Khái niệm hiệu quả huy động vốn

Một phần của tài liệu Huy động vốn của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Đà Lạt (Trang 28)

Dưới góc độ là ngân hàng thì hiệu quả huy động vốn được hiểu là huy động vốn phải đáp ứng được yêu cầu sử dụng vốn, đảm bảo an toàn cho ngân hàng, chi phí huy động thấp và huy động vốn phải có khả năng tích hợp với dịch vụ mà ngân hàng đưa ra.

Chỉ tiêu đánh giá:

Quy mô vốn tăng trƣởng ổn định.

Một ngân hàng hoạt động có hiệu quả thì quy mô nguồn vốn phải không ngừng tăng trưởng để đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn không ngừng gia tăng của ngân hàng. Nguồn vốn huy động của ngân hàng phải có tính chất ổn định vì nguồn vốn tăng trưởng không ổn định thì sẽ rất khó cho ngân hàng trong việc cho vay và đầu tư.

Cơ cấu vốn theo kỳ hạn

Quá trình huy động vốn cần phải đảm bảo rằng tính chất nguồn vốn huy động phải phù hợp với tính chất sử dụng. Nó có một vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng trên thị trường. Kỳ hạn của nguồn vốn là cơ sở để quyết định kỳ hạn sử dụng vốn.

Quản lý kỳ hạn nguồn luôn gắn liền với quản lý lãi suất. Một sự gia tăng trong lãi suất nguồn, đều liên quan tới không chỉ tăng quy mô của nguồn, mà còn liên quan tới tính ổn định của nguồn giữa các ngân hàng, tính ổn định của nguồn trong từng ngân hàng. Lựa chọn cơ cấu lãi suất sao cho vừa đảm bảo gia tăng tổng nguồn, tiết kiệm chi phí, lại vừa tăng tính ổn định của nguồn.

1.2.3.2Các tiêu chí đánh giá huy động vốn

- Các chỉ tiêu định lượng

Chỉ tiêu đánh giá về quy mô, kết cấu nguồn vốn huy động. + Chỉ tiêu tỷ trọng vốn nợ/ Vốn chủ sở hữu

21

Phản ánh khả năng huy động vốn nợ trên một đồng vốn chủ sở hữu. Khác với nhiều loại hình doanh nghiệp, vốn của chủ ngân hàng thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn, vốn nợ là nguồn vốn chủ yếu của ngân hàng. Cụ thể, trong cơ cấu nguồn vốn thì vốn chủ sở hữu chiếm khoảng 10% trong tổng nguồn vốn, và vốn nợ chiếm tỷ lệ khoàng 90% trong tổng nguồn vốn.

+ Chỉ tiêu tổng tiền gửi / Tổng vốn nợ huy động

Phản ánh tỷ trọng của nguồn tiền gửi trong tổng nguồn vốn nợ huy động được.

+ Chỉ tiêu kỳ hạn huy động vốn

hoặc

Phản ánh tỷ trọng nguồn ngắn hạn và dài hạn trong tổng tiền gửi. Thông thường tỷ trọng tiền gửi ngắn hạn sẽ lớn hơn so với tỷ trọng tiền gửi dài hạn. Tuy nhiên, cần phải cân đối hợp lý để đảm bảo tính thanh khoản cho ngân hàng.

+ Chỉ tiêu Tổng dư nợ / Tổng vốn huy động

Phản ánh tỷ trọng dư nợ so với tổng nguồn vốn huy động được. Việc tăng hay giảm của chỉ tiêu này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng và tính thanh khoản của ngân hàng.

Tuy nhiên, tăng vốn điều lệ bằng cách nào và đạt đến qui mô nào là hiệu quả? Đây luôn là vấn đề không đơn giản, nhất là đối với các NHTM ở các nước đang phát triển, đang trong quá trình chuyển đổi. Vấn đề quan trọng là việc tăng vốn phải đi kèm với tăng cường năng lực quản trị thì mới lợi dụng được tính kinh tế nhờ qui mô. Nếu không đảm bảo được yêu cầu này thì việc tăng vốn sẽ rất có thể dẫn tới làm giảm hiệu quả, suy yếu năng lực cạnh tranh của chính NHTM.

