khả năng thanh toán, nhóm các hệ số lợi nhuận, nhóm tỷ số sử dụng tài sản, nhóm tỷ số quản lý nợ, nhóm tỷ số về khả năng tăng trưởng. Mỗi nhóm chỉ số lại bao gồm nhiều tỷ số phản ánh riêng lẻ, từng bộ phận của hoạt động tài chính trong mỗi trường hợp khác nhau, tùy theo giác độ phân tích, người phân tích lựa chọn các nhóm chỉ tiêu khác nhau để phục vụ mục tiêu phân tích của mình.

1.5.3 Phương pháp phân tích Dupont

Công ty Dupont là công ty đầu tiên ở Mỹ sử dụng các mối quan hệ tương hỗ giữa các tỷ lệ tài chính chủ yếu để phân tích các tỷ số tài chính. Vì vậy, nó được gọi là phương pháp phân tích Dupont. Với phương pháp này, các nhà phân tích sẽ nhận biết được các nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng tốt, xấu trong hoạt động của doanh nghiệp. Đây là kỹ thuật phân tích bằng cách chia tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA) và tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) thành những bộ phận có liên hệ với nhau để đánh giá tác động của từng

24

bộ phận lên kết quả sau cùng. Kỹ thuật phân tích Dupont dựa vào hai phương trình căn bản dưới đây, gọi chung là phương trình Dupont.

ROA =

Lợi nhuận sau thuế x

Doanh thu thuần =

Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần Tổng tài sản Tổng tài sản

ROE = Lợi nhuận sau thuế x Doanh thu thuần x Tổng tài sản = Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu Tỷ lệ tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu có thể biến đổi thành (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng tài sản =

Tổng tài sản

=

1 Vốn chủ sở hữu Tổng tài sản – Nợ phải trả

1 -

Nợ phải trả Tổng tài sản

Từ đây ta thấy sử dụng nợ có tác dụng khuyếch đại doanh lợi vốn chủ sở hữu nếu doanh nghiệp có lợi nhuận trong kỳ, hệ số nợ càng lớn thì lợi nhuận càng cao và ngược lại, nếu doanh nghiệp đang bị lỗ thì sử dụng nợ càng tăng số lỗ.

Phương pháp phân tích Dupont có ưu điểm lớn là giúp nhà phân tích phát hiện và tập trung vào các yếu điểm của doanh nghiệp. Nếu doanh lợi vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp thấp hơn các doanh nghiệp khác trong cùng ngành thì nhà phân tích có thể dựa vào hệ thống các chỉ tiêu theo phương pháp phân tích Dupont để tìm ra nguyên nhân chính xác. Ngoài việc được sử dụng để so sánh với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành, các chỉ tiêu đó có thể được dùng để xác định xu hướng hoạt động của doanh nghiệp trong một thời kỳ, từ đó phát hiện ra những khó khăn doanh nghiệp có thể sẽ gặp phải. Nhà phân tích nếu biết kết hợp phương pháp phân tích chỉ số và phương pháp phân tích Dupont sẽ góp phần nâng cao hiệu quả phân tích tài chính doanh nghiệp.

25

Có nhiều cách thức khác nhau để tiến hành phân tích tài chính doanh nghiệp, một trong những quy trình được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá là tối ưu hiện nay:

* Bước 1: Phân tích khái quát tình hình tài chính qua các báo cáo tài chính: Từ các báo cáo tài chính: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Bảng cân đối kế toán, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ tiến hành phân tích khái quát các mặt:

- Sự biến động của tài sản và nguồn vốn

- Kết quả hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. - Số dư thuần tiền mặt trong kỳ và số dư cuối kỳ.

- Biến động của doanh thu, chi phí và lợi nhuận.

* Bước 2: Phân tích chi tiết:

Sau khi phân tích khái quát, tiến hành phân tích chi tiết các tỷ số tài chính:

- Phân tích hiệu quả tài chính thông qua các nhóm chỉ tiêu:

+ Khả năng sinh lời

+ Khả năng quản lý tài sản.

- Phân tích rủi ro tài chính thông qua các nhóm chỉ tiêu:

+ Khả năng thanh toán + Khả năng quản lý nợ

* Bước 3: Phân tích tổng hợp qua các chỉ tiêu: - Phân tích Du Pont

- Phân tích đòn bẩy

* Bước 4: Đối chiếu các chỉ số tài chính hiện nay với các chỉ số tài chính mục tiêu, đưa ra nhận xét và đề xuất biện pháp cải thiện tình hình tài chính.

