Khái quát chung

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo phục vụ giảm nhẹ, thiệt hại do tai biến trượt lở đất, lũ bùn đá ở tỉnh lào cai (Trang 91)

8. Cấu trúc luận án

4.1.1.Khái quát chung

Theo số liệu thống kê của Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn (PCLB & TKCN) tỉnh Lào Cai, từ năm 1965 đến năm 2008 trên địa bàn tỉnh đã xảy ra hơn 60 trận LQ, LBĐ và trượt lở lớn làm 173 người chết; 381 ngôi nhà bị sập, trôi, hàng nghìn hộ gia đình bị ảnh hưởng nghiêm trọng, trên 200 công trình giao thông, thủy lợi bị hư hỏng nặng, trên 1500ha lúa bị mất trắng. Thiệt hại về kinh tế ước tính trên 500 tỷ VNĐ [76].

Hiện tượng trượt đất phát triển mạnh mẽ và rộng khắp, nhất là dọc các đường quốc lộ 4D, 4E, 70, 279. Ngoài ra còn rất nhiều điểm trượt trên các tuyến tỉnh lộ, liên huyện (đường từ Bắc Ngầm đi TT Bắc Hà, từ Bản Vược đến Mường Hum, từ TT Sa Pa đi Thanh Kim, từ Phong Niên đi Mường Khương, từ TT Bắc Hà đi Si Ma Cai...) và ở các khu vực khác cách xa đường giao thông (Bát Xát, Bảo Thắng, Sa Pa, Văn Bàn, Bắc Hà...). Những trung tâm trượt đất lớn quan sát thấy như ở Tòng Xành, A Lù (Bát Xát) hay Trung Trải (Sa Pa).

Gần đây, LBĐ xảy ra ngày càng nhiều và gây nên những thiệt hại lớn về người và của. Chúng thường hình thành ở những nơi tập trung dân cư nên thiệt hại rất lớn. Trên địa bàn tỉnh, LBĐ xảy ra ở nhiều nơi đặc biệt là các huyện nằm trên dãy Hoàng Liên Sơn (Bát Xát, Sa Pa). Theo không gian, những trận lũ xảy ra ở phía tây của sông Hồng có mức độ thiệt hại hơn phía đông, đặc điểm này do lượng mưa quyết định. Mặt khác LBĐ, LQ thường xảy ra vành đai thấp dưới 700m mức độ nhiều hơn và gây thiệt hại lớn hơn do yếu tố địa hình. Theo thời gian, LBĐ ở Lào Cai có thể xảy ra trong tất cả các tháng mùa mưa, nhưng tập trung nhiều nhất vào tháng 7 và tháng 8. Đặc biệt, có thể chỉ ra một số vụ điển hình như sau:

- Năm 1969: LQ - LBĐ xảy ra tại khu vực các xã Bản Qua, Bản Vược, Cốc Mỳ (Bát Xát) vào tháng 8. Trên diện tích 200km2

có hàng trăm điểm trượt trên triền núi với các cung trượt dài liên tục đến hàng trăm mét. Dọc theo các dòng suối trong

khu vực lấp đầy các tảng đá lớn, cây cối và đất cát, nhiều đoạn suối bị biến dạng, đổi dòng. Trận lũ đã làm chết 25 người, hơn 50ha ruộng bị lấp đầy từ 1-4m. Ước tính thiệt hại tới hàng tỷ đồng.

- Năm 1993: Ngày 15-16 tháng 8, LQ, LBĐ ở khu vực Tả Giàng Phình, trên suối Nậm Pung thuộc vành đai cao trên 1000m. Mưa lớn kéo dài trong vài ngày trước, đêm 16/8 đã đột ngột xảy ra LQ -LBĐ, biên độ đỉnh lũ lớn khoảng 3-4m, làm chết 8 người, 13 nhà với toàn bộ tài sản và gia súc bị lũ cuốn trôi, 6 công trình thuỷ lợi nhỏ nằm trên suối bị hư hỏng nặng. Dòng lũ mang bùn đá bồi lấp hành chục ha lúa và hoa màu. Diện tích lưu vực của nhánh suối này chỉ khoảng 4km2. Tại khu vực, thảm hoạ này đã xảy ra khoảng 30 năm trước đó.

- Năm 1996: Tổng lượng mưa năm (Lào Cai - 1896mm, Sa Pa - 3354mm) cao hơn tổng lượng mưa trung bình nhiều năm. Bốn tháng đầu năm tình hình khô hạn kéo dài. Tháng 7 và tháng 8 (do ảnh hưởng của cơn bão số 2,3), mưa lớn đã gây LQ- LBĐ và trượt lở ở một số khu vực. Ngày 30/07 trên suối Na Rin xã Mường Vi, suối Ngải Thầu, xã Ngải Thầu, huyện Bát Xát đã xảy ra LQ - LBĐ làm chết 4 người.