22

+ Chỉ tiêu về Chi phí huy động vốn

Chi phí trả lãi bình quân

Chi phí trả lãi bình quân cho tiền gửi và tiền vay trên thị trường tiền tệ là:

Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất - Phương pháp này chú trọng vào cơ cấu hỗn hợp các nguồn vốn mà ngân hàng đã huy động được trong quá khứ và xem xét lãi suất mà ngân hàng phải trả cho mỗi nguồn huy động. Từ việc xác định chi phí trả lãi bình quân, ngân hàng phải kiếm được tỷ suất lợi nhuận sinh lời từ các khoản cho vay và đầu tư thì mới bù đắp được chi phí trả lãi cho nguồn vốn huy động

Phương pháp này ưu điểm là đơn giản, dễ xác định, xác định được tình hình trong quá khứ nhưng nó vẫn có một số nhược điểm như :

- Một vài loại hình nguồn vốn được đem đầu tư vào các tài sản không sinh lời như dự trữ bắt buộc, tài sản cố định, dự trữ thanh toán, đóng phí bảo hiểm tiền gửi. Hơn nữa mỗi loại nguồn vốn và qui mô hoạt động của mỗi ngân hàng lại có mức dự trữ bắt buộc và yêu cầu dự trữ thanh khoản rất khác nhau. Trong trường hợp này do tỷ suất lợi nhuận không thu được lại thay đổi tuỳ theo loại hình nguồn vốn khác nhau nên cần phải có những điều chỉnh về chi phí và lợi nhuận cần thu được để bù đắp chi phí trả lãi.

- Không bao gồm các chi phí liên quan đến huy động vốn như quảng cáo, chi phí khuyến mãi trong huy động vốn …

- Thiếu độ tin cậy nếu muốn sử dụng để làm cơ sở quyết định sẽ lựa chọn huy động loại hình nguồn vốn nào hoặc sẽ định giá tài sản có ra sao trong giai đoạn lãi suất biến động mạnh.

Hơn nữa, đây là phương pháp chỉ nhìn về quá khứ, trong khi các nhà quản trị ngân hàng cần hướng về tương lai.

Đối với hai nhược điểm đầu có thể khắc phục bằng cách sử dụng tài sản sinh lợi làm cơ sở tính toán chi phí, tức là so sánh chi phí lãi và phi lãi trong huy động vốn với lượng tài sản sinh lợi thuần theo công thức sau:

23

Chi phí huy động vốn biên

Phương pháp chi phí bình quân có ưu điểm là đơn giản nhưng chỉ nhìn về quá khứ để xem xét chi phí và tỷ suất lợi nhuận tối thiểu đã thực hiện của ngân hàng. Trong khi đó, nhà quản trị ngân hàng còn cần phải hướng về tương lai nữa với những quyết định của hôm nay và ngày mai. Phương pháp chi phí huy động vốn biên nhằm khắc phục nhược điểm của phương pháp chi phí trả lãi bình quân .

Chi phí biên là chi phí ngân hàng bỏ ra để có thêm một đồng vốn huy động. Công thức này được áp dụng trong trường hợp chi phí huy động của một loại nguồn vốn - được sử dụng khi ngân hàng quyết định nên huy động từ một loại nguồn vốn nào.

Khi đã xác định được tỷ lệ chi phí biên, ngân hàng có thể so sánh với thu nhập dự tính tăng thêm mà ngân hàng hy vọng nhận đựơc từ việc sử dụng khoản tiền mới huy động này. Việc mở rộng nguồn vốn này được thực hiện cho đến khi chi phí tăng thêm bằng thu nhập tăng thêm và tổng lợi nhuân đạt mức tối đa. Khi xuất hiện sự giảm sút lợi nhuận, ngân hàng phải tìm kiếm các nguồn tiền khác có chi phí thấp hơn hoặc phải tìm các khoản tín dụng và đầu tư có thu nhập cao hơn hoặc đồng thời sử dụng cả hai biện pháp.

Xác định lãi suất huy động theo phương pháp định giá cá biệt

Khi tiến hành phương pháp này phải đảm bảo nguyên tắc: Giá cá biệt phải phản ánh chất lượng sản phẩm cá biệt của ngân hàng và giá cá biệt phải đảm bảo tăng thu nhập cho ngân hàng.

Với mục tiêu thu hút khách hàng, ngân hàng tiến hành định giá tiền gửi theo số lượng dịch vụ hoặc số dư tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng. Với các khách hàng lớn, khách hàng truyền thống, khách hàng an toàn thì sẽ áp dụng lãi suất và phí sử dụng vốn thấp hoặc lãi suất tiền gửi cao. Do những khách hàng này không

24

làm tăng chi phí phân tích tín dụng, có quy mô tiền gửi lớn hoặc quy mô vay lớn làm cho chi phí trên một đơn vị tiền gửi hay tiền vay thấp.