* Bước 5: Đưa ra Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh sau giải pháp.

26

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Phân tích tài chính doanh nghiệp là một công việc vô cùng quan trọng và cần thiết đối với tất cả các doanh nghiệp từ lớn đến nhỏ. Việc đưa ra mục tiêu, căn cứ và khuôn khổ để phân tích là điều không thể thiếu, nó giúp cho doanh nghiệp tiến hành phân tích tài chính một cách khoa học hơn, chính xác hơn và kịp thời hơn. Trong chương 1, tác giả đã hệ thống được những lý luận cần thiết để tiến hành phân tích tài chính của Công ty XNK Vinashin trong chương 2.

27

Chƣơng 2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thực trạng tài chính tại Công ty xuất nhập khẩu Vinashin 2.1. Khái quát về Công ty xuất nhập khẩu Vinashin

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Ngày 31 tháng 10 năm 2003, Công ty Xuất nhập khẩu Vinashin được thành lập theo quyết định số 1051/QĐ-TCCB-LĐ của Hội đồng quản trị Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam, nay là Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam. Công ty hoạt động theo đăng ký kinh doanh số 0116000061 ngày 21/11/2003 và thay đổi lần hai ngày 07/09/2006 và Quyết định số 1052/QĐ- TCCB-LĐ ngày 31/10/2003 sửa đổi bổ sung ngày 20/12/2006.

Công ty hoạt động theo phương thức tự trang trải, được mở tài khoản ở ngân hàng, được sử dụng con dấu riêng, được tổ chức và hoạt động theo quy chế.

- Tên tiếng Việt:

CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU VINASHIN - Tên giao dịch tiếng Anh:

THE BRANCH OF VIETNAM SHIPBUILDING INDUSTRY GROUP – VINASHIN IMPORT – EXPORT COMPANY

- Tên viết tắt:

VINASHIN IMEX (VNSIMEX) - Số đăng ký kinh doanh: 0116000061

Đăng ký lần đầu ngày 21/11/2003

Thay đổi đăng ký lần 2 ngày 07/09/2006 Thay đổi đăng ký lần 3: Ngày 25/08/2009 - Địa chỉ trụ sở chính:

Tầng 5 Nhà A Số 109 Quán Thánh, phường Quán Thánh, quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội.

28

Fax: 047 344 762

Công ty xuất nhập khẩu Vinashin được thành lập với mục đích ban đầu là đáp ứng nhu cầu nhập khẩu vật tư thiết bị máy móc cho hoạt động đóng tàu của các công ty thuộc Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam. Khi mới thành lập, Công ty xuất nhập khẩu Vinashin chỉ có 2 nhân viên, nhưng đến nay, công ty đã có 28 cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, ngày càng đáp ứng được nhu cầu nhập khẩu thiết bị tàu biển của các công ty trong nước. Giá trị nhập khẩu vật tư thiết bị của Công ty tăng dần qua các năm và ngày càng thực hiện được nhiều hợp đồng có giá trị lớn.

Ta có thể thấy được bức tranh tổng quan về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty từ năm 2009-2011 qua một số chỉ tiêu sau:

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu về kết quả hoạt động của Công ty XNK Vinashin

Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011

Tổng tài sản bình quân Tỷ đồng 1.270,3 1.251,2 1.297,5 Vốn chủ sở hữu bình quân Tỷ đồng 21,6 20,7 33,2

Doanh thu thuần Tỷ đồng 11 99,3 23

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh Tỷ đồng (2,8) 4,6 24,5

Lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng (2,6) 0,7 24,9

Nguồn: Báo cáo tài chính và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Công ty Xuất nhập khẩu Vinashin 2009-2011

Tuy nhiên, khủng hoảng kinh tế thế giới kéo dài đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành đóng tàu xuất khẩu. Tập đoàn Vinashin rơi vào khủng hoảng, “gặp nhiều khó khăn rất lớn, bộc lộ nhiều yếu kém, sai phạm nghiêm trọng” [2]. Ngày 18/11/2010, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ký Quyết định 2108/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tái cơ cấu Vinashin, theo đó chia tập đoàn ra làm ba phần. Hai phần chuyển giao cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines). Vinashin chỉ giữ lại các công ty con thuộc 3 lĩnh vực chính gồm công nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển; công nghiệp phụ trợ phục vụ cho việc đóng và sửa chữa tàu biển; đào tạo nâng cao tay nghề cho cán bộ, công nhân công nghiệp tàu biển.[8]

