Địa hình do dòng chảy

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo phục vụ giảm nhẹ, thiệt hại do tai biến trượt lở đất, lũ bùn đá ở tỉnh lào cai (Trang 84)

8. Cấu trúc luận án

3.3.4.Địa hình do dòng chảy

Trên bản đồ địa mạo, các dạng địa hình này được đánh số từ 24 tới 32. Nhìn chung, nhóm dạng địa hình này khá đa dạng và phân bố rộng khắp dọc theo hệ thống thủy văn chính của tỉnh.

- Đáy thung lũng xâm thực – tích tụ: Dạng địa hình này thường tập trung ở các sông, suối bậc I, II, III. Phần lớn các thung lũng này có dạng khe hẻm, trắc diện ngang có dạng chữ V, trắc diện dọc chưa đạt tới trạng thái cân bằng, nhiều thác ghềnh. Bề mặt trơ đá gốc hoặc rải rác cuội tảng. Quá trình xâm thực sâu vẫn tiếp diễn. Tuổi của các thung lũng này được xếp vào Holoxen muộn (Q2

3

).

Dạng địa hình này tập trung ở các thung lũng bậc cao (bậc III hoặc IV trở lên). Trắc diện ngang rộng dạng chữ V hoặc ngăn kéo. Quá trình xâm thực sâu và xâm thực ngang vẫn còn xảy ra đồng thời với quá trình tích tụ bãi bồi ven sông. Thành phần của các thành tạo tích tụ thường là cuội, sỏi, cát chiều dày không ổn định. Tuổi của đáy thung lũng này tạm xếp vào Holoxen muộn (Q2

3

).

- Bề mặt tích tụ aluvi: Các bề mặt này phát triển dọc sông Hồng, sông Chảy và các trũng giữa núi, thường tương đương với bề mặt thềm bậc I của các hệ thống sông. Các sản phẩm tích tụ bao gồm đầy đủ các pha lòng (cuội, sỏi, sạn) và pha bãi bồi (cát, sét) với chiều dày từ một vài mét đến hàng chục mét. Tuổi của bề mặt này theo tương quan chung toàn khu vực xếp vào Holoxen sớm - giữa (Q2

1-2

).

- Bề mặt xâm thực - tích tụ: Các bề mặt này là các thềm sông bậc II và III phát triển dọc sông Hồng và một phần sông Chảy và Nậm Mu. Bề mặt có dạng đồi, phân bậc đỉnh bằng, sườn thoải, bị chia cắt yếu. Trên bề mặt các sản phẩm tích tụ sông gồm chủ yếu pha lòng (cuội, sỏi) rải rác trên thềm II và trơ đá gốc với lớp vỏ phong hoá dày 3-4m gồm các đới saprolit, litoma (thềm III). Các bề mặt này có độ cao tương đối 70-80m so với mực nước sông và độ cao tuyệt đối 100-200m. Tuổi của bề mặt này xét trong mối quan hệ với các bậc san bằng nằm trên và thềm I nằm dưới có thể cho là Pleistoxen giữa - muộn (Q1

2-3

Nhìn chung địa hình trong vùng có nguồn gốc khác nhau, khá phức tạp, nhưng đều không làm lu mờ tính phân bậc địa hình. Mỗi bậc địa hình có nguồn gốc hình thành riêng. Nhưng cũng có khi trong cùng một nguồn gốc hình thành có hai bậc địa hình khác nhau. Trên các bậc địa hình có khi còn giữ nguyên được các bề mặt cổ, có khi bị chia cắt, bóc mòn xâm thực làm mất hết các dấu vết ban đầu.

- Bề mặt tích tụ proluvi: Bề mặt này phân bố ở các dải trũng giữa núi. Về mặt hình thái đó là những bề mặt nghiêng thoải 3-8º, 8-15º ít bị chia cắt và phân bậc. Các thành tạo bở rời bề mặt là các mảnh vỡ, khối tảng hỗn tạp được lấp đầy bởi các vật liệu hạt nhỏ dăm sạn, cát, sét với chiều dày từ một vài mét đến hàng chục mét. Bề mặt này phát triển dưới dạng các nón phóng vật liên kết lại với nhau thành một bề mặt rộng lớn trải dài theo chân núi. Về mặt cắt ngang, có thể nhận thấy 3 mực nón phóng vật dạng “nón chồng nón” rất điển hình. Tuổi của bề mặt này là Đệ tứ không phân chia (Q).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo phục vụ giảm nhẹ, thiệt hại do tai biến trượt lở đất, lũ bùn đá ở tỉnh lào cai (Trang 84)