Ưu điểm của phương pháp này là đã tính đến sự riêng biệt của mỗi khách hàng khi sử dụng sản phẩm vì vậy thu hút được những khách hàng lớn, an toàn, tạo mối quan hệ lâu dài, tăng tính cạnh tranh của ngân hàng với các ngân hàng khác. Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi công tác thống kê của ngân hàng phải chính xác và chi tiết.

Xác định chi phí lãi suất dựa trên tỷ lệ lạm phát và thu nhập kỳ vọng của người gửi tiền.

Theo nguyên lý chung, các ngân hàng huy động với lãi suất thị trường, phản ánh quan hệ cung cầu trên thị trường tiền tệ. Khi xác định lãi suất huy động, một mặt ngân hàng phải trả một mức lãi suất đủ lớn để thu hút và duy trì nguồn huy động, mặt khác ngân hàng không phải trả lãi quá cao, điều này sẽ làm giảm thu nhập của ngân hàng. Do đó, ngân hàng có thể lựa chọn phương pháp xác định lãi suất huy động dựa trên tỷ lệ lạm phát và thu nhập kỳ vọng của người gửi tiền.

Việc xác định lãi suất huy động này thường áp dụng đối với nguồn huy động trung và dài hạn, do có thời hạn dài nên lãi suất huy động phải lớn hơn tỷ lệ lạm phát và đảm bảo tỷ lệ sinh lời lớn hơn các hoạt động đầu tư khác, cùng với những tiện ích và ưu đãi mà người gửi nhận được từ ngân hàng thì mới thu hút được người dân gửi tiền với kỳ hạn dài vào ngân hàng.

Những chi phí hoạt động khác như tiền lương, chi phí quản lý cũng phát sinh khi huy động tiền gửi. Chi phí tăng tính tiện ích cho người gửi tiền như mở chi nhánh, mở quầy giao dịch,…chi phí huy động là rất đa dạng và không ngừng gia tăng trong điều kiện các ngân hàng cạnh tranh gay gắt như hiện nay.

Chi phí huy động chính là phản ánh giá cả của việc huy động vốn. Giá cả phản ánh giá trị của sản phẩm, giá cả có vai trò quan trọng đối với quyết định của khách hàng. Đối với các NHTM, giá cả chính là lãi suất và mức phí áp dụng cho các dịch vụ cung ứng cho các KH của mình. Trên thực tế, việc vận dụng nhân tố giá để

25

cạnh tranh chỉ phù hợp khi xâm nhập thị trường mới và để vận dụng tốt công cụ này, các NHTM thường đưa ra mức lãi suất thấp hơn mức lãi suất của các đối thủ nhằm lôi kéo khách hàng và chiếm lĩnh thị trường. Lãi suất và phí là tín hiệu phản ánh tình hình biến động của thị trường, là thông số qua đó các NHTM có thể nắm bắt được khả năng thanh toán của khách hàng cũng như khả năng cạnh tranh của các đối thủ trên thương trường. Do vậy, việc xác định lãi suất trên thị trường là quan trọng, song theo dõi thông tin phản hồi từ khách hàng là rất cần thiết để NHTM đưa ra mức lãi suất và phí có tính cạnh tranh.

Sự cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn

Cân đối vốn được tiến hành định kỳ theo những khoảng thời gian ngắn hay dài là phụ thuộc vào đặc điểm hoạt động, môi trường kinh doanh và cơ chế điều hành của Ngân hàng. Thông thường các Ngân hàng lập bảng cân đối theo tháng hoặc theo quý nhằm đánh giá tính hợp lý trong cân đối vốn của toàn hệ thống thời kỳ đó, từ đó có biện pháp chỉ đạo các chi nhánh. Tại các chi nhánh nhỏ trực thuộc thì cân đối vốn được thực hiện theo ngày làm việc vì các chi nhánh phải tiếp xúc, đối mặt với những nghiệp vụ kinh doanh và các yếu tố cạnh tranh hàng ngày.

Bảng cân đối vốn được thực hiện dựa trên số liệu kế toán hàng ngày, từ đó lập các bảng tổng hợp, chi tiết về biến động của nguồn vốn huy động và sử dụng nguồn vốn, trong đó có tính tỷ trọng của từng thành phần trong cơ cấu ở cả nguồn và sử dụng nguồn. Căn cứ vào số liệu kế toán bảng cân đối được chia làm hai phần: Nguồn vốn và sử dụng vốn

Về nguyên tắc chung, từ yêu cầu sử dụng tài sản có để quyết định quy mô, cơ cấu tài sản nợ và định hướng phát triển của Ngân hàng,tuỳ theo đặc điểm, cơ chế hoạt động của mỗi Ngân hàng mà bảng cân đối thực hiện theo các chỉ tiêu khác nhau. Nhìn chung,cân đối vốn thường được thực hiện theo kỳ hạn, theo loại tiền (nội tệ và ngoại tệ), theo việc đảm bảo khả năng thanh toán của Ngân hang

Cân đối vốn theo kỳ hạn

Do mỗi loại nguồn vốn có đặc điểm riêng nên khi cho vay, đầu tư phải có sự tương ứng về kỳ hạn. Tức là nguồn vốn nào thì cho vay loại hình ấy.

