0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐÀ LẠT (Trang 40 -40 )

Nhân tố khách quan là những nhân tố bên ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng. Đối với nhóm nhân tố này ngân hàng cần thích ứng một cách tốt nhất, nó bao gồm : môi trường kinh tế chính trị xã hội , các nhân tố pháp lý, sự chỉ đạo của ngân hàng mẹ, tâm lý tập quán của khách hàng…

Môi trường kinh tế chính trị xã hội

Bất cứ ngân hàng nào cũng có môi trường kinh tế, chính trị, xã hội. Các chỉ tiêu kinh tế như Tốc độ tăng trưởng, chỉ số lạm phát, thu nhập dân cư…ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động của ngân hàng, nhất là hoạt động huy động vốn. Nếu nền kinh tế chính trị ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động huy động vốn. Nền kinh tế ổn định làm cho thu nhập dân cư ngày càng được cải thiện và ổn định, tạo điều kiện cho nguồn tiền vào các ngân hàng ngày càng gia tăng, số vốn huy động được dồi dào, trong khi đó cơ hội đầu tư cũng được mở rộng. Đặc biệt, trong điều kiện mở rộng quan hệ hợp tác với các nước ngày một tăng, mọi sự biến động về kinh tế, chính tri, xã hội của một nước sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiêp, các ngân hàng thương mại không chỉ trong nước mà ảnh hưởng đến cả ngoài nước.

Chính sách điều tiết vĩ mô

Hệ thống ngân hàng Việt nam vẫn đang hoạt động theo cơ chế thị trường nhưng có sự điều tiết quản lý của cơ quan Nhà nước. Tuỳ vào tình hình kinh tế xã hội cụ thể mà Chính phủ, NHTW sẽ thực thi chính sách tiền tệ mở rộng hoặc chính sách

33

tiền tệ thắt chặt. Khi nền kinh tế đang cần vốn cho đầu tư phát triển thì NHNN thực thi các chính sách như giảm lãi suất chiết khấu, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc….còn khi nền kinh tế phát triển quá nóng, lạm phát gia tăng, NHNN sẽ tiến hành tăng lãi suất chiết khấu, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc…. nhằm rút bớt tiền đồng ra khỏi lưu thông.

Cơ chế điều chuyển vốn giữa hội sở chính và chi nhánh

Sự điều chuyển vốn giữa Hội sở chính và các chi nhánh luôn là một vấn đề phức tạp đối với mỗi ngân hàng lớn. Cơ chế điều chuyển vốn sẽ tác động trực tiếp đến thu nhập cũng như khả năng huy động vốn của từng chi nhánh. Có ngân hàng chủ trương nâng cao tính tự chủ, chủ động cho các chi nhánh trong công tác huy động vốn và sử dụng vốn. Tuy nhiên cơ chế này sẽ làm cho các chi nhánh huy động nguồn vốn ngắn hạn và đầu tư dài hạn vào Hội sở chính làm cho chi phí trả lãi tại Hội sở chính tăng, điều này dễ gây rủi ro kỳ hạn cho các chi nhánh. Để khắc phục nhược điểm này các ngân hàng có thể áp dụng cơ chế điều chuyển vốn giữa Hội sở chính và các chi nhánh – Các chi nhánh sẽ huy động và gửi tất cả lên Hội sở chính đúng với kỳ hạn huy động của mình và khi muốn sử dụng thì lại vay từ Hội sở chính với mức lãi suất ưu đãi. Cơ chế này giúp các chi nhánh tránh được rủi ro kỳ hạn và làm giảm chi phí trả lãi của Hội sở chính. Mặc dù vậy nhưng cơ chế này lại làm giảm tính chủ động trong việc huy động và sử dụng vốn của các chi nhánh. Hơn nữa, hiệu quả sử dụng vốn không đạt tối ưu vì khi tiền gửi được gửi tại Hội sở chính theo kỳ hạn danh nghĩa nhưng trong thực tế các ngân hàng lại hoạt động huy động vốn theo kỳ hạn thực tế. Hội sở chính sẽ không biết rõ được tính chất của nguồn vốn, kỳ hạn thực của nguồn vốn vì vậy sẽ sử dụng vốn không hiệu quả, gây lãng phí rất lớn. Hơn nữa sẽ làm cho mối quan hệ giữa khách hàng và chi nhánh ít bền chặt và sẽ tác động không nhỏ đến tổng vốn huy động.

Tâm lý tập quán của khách hàng.

