Kỳ hạn của nguồn vốn luôn là một yếu tố quan trọng để đánh giá chất lượng nguồn vốn của một ngân hàng. Cơ cấu vốn theo kỳ hạn sẽ cho biết mức độ cao hay thấp đối với khả năng xảy ra rủi ro thanh khoản. Hơn nữa, một cơ cấu vốn theo kỳ hạn có phù hợp hay không sẽ quyết định trực tiếp đến lãi suất đầu ra của ngân hàng và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của ngân hàng. Do đó NHNT CN Đà Lạt luôn chú trọng vào sự an toàn trong kinh doanh.
52
Bảng 2.6.a - Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn
Đơn vị : Tỷ đồng Năm 2008 2009 2010 2011 Chỉ tiêu Doanh số Tỷ trọng % Doanh số Tỷ trọng % Doanh số Tỷ trọng % Doanh số Tỷ trọng % Tiền gửi không kỳ hạn 183.876 22.22 298.695 26.81 311.178 27.31 256.433 23.12 Tiền gửi có kỳ hạn 643.675 77.78 815.368 73.19 828.162 72.69 852.578 76.88
(Nguồn : Bảng cân đối kế toán các năm tại NHNT CN Đà Lạt)
Ta thấy, vốn không kỳ hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn. Nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế chỉ chiếm 19.35 % còn lại là huy động từ dân cư chiếm 77.40 %. Như vậy, nguồn vốn của chi nhánh là tương đối ổn định.
Đơn vị : Tỷ đồng
Hình 2.5 - Biểu đồ cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn
53
Qua bảng số liệu ta thấy tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn tăng trưởng trong các năm. Năm 2009, Tiền gửi có kỳ hạn là 815.368 tỷ tăng 26.67 % so với năm 2008 là 643.675 và chiếm 73.19% tổng vốn huy động năm 2009. Đến năm 2010 và 2011 thì tổng tiền gửi kỳ hạn cũng tăng lên đáng kể đạt 828.162 tỷ trong năm 2010 và 852.578 tỷ trong năm 2011. Đây là một nguồn tiền quan trọng cho công tác sử dụng vốn dài hạn.
Tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng cũng tăng đều. Đây quả là một sự cố gắng đáng khích lệ. Nhưng riêng năm 2011 có sự giảm sút của tiền gửi không kỳ hạn do nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên tiền gửi có kỳ hạn lại tăng mạnh vì do lãi suất tăng mạnh nên người dân tranh thủ gửi vào ngân hàng loại có kỳ hạn để được hưởng lãi suất cao hiếm có. Có người cũng tranh thủ thời điểm này rút tiền từ tiền gửi không kỳ hạn để chuyển sang có kỳ hạn để thu lãi. Nhìn chung tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng còn thấp so với tổng vốn huy động. Đây cũng là một lợi thế cho ngân hàng có được nguồn vốn ổn định cho đầu tư và cho vay.
Để hiểu thêm về nguồn huy động được từ các tổ chức và cá nhân này ta xem bảng kết cấu vốn huy động theo tiền gửi của các tổ chức kinh tế và tiền gửi tiết kiệm dân cư sau:
Bảng 2.6.b - Kết cấu tiền gửi các tổ chức kinh tế năm 2009
Đơn vị : Tỷ quy đồng
Tiền gửi các Tổ chức kinh tế Nội tệ Ngoại tệ
- Tiền gửi KKH 174,33 15,30
- Tiền gửi có KH dưới 12T 9,126 21,07
- Tiền gửi có KH trên 12T 3 -
Tổng cộng 186,456 36,37
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2009 tại NHNT CN Đà Lạt)
Ghi chú: KKH : Không kỳ hạn; TG KH :Tiền gửi kỳ hạn; T :Tháng
Qua việc huy động vốn của các tổ chức kinh tế cũng nói lên sự thu hút khách hàng và uy tín của ngân hàng trong hoạt động kinh doanh. Bởi vì các tổ chức kinh tế có mối làm ăn lâu dài và xu hướng không ngừng phát triển, thực sự là bạn hàng quan
54
trọng trong việc tạo vốn của ngân hàng. Hơn nữa trong giai đoạn hiện nay, các tổ chức kinh tế đang có nhu cầu lớn về tín dụng và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế quốc dân. Tại NHNT CN Đà Lạt nguồn tiền này tuy chưa phải là cao, nhưng nó có xu hướng tăng. Ngân hàng hiện nay rất quan tâm đến tiền gửi của các doanh nghiệp, đặc biệt là tiền gửi không kỳ hạn, bởi vì chi phí thấp và nó gắn liền với nhiều các tiện ích khác giữa khách hàng với ngân hàng.