29

Trong nội dung thực hiện Đề án tái cơ cấu trên, Tập đoàn Vinashin ra quyết định số 593/QĐ-CNT ngày 29/06/2011 phê duyệt phương án tái cơ cấu Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Tư vấn, Đầu tư và Thương mại; Công ty xuất nhập khẩu Vinashin; Trung tâm tư vấn quản lý đầu tư và kiểm định xây dựng. Theo đó, Công ty xuất nhập khẩu Vinashin chấm dứt hoạt động theo quyết định số 595/QĐ-CNT ngày 29/06/2011. Toàn bộ bộ máy tổ chức của Công ty chuyển về Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Tư vấn, Đầu tư và Thương mại (INTRACO).

2.1.2. Chức năng hoạt động

Công ty xuất nhập khẩu Vinashin thực hiện hoạt động kinh doanh trên các lĩnh vực: xuất nhập khẩu, kinh doanh và đầu tư, dịch vụ

-Xuất nhập khẩu:

 Vật tư, thiết bị cơ khí (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Phụ tùng, phụ kiện tàu thuỷ

 Các loại hàng hoá có liên quan đến ngành công nghiệp tàu thuỷ

 Vật tư thiết bị giao thông vận tải -Kinh doanh và đầu tư:

 Kinh doanh tổng thầu đóng mới và sửa chữa tàu thuỷ, thiết bị và phương tiện mới, chế tạo kết cấu thép giàn khoan

 Kinh doanh thép đóng tàu, thép cường độ cao -Dịch vụ

 Dịch vụ hàng hải: môi giới hàng hải, bốc dỡ hàng hải, hoạt động kho bãi và các hoạt động khác hỗ trợ vận tải

 Dịch vụ logistic, giao nhận và vận chuyển hàng hoá quốc tế

 Dịch vụ du lịch, khách sạn

 Đại lý hàng hoá và môi giới mua bán tàu biển, đại lý vận tải.

30

Công ty Xuất nhập khẩu Vinashin có tổ chức quan hệ trực tuyến trong phạm vi nội bộ và có quan hệ tham mưu đối với các bộ phận khác của Tập đoàn. Cơ cấu tổ chức bộ máy gồm: 1 giám đốc và 4 phòng nghiệp vụ [phòng nội chính (gồm tài chính kế toán, tổ chức nhân sự và hành chính); phòng kinh doanh; phòng kế hoạch dự án; phòng giao nhận (quản lý hai văn phòng đại diện tại Hải Phòng và Thành phố Hồ Chí Minh).

- Phòng nội chính: tham mưu cho lãnh đạo công ty về công tác quản lý cán bộ, lao động, tài chính - kế toán, quản trị hành chính.

- Phòng kinh doanh: tham mưu cho lãnh đạo công ty về toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty.

- Phòng giao nhận: tham mưu cho lãnh đạo công ty về công tác giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu.

- Phòng kế hoạch dự án: Tham mưu cho lãnh đạo công ty về công tác liên quan đến dự án đóng mới và lập kế hoạch vật tư và nguồn vốn cho dự án đóng mới.

Công ty xuất nhập khẩu Vinashin là một công ty mới thành lập với quy mô và số vốn nhỏ nên số lượng các cấp và các bộ phận quản trị trong công ty không lớn. Người đứng đầu tổ chức là Giám đốc có quyền tự quyết định rất lớn và báo cáo trực tiếp cho Tổng giám đốc điều hành của công ty mẹ. Dưới giám đốc là một phó giám đốc và các phòng ban. Các phòng ban này trực tiếp chịu sự điều hành của giám đốc. Đây là một mô hình tổ chức đơn giản, gọn nhẹ, giữa các thành viên trong công ty có sự gắn bó chặt chẽ, tạo không khí hoà hợp trong công ty.

100% cán bộ công nhân viên trong Công ty XNK Vinashin đều có trình độ Đại học và trên Đại học, 98% cán bộ công nhân viên sử dụng thành thạo Tiếng Anh trong giao dịch đàm phán với đối tác nước ngoài do đó Công ty XNK

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính Công ty xuất nhập khẩu Vinashin (Trang 28)