- Năm 1997: Thời tiết có nhiều diễn biến bất thường, lượng mưa năm (Lào Cai - 1.711mm, Sa Pa - 2.745mm) nhỏ hơn lượng mưa trung bình nhiều năm, vào cuối tháng 5 đầu tháng 6 rất ít mưa, lượng mưa chỉ đạt 50 - 70% lượng mưa trung bình nhiều năm, gây khô hạn nghiêm trọng. Tháng 7 đến tháng 11 đã có liên tiếp 5 cơn bão gây mưa lớn. Ngày 22 tháng 7, LBĐ xảy ra trên suối Đường, xã Tả Phời, thị xã Cam Đường làm 1 người chết.

- Năm 1998: Ngày 24 tháng 7 tại khu vực thôn Mống Sến, xã Trung Chải, huyện Sa Pa, trên tuyến đường quốc lộ 4D Lào Cai - Sa Pa đã xảy ra TLĐ nghiêm trọng làm 8 người chết, 7 người bị thương, 3 hộ gia đình bị thiệt hại toàn bộ nhà và tài sản. Ngày 3 và 9 tháng 7 tại Bảo Yên và thị xã Lào Cai trượt lở làm 1 người chết, 2 nhà bị sập đổ thiệt hại toàn bộ tài sản.

- Năm 1999: Trong các tháng 7, 8, 9 có mưa lớn do ảnh hưởng của bão gây trượt lở ở trên sườn núi, taluy đường, bờ sông suối gây thiệt hại về nhà cửa, lúa và hoa màu, đặc biệt một số công trình giao thông, thuỷ lợi bị hư hỏng nặng. Khu vực cầu Mống Sến, xã Trung Chải, huyện Sa Pa và một số điểm khác trên quốc lộ 4D đã xảy ra trượt lở nghiêm trọng. Tại Bát Xát và Cam Đường, LQ- LBĐ làm hư hại một số công trình giao thông, thủy lợi cũng như hoa màu.

- Năm 2000: Trong mùa mưa tháng 7, 8, 9 tại một số nơi đã xảy ra trượt lở dạng chảy vùi lấp đất canh tác: ở các xã Pa Cheo, Phìn Ngan - huyện Bát Xát. Tại các phường Duyên Hải, Vạn Hoà, TP Lào Cai đã xuất hiện nhiều khối trượt trong vỏ phong hóa, liên tiếp trên chiều dài 500-1000m, buộc một số hộ dân phải di rời đi nơi khác. Đặc biệt là LQ, LBĐ xảy ra đêm 15/7 trên địa bàn 7 xã: Sử Pán, Bản Hồ, Thanh Kim, Bản Phùng, Thanh Phú, Suối Thầu, Nậm Sài huyện Sa Pa, gây nhiều thiệt hại làm chết 20 người, sập 60 nhà.

- Năm 2001: Trong tháng 8 tại thôn Sùng Hoảng xã Phìn Ngan huyện Bát Xát TLĐ ở sườn núi, tạo nên vết nứt dài trên 300m gây nguy hiểm trực tiếp đến 3 hộ dân và trụ sở UBND xã. Ngày 15/7 LBĐ ở suối Piêng Lao, xã Sàng Ma Sáo (Bát Xát) làm chết 2 người; ngày 8/9 LBĐ ở thôn Kíp Tước, xã Hợp Thành (TP Lào Cai) làm chết 1 người.

- Năm 2002: Từ tháng 6 đến tháng 8 mưa lớn gây LQ - LBĐ và trượt lở làm 7 người chết, 21 người bị thương, 39 ngôi nhà bị sập đổ và hư hỏng nặng, 54 hộ dân phải di chuyển khẩn cấp ra khỏi vùng bị trượt lở, 172ha lúa và hoa màu bị mất trắng, 21 công trình thuỷ lợi, cấp nước sinh hoạt bị hư hỏng nặng, đường giao thông bị trượt lở khối lượng trên 360.000m3

đất đá, 23 cống qua đường bị trôi, 4 cầu treo bị hư hỏng nặng.

- Năm 2003: Từ tháng 6 đến tháng 8 năm 2003 mưa lớn gây LQ và trượt, sạt lở đất làm 6 người chết, 1 người bị thương, 39 nhà bị sập đổ, 54 hộ dân phải di chuyển khẩn cấp ra khỏi vùng trượt, sạt lở đất, 175ha lúa và hoa màu bị mất trắng; 21 công trình thuỷ lợi, cấp nước sinh hoạt bị hư hỏng; sạt lở 360.000m3

đất đá ven taluy đường giao thông; 23 cống qua đường bị sạt trôi; 4 cầu treo bị hư hỏng. Đặc biệt là TLĐ tại xã Tả Van, huyện Sa Pa và xã Tả Củ Tỷ, huyện Bắc Hà.