Tâm lý khách hàng là một trong các yếu tố quan trọng. Bất cứ khách hàng nào khi đem vốn của mình đi đầu tư cũng muốn đồng vốn của mình sinh lời. Đó là sự mong muốn của công chúng đầu tư. Tuy nhiên, trong thực tế một số ngân hàng thương mại không quan tâm đúng mức yếu tố này. Đây cũng là một nguyên nhân

34

gây mất lòng tin của khách hàng đối với ngân hàng, do vậy ngân hàng mất đi một lượng khách hàng lớn (đồng nghĩa với việc giảm quy mô của nguồn vốn huy động) làm ảnh hưởng tới uy tín của ngân hàng trên thị trường. Chính vì vậy, các nhà quản lý ngân hàng phải nghiên cứu tâm lý, nhu cầu của khách hàng từ đó đưa ra những giải pháp thích hợp nhằm khơi dậy lòng tin của khách hàng đối với ngân hàng. Ngân hàng phải có địa điểm giao dịch thuận tiện, đây là yếu tố cần thiết nhằm thu hẹp không gian, rút ngắn thời gian cho khách hàng khi đến giao dịch. Tạo điều kiện cho khách hàng mở rộng khối lượng giao dịch, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng huy động vốn. Nhân viên ngân hàng phải thường xuyên giúp đỡ khách hàng, tạo cho khách hàng niềm tin vào ngân hàng. Từ đó khách hàng thấy được sự quan tâm của ngân hàng đối với mình và sẵn sàng tìm đến ngân hàng khi có nhu cầu.

35

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐÀ LẠT

2.1 Khái quát về Chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thƣơng Đà Lạt

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Thành lập ngày 1/4/1963, Ngân hàng Ngoại Thương Việt nam luôn giữ vai trò chủ lực trong hệ thống ngân hàng Việt nam, được xếp hạng là một trong 23 doanh nghiệp đặc biệt với truyền thống kinh doanh đối ngoại. Ngân hàng Ngoại Thương được đánh giá là Ngân hàng uy tín nhất Việt nam trong lĩnh vực kinh doanh ngoại hối, thanh toán xuất nhập khẩu và các dịch vụ tài chính khác. Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam đã cổ phần hoá theo quyết định của Chính Phủ vào Tháng 12 năm 2007 với vốn chủ sở hữu trên 11000 tỷ đồng (680 triệu USD) và dự kiến nâng nguồn vốn huy động này lên 2,5 - 3 tỷ USD năm 2015. Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam là NHTM hàng đầu của Việt nam trong lĩnh vực tài trợ thương mại, tài chính quốc tế, áp dụng các công nghệ ngân hàng hiện đại với phương châm : “luôn mang đến cho khách hàng sự thành đạt” và mục tiêu trở thành một tập đoàn tài chính đa năng, một tầm đoàn tầm cỡ khu vực và quốc tế.

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) chi nhánh Đà Lạt tiền thân là chi nhánh cấp II của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hồ Chí Minh từ 22/04/2004 là chi nhánh thứ 53 trên phạm vi toàn quốc và là chi nhánh đầu tiên của Vietcombank nằm ở tỉnh Lâm Đồng. Năm 2006 Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Đà Lạt chính thức được chuyển thành chi nhánh trực thuộc Trung Ương của Vietcombank. Trụ sở chính tại địa chỉ số 01 Lê Hồng Phong – Phường 4 – Thành phố Đà Lạt – Tỉnh Lâm Đồng . Hiện nay chi nhánh hiện có 1 trụ sở chính và 2 phòng giao dịch với 14 máy ATM trên toàn địa bàn. Sự ra đời của chi nhánh Vietcombank tại thành phố du lịch nổi tiếng Đà Lạt sẽ mang tới những tiện ích và dịch vụ ngân hàng đa dạng, hiện đại cho các khách du lịch, song trước nhất là cho các doanh nghiệp và dân cư tại Lâm Đồng và các vùng lân cận.

36

Nằm ngay trung tâm thành phố có nền kinh tế thiên về du lịch, dịch vụ và nông nghiệp ( trồng và xuất khẩu hoa, rau sạch…) nên nhu cầu chuyển tiền, thanh toán tiền hàng, nhu cầu thanh toán séc du lịch đối với du khách nước ngoài tại đây là khá lớn. Điều này tạo điều kiện thuận lợi trong việc thu hút một khoản lớn tiền thanh toán và phí dịch vụ từ khách hàng. Và từ khi thành lập đến nay, chi nhánh Đà Lạt liên tục đạt tốc độ tăng trưởng cao về số lượng khách hàng lẫn chất lượng dịch vụ.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy

Ngân hàng Ngoại Thương Chi nhánh Đà Lạt gồm 5 phòng nghiệp vụ, 1 tổ kiểm tra và 2 phòng giao dịch trực thuộc. Tổng số cán bộ công nhân viên trong hệ thống là 86 người trong đó có 75 người ký hợp đồng chính thức, 11 người thử việc. Trong đó: Ban giám đốc Chi nhánh là 01 Giám đốc và 02 Phó Giám đốc. Các Trưởng phó phòng là 13 người - Các cán bộ là 62 cán bộ công nhân viên.

