Cơ cấu vốn theo đối tượng huy động

Một phần của tài liệu Huy động vốn của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Đà Lạt (Trang 57)

Trong huy động vốn, tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm dân cư, tiền gửi các tổ chức kinh tế tăng dần qua từng năm làm nguồn vốn huy động tăng, chiếm giữ vai trò chủ đạo, đảm bảo nhu cầu cân đối và mở rộng cho vay.

Bảng 2.5 - Tổng nguồn vốn huy động của NHNT CN Đà Lạt

Đơn vị : tỷ đồng

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của NHNT CN Đà Lạt)

Năm 2008 2009 2010 2011 Chỉ tiêu Doanh số Tỷ trọng % Doanh số Tỷ trọng % Doanh số Tỷ trọng % Doanh số Tỷ trọng % 1. Tiền gửi các TCKT 150.117 16.49 222.821 19.35 237.173 20.37 221.182 19.41

2. Tiền gửi dân cư 675.434 73.23 891.241 77.4 902.162 76.98 887.826 77.9 3. PH kỳ phiếu 12.998 1.84 0.837 0.07 0.836 0.071 0.836 0.073 4.PH Chứng chỉ tiền gửi 72.975 8.13 32.005 2.8 26.099 2.22 23.877 2.09

5.Tiền gửi ký quỹ 2.799 0.31 4.549 0.38 5.659 0.36 5.743 0.504

50

Hình 2.4 - Kết cấu huy động vốn theo đối tƣợng huy động vốn

(Nguồn : Bảng cân đối kế toán năm 2011 tại NHNT CN Đà Lạt.)

Tính đến thời điểm 31/12/2009, Tổng vốn huy động của NHNT CN Đà Lạt là 1,151.455 tỷ quy đồng tăng 25 % so với 31/12/2008. Hiện nay, nguồn vốn huy động của NHNT CN Đà Lạt chủ yếu từ các nguồn vốn sau: Tiền gửi các tổ chức kinh tế, Tiền gửi dân cư, Phát hành chứng chỉ tiền gửi.

Trong đó tiền gửi dân cư luôn chiếm tỷ trọng lớn (77.40%), đặc biệt là tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn của cá nhân đạt 785.284 tỷ tăng so với 2008 là 632.535 tỷ, do NHNT CN Đà Lạt nằm trên địa bàn thành phố Đà Lạt là thành phố đô thị loại I, trình độ dân trí cao, mức thu nhập bình quân cao. Dự kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế và mật độ dân số sẽ tăng mạnh trong những năm tới. Có thể nói đây là một thị trường thuận lợi để NHNT CN Đà Lạt huy động vốn. Bên cạnh đó, nguồn huy động từ kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, tiền gửi ký quỹ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn. Do ngân hàng rất ít đưa ra những chính sách khuyến mại hấp dẫn đi kèm với các chương trình huy động vốn. Tiền vay từ các tổ chức tín dụng và vay của NHTW là không có - đây là một hướng đi đúng vì đây là nguồn vốn có giá tương đối cao và ngắn hạn.

Hiện tại, các hình thức huy động đang được ban hành rộng rãi, thu hút được khá nhiều đối tượng khách hàng đến với ngân hàng. Nếu như trước đây chỉ huy động loại tiết kiệm dưới 12 tháng và trả lãi sau; Thì nay NHNT Đà Lạt đã huy động các loại kỳ

51

hạn khá phong phú như: 01 tháng, 02 tháng, 03 tháng... đến 60 tháng. Đa dạng hoá các hình thức trả lãi như: trả lãi hàng tháng, trả lãi trước, trả lãi hàng quý, trả lãi theo thời gian thực gửi....Đến năm 2011 tổng vốn huy động là 1,139.467 đã sụt giảm so với năm 2010 là 1,171.929 là do có sự cạnh tranh trong huy động vốn giữa các ngân hàng, đặc biệt là các NH TMCP, liên tục tăng lãi suất. Chưa bao giờ cơn khát vốn của các ngân hàng trở nên gay cấn như lúc này, hầu hết các ngân hàng đang phải áp dụng hình thức trả lãi gần như là vay “nóng”: kỳ hạn gửi càng ngắn lãi suất càng cao. Và để lôi kéo khách về phía mình các ngân hàng đã không ngại tạo ra những cuộc đua “siêu lãi suất” trên thị trường. Tuy nhiên chạy theo mặt bằng lãi suất chung cũng là cách bảo đảm quyền lợi khách hàng, không để khách hàng thiệt thòi nhưng các ngân hàng không nên lạm dụng thái quá hình thức này bởi ngoài lãi suất thì uy tín, sự tin cậy và chất lượng phục vụ... cũng góp phần thu hút khách hàng. Nguyên nhân của tình trạng cơn khát vốn phải chạy đua lãi suất của các ngân hàng là nền kinh tế đang trong tình trạng lạm phát tăng cao. Lợi nhuận của các ngân hàng trong năm 2011 giảm đi, giá cổ phiếu của các ngân hàng cũng có nguy cơ giảm theo, nhất là trong bối cảnh hiện nay các ngân hàng phải “đua” nhau tăng lãi suất tiền gửi. Vì vậy mà NHNT CN Đà Lạt cũng gặp không ít khó khăn trong công tác huy động vốn giai đoạn này.

Một phần của tài liệu Huy động vốn của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Đà Lạt (Trang 57)