- Năm 2004: TLĐ nghiêm trọng xảy ra trên đường 4D tại thôn Mống Sến, xã Trung Chải, huyện Sa Pa. 2000m3

đất đá đã vùi lấp một lán trại công nhân của Công ty Nam Tiến (Lào Cai) làm 2 người chết, 1 người bị thương, phá huỷ 2 xe ô tô đang đỗ tại đó. Cũng trên đường 4D, TLĐ xảy ra tại xã Trung Chải, huyện Sa Pa đã vùi lấp một nhà dân người Hmông, làm 2 người chết và 2 người bị thương. Đặc biệt, đêm ngày 13/9/2004 một trận TLĐ kinh hoàng và vô cùng nghiêm trọng xảy ra tại thôn Sùng Hoảng, xã Phìn Ngan, huyện Bát Xát. Từ độ cao chừng 100m, hơn 30.000m3 đất đá đã vùi lấp nhà cửa ruộng nương của 4 hộ dân, làm 24 người chết, thiệt hại kinh tế vài tỷ đồng.

- Năm 2007: Ðêm 10/9, mưa to ở thượng nguồn, nước suối Ngòi Ðường dâng cao đột ngột, gây LQ làm vỡ đập đầu mối thủy điện Ngòi Ðường, cuốn đi máy xúc, sắt, thép, xi-măng tập kết tại đây cùng với lán trại của 18 công nhân Công ty Hoàng Sơn đang thi công nhà máy thủy điện, làm chết và mất tích 8 người; thiệt hại kinh tế hơn 5 tỷ đồng.

- Năm 2008: Rạng sáng ngày 9/8, LBĐ xảy ra tại thung lũng Tùng Chỉn, Trịnh Tường, huyện Bát Xát cuốn trôi và vùi lấp 21 ngôi nhà cùng rất nhiều diện tích ruộng lúa, cướp đi mạng sống của 21 người. Vào thời điểm này, trên toàn bộ các huyện của Lào Cai cũng xảy ra rất nhiều vụ trượt đất. Trượt đất còn làm ách tắc tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai trong nhiều ngày.

4.1.2. Trƣợt lở đất, lũ bùn đá trên một số tuyến giao thông và khu dân cƣ

+ Tuyến đường Lào Cai - Sa Pa: Tuyến đường Lào Cai - Sa Pa là một phần của quốc lộ 4D, từ km 134 đến km 104. Đây là tuyến đường đặc biệt quan trọng nối liền Lào Cai - Sa Pa - Lai Châu. Hiện tượng TLĐ phát triển rộng rãi trên suốt chiều dài hơn 10km từ Sa Pả đến Tòng Sành. Theo kết quả khảo sát đã xác định được 79 điểm trượt trên tuyến đường. Các điểm trượt tập trung trên các sườn có độ dốc từ 20º đến 40, tập trung ở các đới cắt trượt có đá gốc vỡ vụn và những nơi vỏ phong hóa có lẫn sét. Tiêu biểu cho những vị trí nêu trên là đông bắc cầu Mống Sến, sườn trái đường từ Giàng Tre đến cầu Mống Sến và phía bắc thị trấn Sa Pa.

+ Tuyến đường Lào Cai - Bắc Hà: Tuyến đường từ thành phố Lào Cai tới thị trấn Bắc Hà là một phần của quốc lộ 70 và 4D nằm ở phía Đông tỉnh Lào Cai. Hiện nay nhu cầu về trao đổi hàng hoá và du lịch trong và ngoài nước trên địa bàn này ngày càng nhiều, tuyến đường thành phố Lào Cai - thị trấn Bắc Hà đã trở thành một yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên, trong những năm gần đây trên tuyến đường này có nhiều đoạn bị xuống cấp nghiêm trọng và thường xảy ra một số tai biến đe dọa sự an toàn của người dân địa phương, khách du lịch và chính con đường. Trên tuyến đường, hiện tượng trượt lở rất phổ biến nhưng chỉ tập trung tại một số đoạn đường có điều kiện địa mạo và địa chất công trình đặc biệt. Có thể gặp những khối TLĐ trên đoạn đường cách thành phố Lào Cai 2km và 10km, trên đoạn phía tây đầu cầu Bảo Nhai, cầu Trung Đô và đặc biệt tập

trung với mật độ lớn trên đoạn đường từ km 6 đến km 9 kể từ thị trấn Bắc Hà. Các đoạn có tai biến trượt lở mạnh nhất gồm: km 68 trên QL 4D gần thành phố Lào Cai, km 55+600 (cách thành phố Lào Cai 16,4km), km 23+800 (đầu cầu Bảo Nhai), km 21 (gần cầu Trung Đô), km 6 đến km 9+500 (cách Bắc Hà).