Về trình độ học vấn, NHNT CN Đà Lạt có ….cán bộ trình độ từ Đại học trở lên

chiếm tới 84.00%, trong đó có 2 thạc sĩ kinh tế, 61 cán bộ công nhân viên có trình độ đại học, còn lại là trung cấp và cao đẳng 12 cán bộ.

NHNT CN Đà Lạt gồm:

- Các phòng nghiệp vụ tại trụ sở chính : Phòng hành chính nhân sự, Phòng

thanh toán và kinh doanh dịch vụ, Phòng quan hệ khách hàng, Phòng ngân quỹ, Tổ kiểm tra nội bộ.

- Các phòng giao dịch: Phòng giao dịch Đức Trọng, Hòa Bình (Xem hình

2.1)

2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban tại Ngân hàng Ngoại

Thương Chi nhánh Đà Lạt

Ngân hàng Ngoại Thương Chi nhánh Đà Lạt luôn cố gắng duy trì sự phối hợp chặt chẽ trong tác nghiệp giữa các phòng, bộ phận trong chi nhánh. Giao kế hoạch, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng nghiệp vụ tại chi nhánh, hàng tháng họp đánh giá, tổng kết việc thực hiện nhiệm vụ được giao:

- Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng cáo, phát triển và đa dạng hoá các sản phẩm bán lẻ phù hợp với nhu cầu của khách hàng là dân cư.

37

Hình 2.1 : Bộ máy tổ chức của Ngân hàng Ngoại thƣơng-Chi nhánh Đà Lạt

(Nguồn : Bảng cơ cấu tổ chức nhân sự của NHNT CN Đà Lạt)

- Cung cấp các giải pháp dịch vụ tổng thể : tín dụng, tiền gửi, thanh toán, kinh doanh ngoại tệ… cho đối tượng khách hàng là các tổ chức kinh tế.

- Phòng quan hệ khách hàng chủ động tìm kiếm và phát triển các khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, thuộc khu vực các doanh nghiệp ngoài quốc doanh để cho vay, thực hiện các biện pháp cụ thể, tích cực để giảm nợ xấu.

- Phòng thanh toán và kinh doanh dịch vụ phối hợp chặt chẽ với phòng quan hệ khách hàng nhằm nâng dần tỷ lệ tiền gửi của các doanh nghiệp tại ngân hàng. Phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại tới các cá nhân theo hướng bán lẻ.

- Phòng ngân quỹ và bộ phận hành chính phải luôn có sự phối hợp với các phòng ban trong cơ quan để đảm bảo an toàn tuyệt đối trong tác nghiệp.

2.1.3.1 Phòng thanh toán và kinh doanh dịch vụ

Phục vụ các khách hàng là tổ chức và cá nhân (cư trú và không cư trú) có quan hệ giao dịch với chi nhán; Phát hành và thanh toán các loại thẻ Quốc tế, thẻ

Giám đGiám đốc ốc

Phó Giám đốc

Phòng Nghiệp vụ tại trụ sở chính Phòng Giao dịch

Phòng Hành chính Nhân sự P. Thanh toán và KD dịch vụ Phòng Quan hệ khách hàng Phòng Ngân quỹ Tổ Kiểm tra nội bộ Phòng GD Đức Trọng Phòng GD Hòa Bình

38

Vietcombank; Huy động vốn tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu, giấy tờ có giá bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ; Quản lý hồ sơ tín dụng, thực hiện việc thu nợ gốc, lãi các hợp dồng vay vốn của khách hàng; Thực hiện thanh toán xuất nhập khẩu và dịch vụ đối ngoại liên quan đến hàng hoá xuất nhập khẩu của đơn vị trong nước với nước ngoài qua chi nhánh; Cân đối nguồn ngoại tệ, đề xuất lãi suất đầu vào, đầu ra của chi nhánh.

2.1.3.2 Phòng kế toán

Tham mưu và giúp Ban Giám đốc chi nhánh trong việc triển khai thực hiện chế độ kế toán, chế độ báo cáo kế toán và hạch toán kế toán tại chi nhánh; Quản lý hồ sơ tín dụng, thực hiện việc thu nợ gốc, lãi các hợp đồng vay vốn của khách hàng; Lập và duyệt các báo cáo thống kê gửi Ngân hàng nhà nước, ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam.

