Phân tích tình hình và khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính Công ty xuất nhập khẩu Vinashin (Trang 52)

* Phân tích tình hình thanh toán:

Phân tích tình hình thanh toán cho thấy Công ty đi chiếm dụng vốn của đối tác hay bị đối tác chiếm dụng vốn. Tình hình thanh toán của công ty trong giai đoạn 2009-2011 được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.13: Tình hình thanh toán của Công ty XNK Vinashin

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2011

Các khoản phải thu 991.315,7 1.039.485,9 1.338.802,4

Các khoản phải thu ngắn hạn 991.315,7 1.039.485,9 1.338.802,4

Phải thu khách hàng 762.743,4 830.461,4 1.176.386,0

46

Phải thu nội bộ ngắn hạn - - -

Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng - - -

Các khoản phải thu khác 3.729,6 3.660,4 39,1

Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (14.303,8) (26.510,0) (29.349,2)

Các khoản phải thu dài hạn - - -

Các khoản phải trả 1.281.382,0 1.179.724,3 1.348.798,2

Nợ ngắn hạn 1.281.382,0 1.179.724,3 1.348.798,2

Vay và nợ ngắn hạn 781.022,9 696.549,6 713.213,0

Phải trả người bán 271.031,8 153.200,3 79.227,4

Người mua trả tiền trước 131.319,8 142.776,1 238.152,2

Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 191,4 3.453,2 8.164,7

Phải trả người lao động - - -

Chi phí phải trả 89.095,9 175.024,9 293.212,2

Phải trả nội bộ 7.834,1 7.834,1 5.702,6

Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng - - -

Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 886,2 886,2 11.119,1

Dự phòng phải trả ngắn hạn - - -

Quỹ khen thưởng, phúc lợi - - 7,0

Nợ dài hạn - - -

Chênh lệch (Các khoản phải thu – Các khoản

phải trả) (290.066,3) (140.238,4) (9.995,8)

Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty Xuất nhập khẩu Vinashin 2009-2011

Từ bảng 2.13, ta có hình 2.5 0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 1400000 2009 2010 2011

C ác khoản phải thu C ác khoản phải trả

Hình 2.5: Các khoản phải thu, phải trả của Công ty giai đoạn 2009-2011

47

Bảng 2.13 và hình 2.5 cho thấy các khoản phải trả của Công ty luôn trong tình trạng lớn hơn các khoản phải thu. Năm 2009, các khoản phải trả cao gấp 1,3 lần các khoản phải thu. Tỷ lệ này năm 2010 và 2011 là 1,1 lần và 1,0 lần. Những con số này phản ánh Công ty đã chiếm dụng vốn của đối tác.

* Phân tích khả năng thanh toán

Bảng 2.14: Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán

Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011

Hệ số thanh khoản hiện hành Lần 0,97 1,02 1,03 Hệ số khả năng thanh toán nhanh Lần 0,81 0,95 1,03 Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn Lần 1,04 1,04 1,07 Vòng quay các khoản phải thu Lần 0,01 0,10 0,02 Vòng quay các khoản phải trả Lần 0,06 -0,04 -0,04 Kỳ thu tiền bình quân Ngày 32136,28 3681,68 18639,11

Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty Xuất nhập khẩu Vinashin 2009-2011

Qua phân tích trên cho thấy hệ số thanh khoản hiện hành, hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty đều lớn hơn 1 điều này cho thấy tổng tài sản của Công ty có khả năng thanh toán hết các khoản nợ và những tài sản của Công ty có thể chuyển đổi trong thời gian dưới 1 năm có thể thanh toán cho nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, phần lớn tài sản lưu động được cấu thành từ các khoản phải thu ngắn hạn nên khi có phát sinh trong việc thu hồi các khoản nợ này sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng thanh toán của Công ty.

Hệ số thanh toán nhanh của công ty tăng lên qua các năm (0,81 lần năm 2009; 0,95 lần năm 2010; 1,03 lần năm 2011) cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng số tiền hiện có và tài sản có thể chuyển đổi nhanh thành tiền của Công ty ngày càng tăng. Đây là dấu hiệu tích cực đối với công ty và các chủ nợ.

Năm 2011, vòng quay các khoản phải thu (0,02 lần) giảm hẳn so với năm 2010 (0,1 lần). Nguyên nhân chính là do doanh thu trong năm 2011 giảm mạnh. Mức độ bị chiếm dụng vốn của Công ty tăng nhẹ so với năm 2010 trong khi tình

48

hình thu hồi nợ của Công ty đã tăng lên đột biến (kỳ thu tiền bình quân năm 2011 là 18.639 ngày).

Về mức độ chiếm dụng vốn, vòng quay các khoản phải trả có xu hướng giảm xuống, năm 2009 có hệ số 0.06 lần, năm 2010 và 2011 là -0,04 lần. Nhìn chung, số vòng quay các khoản phải trả của Công ty quá thấp, điều này ảnh hưởng không tốt đến xếp hạng tín dụng của Công ty. Khi chỉ số vòng quay các khoản phải trả quá nhỏ (đồng nghĩa với việc các khoản phải trả lớn), Công ty phải đối mặt với nhiều tiềm ẩn rủi ro về khả năng thanh khoản mặc dù, việc chiếm dụng khoản vốn này có thể sẽ giúp Công ty giảm được chi phí về vốn. Trong điều kiện khó khăn của nền kinh tế, duy trì hoạt động và tồn tại sẽ là mục tiêu quan trọng nhất, nên việc hạ thấp tỷ lệ vay nợ có thể là một quyết định hợp lý của Công ty. Do đó, Công ty nên cân đối giữa các khoản phải trả và tài sản của Công ty theo một tỷ lệ an toàn nhất trong điều kiện hiện tại.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính Công ty xuất nhập khẩu Vinashin (Trang 52)