26

Thực hiện nguyên tắc này chính là để đảm bảo an toàn cũng như đảm bảo tiền lãi cho vay, đầu tư đủ bù đắp chi phí huy động và chi phí khác.

Để phân tích tính cân đối vốn theo kỳ hạn, người ta lập ra các bảng cân đối qua các thời kỳ chung cho cả nội tệ và ngoại tệ như:

- Bảng cân đối số dư nguồn vốn huy động ngắn hạn và số dư cho vay ngắn hạn.

- Bảng cân đối số dư nguồn vốn huy động trung-dài hạn và số dư cho vay trung - dài hạn.

Từ đó ta có thể tính được hệ số sử dụng nguồn vốn, tìm ra rủi ro tiềm Èn trong hoạt động huy động nguồn và sử dụng nguồn vốn đồng thời đưa ra các biện pháp điều chỉnh phù hợp.

Cơ cấu vốn theo loại tiền.

Loại tiền huy động được cũng là căn cứ để cho vay theo loại tiền đó. Theo quy định, chỉ những khoản mục nhất định như cho vay thanh toán xuất nhập khẩu…thì mới được cho vay bằng ngoại tệ, còn cho vay trong nước là phải bằng VND nhưng ngân hàng có thể chuyển đổi 15% số vốn ngoại tệ huy động được sang VND để cho vay. Do đó nếu huy đông ngoại tệ quá lớn hay cơ cấu vốn ngoai tệ không phù hợp sẽ không đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng.

Trong hoạt động kinh doanh, Ngân hàng vừa huy động và cho vay cả bằng VND và ngoại tệ (chủ yếu là USD) để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Việc sử dụng và huy động vốn bằng ngoại tệ có liên quan đến rủi ro về tỷ giá cho nên tiến hành cân đối theo loại tiền nhằm giúp Ngân hàng loại bỏ được rủi ro này. Vì vậy, Ngân hàng cần phải căn cứ vào nhu cầu vay ngoại tệ của khách hàng, cũng như khả năng đảm bảo vốn thanh toán của Ngân hàng bằng ngoại tệ mà có quyết định về việc có nên tăng huy động vốn bằng ngoại tệ hay không

Đảm bảo khả năng thanh toán

Đảm bảo khả năng thanh toán cho Ngân hàng chính là việc các Ngân hàng phải giữ lại một phần dự trữ dưới hình thức các tài sản có tính thanh khoản cao để

27

đáp ứng nhu cầu dự trữ bắt buộc và thực hiện các cam kết tài chính như là Ngân hàng phải thoả mãn các nhu cầu của khách hàng và của Ngân hàng như:

- Nhu cầu chi trả của Ngân hàng

- Nguồn để đáp ứng cho nhu cầu thanh khoản

Nếu luồng vào nhỏ hơn luồng ra có nghĩa là Ngân hàng đang trong tình trạng thâm hụt thanh khoản, hay không đảm bảo được khả năng thanh toán.

Nếu luồng vào lớn hơn luồng ra có nghĩa Ngân hàng đang ở trong tình trạng thặng dư thanh khoản.

Tóm lại, các Ngân hàng luôn phải đối mặt và giải quyết một trong hai trạng thái thanh khoản thặng dư hay thâm hụt. Trong trường hợp thặng dư, có một sự đánh đổi giữa khả năng thanh khoản và khả năng sinh lợi bởi Ngân hàng phải chi trả lãi cho các nguồn vốn vay mượn, chi phí giao dịch để tìm nguồn, chi phí cơ hội dưới hình thức lợi nhuận tương lai bị mất đi do phải bán các tài sản có sinh lời, do đó sẽ làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng. Vì thế, việc dự báo đúng về luồng ra và duy trì khe hở thanh khoản (bằng chênh lệch giữa luồng ra và luồng vào ) xấp xỉ bằng không là cách quản lý thanh khoản tích cực, có ý nghĩa với hoạt động kinh

Một phần của tài liệu Huy động vốn của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Đà Lạt (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)