2.1.3.3 Phòng quan hệ khách hàng.

Chức năng đầu mối thiết lập quan hệ với khách hàng trên tất cả các mặt hoạt động, tất cả các sản phẩm ngân hàng nhằm đạt được mục tiêu phát triển kinh doanh một cách an toàn, hiệu quả và tăng thị phần của Ngân hàng Ngoại Thương; Thực hiện cấp tín dụng ngắn hạn, trung và dài hạn bằng VND và ngoại tệ cho các đối tượng khách hàng là tổ chức và cá nhân; Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh và tái bảo lãnh của chi nhánh đối với khách hàng.

2.1.3.4 Phòng hành chính nhân sự.

Phòng hành chính nhân sự là phòng chuyên môn thuộc Ngân hàng Ngoại Thương Chi nhánh Đà Lạt có chức năng tham mưu và giúp giám đốc chi nhánh trong công tác tổ chức bộ máy và công tác cán bộ, công tác hành chính quản trị tại chi nhánh theo đúng bộ luật lao động, quy định hiện hành của NHNN VN và NHNT VN.

2.1.3.5 Phòng ngân quỹ.

Phòng ngân quỹ có chức năng triển khai thực hiện công tác quản lý tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá, giấy tờ coi như có giá, ấn chỉ quan trọng tại chi nhánh, thu chi tiền mặt VND về ngoại tệ và đảm bảo đúng quy định, quy trình nghiệp vụ, chế độ quản lý kho quỹ của nhà nước, của NHNN VN và NHNT VN.

39

2.1.3.6 Tổ kiểm tra nội bộ.

Tổ kiểm tra nội bộ có chức năng tham mưu và giúp Ban Giám đốc trong việc kiểm tra, giám sát thực hiện các văn bản pháp luật của nhà nước, quy chế, quy định của NHNN VN và NHNT VN nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ, tín dụng của chi nhánh, bảo vệ lợi ích của Nhà Nước, của Ngân hàng và khách hàng tại chi nhánh.

Từ tháng 5/2006 NHNT CN Đà Lạt thực hiện chuyển đổi, tách dữ liệu ra khỏi NHNT Hồ Chí Minh. Do đó, công tác kế toán tại chi nhánh đã phát sinh rất nhiều nghiệp vụ mới như: hạch toán trên hệ thống tài khoản độc lập, chấm và theo dõi phát sinh các tài khoản tổng hợp tại Chi nhánh, nhận IBT_online làm báo cáo cân đối và các báo cáo khác,…Mặc dù đây là những nghiệp vụ hoàn toàn mới nhưng với sự nỗ lực của cán bộ chi nhánh nên chi nhánh vẫn đảm bảo hạch toán chính xác, kịp thời và hoàn thành các báo cáo đúng thời gian. Trong bối cảnh chung đó NHNT Đà Lạt cũng đã nắm bắt thời cơ và vượt qua trở ngại để đạt được những kết quả đáng khích lệ.

Tuy nhiên Ngân hàng cũng có những khó khăn đó là :

Số lượng khách hàng tăng trưởng nhanh, nhiều sản phẩm mới phát sinh trong khi số lượng cán bộ còn mỏng nên không đáp ứng được khối lượng công việc tăng này.

Đa số cán bộ còn trẻ nên còn thiếu kinh nghiệm trong công tác, đôi khi xử lý công việc còn cứng nhắc, thiếu linh hoạt, trong ứng xử còn hạn chế, chưa đáp ứng nhanh chóng nhu cầu khách hàng vì chưa có hình thức đào tạo và đào tạo lại nào trong thời gian qua.

Chưa hệ thống hoá được các văn bản, quy định về kế toán, tài chính vì chưa có một cơ sở dữ liệu về văn bản,quy định để tra cứu.

2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh

2.1.4.1 Về nguồn vốn

Nguồn vốn của bất kỳ một ngân hàng nào cũng đóng vai trò hết sức quan trong trong việc tồn tại cũng như hoạt đông sản xuất kinh doanh của ngân hàng. Do

40

vậy ngay từ khi được thành lập, công tác huy đông vốn tại chi nhánh được đặt lên hàng đầu, chi nhánh đã quán triệt tới từng cán bộ, chi nhánh, phòng giao dịch trực thuộc tiếp cận khách hàng, mở rộng các hình thức thanh toán như chuyển tiền điện tử, kết nối với khách hàng, chất lượng dịch vụ thẻ đáp ứng kịp thời các nhu cầu của khách hàng… cho đến cuối năm 2011 đã có 45.334 khách hàng sử dụng thẻ ATM của chi nhánh. Do đó tốc độ tăng trưởng huy động vốn của chi nhánh luôn rất cao và có tính ổn định, góp phần tích cực vào hoạt động điều chuyển vốn của hệ thống

Một phần của tài liệu HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐÀ LẠT (Trang 40 -40 )

×