Chính vì vậy mà NHNT CN Đà Lạt đã cung cấp dịch vụ mở tài khoản miễn phí cho các doanh nghiệp như: Tài khoản tiền gửi thanh toán, Tài khoản tiền gửi có kỳ hạn và các tài khoản đặc biệt như : Chuyên chi, Chuyên thu, đầu tư tự động…Ngoài ra NHNT CN Đà Lạt còn cung cấp dịch vụ quản lý vốn tập trung cho các doanh nghiệp. Nguồn vốn tại các tài khoản của đơn vị thành viên của khách hàng có thể tự động chuyển về một tài khoản trung tâm, qua đó khách hàng có thể theo dõi, khai thác các thông tin về giao dịch tài chính trong toàn bộ doanh nghiệp mình. Việc tập trung vốn như vậy không có nghĩa là đơn vị thành viên sẽ không còn nguồn lực tài chính, ngược lại dịch vụ quản lý vốn tập trung vẫn có những chọn lựa hết sức linh hoạt cho khách hàng đó là khách hàng có thể thoả thuận để duy trì số dư tối thiểu nhất định cho các tài khoản của đơn vị thành viên. Như vậy Doanh nghiệp vừa đáp ứng nhu cầu vốn của đơn vị thành viên, vừa giải quyết tình trạng thừa, thiếu cục bộ tại các đơn vị thành viên, tránh tình trạng nơi dư vốn nhàn rỗi, nơi thiếu lại phải đi vay từ bên ngoài.
Bảng 2.6.c - Kết cấu tiền gửi tiết kiệm dân cƣ
Đơn vị : Tỷ quy đồng
Tiền gửi Tiết kiệm dân cư Nội tệ Ngoại tệ
-Tiền gửi KKH 3.19 13.224
- Tiền gửi có KH dưới 12T 167.86 198.85
- Tiền gửi có KH trên 12T 145.56 273.02
Tổng cộng 316.61 485.094
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2009 tại NHNT CN Đà Lạt)
55
Đây là tiền thu nhập của dân cư chưa sử dụng được gửi vào ngân hàng để lấy lãi. Nó thực sự là nguồn vốn quan trọng đối với ngân hàng. Sự biến động của nguồn vốn này phụ thuộc chặt chẽ vào sự biến động của giá cả thị trường, chính sách lãi suất của ngân hàng. Tính đến 31/12/2009 tổng vốn huy động tiết kiệm dân cư là 801.704 tỷ quy đồng. Trong đó, Tiền gửi nội tệ là 316.61 tỷ chiếm 39.5 % và tiền gửi ngoại tệ là 485.094 tỷ chiếm 60.5 % so với tổng vốn huy động. Nhìn vào số liệu trên ta thấy tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn trên 12 tháng là lớn nhất, chiếm 52.21 %; tiếp theo là tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm 45.74 %, đây là nguồn vốn mà ngân hàng có thể chiếm dụng để cho vay trung dài hạn các doanh nghiệp. Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn chỉ chiếm 2.05% tiền gửi dân cư. Đối với khoản tiền gửi này, ngân hàng phải trả cho người gửi tiền bất cứ lúc nào mà họ cần không phải báo trước. Nhưng số dư tài khoản này thường ít và biến động không lớn nên ngân hàng có thể tận dụng nguồn này để đầu tư.
Xác định đây là nguồn vốn rất quan trọng của ngân hàng nên NHNT CN Đà Lạt đã đưa ra rất nhiều biện pháp để thu hút tiền gửi tiết kiệm của dân cư như:
Ngân hàng đã mở thêm phòng giao dịch Hòa Bình ngay khu trung tâm thành phố Đà Lạt và điểm giao dịch gần chợ Đà Lạt. Đây là các điểm giao dịch thuận tiện cho khách hàng gửi tiền và rút tiền, là cánh tay nối dài để đưa các dịch vụ đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng. Trong thời gian vừa qua ngân hàng đã không ngừng cải tiến sản phẩm, đa dạng hoá các hình thức gửi tiền, đưa ra nhiều loại kỳ hạn và hình thức trả lãi khác nhau... Do vậy đã thu hút được một lượng lớn các khách hàng gửi tiền vào ngân hàng.
Ngân hàng đã nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên, thay đổi công nghệ ngân hàng giúp dễ dàng cho quá trình giao dịch với khách hàng, toàn bộ các giao dịch của khách hàng với ngân hàng đều được thông qua mạng máy tính trực tuyến. Do đó khách hàng có thể gửi tiền một nơi và rút tiền bất cứ điểm giao dịch nào của ngân hàng. Điều làm giảm thời gian giao dịch và thuận tiện cho khách hàng khi gửi và rút tiền càng ngày càng làm cho khách hàng gắn bó với NHNT CN Đà Lạt.
56
Bảng 2.6.d -Tình hình tổng tài khoản tại Chi nhánh NHNT Đà Lạt
Đơn vị:Tài khoản
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011
Tài khoản cá nhân 20,653 29,029 37,408 44,370
Tài khoản tổ chức-tín dụng 22 586 747 964
(Nguồn: Báo cáo tông kết kết quả kinh doanh của NHNT CN Đà Lạt.)
Từ năm 2009 mở được 29,029 tài khoản cá nhân, năm 2010 là 37,408 tài khoản cá nhân thì đến năm 2011 là 44,370 tài khoản, đạt 121,12% so với năm 2010, từ 747 tài khoản của tổ chức kinh tế thì năm 2011 là 964 tài khoản đạt 129.05% so với năm 2010, đưa tổng số khách hàng có quan hệ tài khoản với NHNT Chi nhánh Đà Lạt đạt con số trên 45.334 tài khoản. Thương hiệu NHNT VN thực sự là một sức hút đối với khách hàng. Bên cạnh đó, công nghệ của NHNT VN được đánh giá là hiện đại so với các ngân hàng khác. Đây là lợi thế của NHNT VN nói chung và NHNT CN Đà Lạt nói riêng