+ Khu vực Thành phố Lào Cai: Tại khu vực thành phố Lào Cai, các khối trượt đất điển hình được quan sát ở phía tây phường Cốc Lếu. Tại đây, taluy đường được đào trên một sườn đồi kéo dài theo phương tây bắc - đông nam, cấu tạo bởi tầng đá phiến graphit xen đá phiến sét màu xám đen. Phía đông bắc đường ô tô là các đồi cấu tạo bởi cuội kết tuổi Neogen. Như vậy, có thể thấy là tuyến đường được xây dựng dọc theo một đứt gãy phân đới thuộc đới đứt gãy Sông Hồng. Dọc đứt gãy này, đá gốc bị cà nát kiến tạo mạnh, bị phong hoá sâu sắc tạo nên tầng sét phong hoá dày. Phía tây nam của taluy đường này lại là dải đồi cao, thường xuyên cung cấp nước mặt chảy tràn và nước ngầm cho tầng đất phong hoá dưới taluy này. Nguy cơ TLĐ tại đây không tránh khỏi, đặc biệt hiện nay, tốc độ đô thị hoá cao đã khiến nhân dân đào đất lấn sâu vào sườn đồi, tạo các taluy dốc đứng.

+ Khu vực Mường Vi: Mường Vi là một xã miền núi huyện Bát Xát, cách thành phố Lào Cai 27km và cách trung tâm huyện Bát Xát 15km theo đường tỉnh lộ 155. Trên các dải đồi phía tây thung lũng Mường Vi hiện xuất hiện nhiều khối trượt lở có quy mô khác nhau, hiện đã thống kê được 18 khối. Phần lớn các khối trượt phân bố tại khu vực xung quanh thôn Dao, tại đây hiện có 12 khối trượt mới và nhiều đấu trượt cổ. Các khối trượt phân bố trên sườn các đồi thoải được cấu tạo bởi vật liệu deluvi hay vỏ phong hoá khá dày của đá phiến. Những khối trượt phát triển trên vỏ phong hoá thường có kích thước lớn hơn các khối trượt phát triển trên vật liệu deluvi. Hầu hết các khối trượt đều phát triển ở sườn của các dòng chảy, đặc biệt là dòng chảy tạm thời, hay trên đỉnh của các khe rãnh xói món đang phát triển, nơi nhân dân canh tác ruộng bậc thang.

4.1.3. Trƣợt lở đất, lũ bùn đá trên sƣờn và đáy thung lũng

Hiện tượng TLĐ, LBĐ khá phổ biến tại Lào Cai, kể cả các khu vực ít có sự tác động của con người như trên các sườn và đáy thung lũng. Các khối trượt lở xuất hiện trên sườn có quy mô không lớn, thường không đạt được tới sự ổn định tương đối và có nguy cơ phát triển hoặc kích thích các khối trượt khác. Tại Lào Cai, các

khối trượt được quan sát thấy phổ biến dọc theo các sườn thung lũng cắt vuông góc với dãy Hoàng Liên Sơn như thung lũng suối Tùng Sáng, Quang Kim, Sinh Quyền, Ngòi Đum, Ngòi Bo... hay cắt vào cao nguyên Bắc Hà như Nậm Phàng, Suối Cả... Phân tích trên ảnh máy bay và ảnh vệ tinh ta thấy, khu vực tập trung các khối trượt lở trên sườn tập trung khá nhiều ở các khu vực A Lù, Dền Sáng, Y Tý, Cốc Mỳ, Phìn Ngan (huyện Bát Xát), Thanh Kim, Thanh Phú, Nậm Cang, Tả Giang Phình (huyện Sa Pa), các xã Nấm Lư, Tung Chung Phố, Mường Khương (huyện Mường Khương) và một số xã của huyện Bắc Hà, Văn Bàn, Bảo Yên. Một số khu vực có mật độ điểm trượt rất cao (hơn 8 điểm/ km²) như tại xã Dền Sáng và Phìn Ngan.

Điểm dễ nhận thấy khi quan sát trên thực tế là các khối trượt này thường xuất hiện trên các sườn xâm thực bóc mòn dọc khe suối, xâm thực rửa trôi bề mặt và sườn xâm thực rửa rũa hòa tan đổ lở karst. Các khối trượt này phát triển trên các sườn có độ dốc khá lớn, thường là trên 30º. Mặc dù chúng không gây thiệt hại về người và của lớn như các khối trượt trên các tuyến đường giao thông và khu dân cư nhưng lại gây thiệt hại đáng kể đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp của nhân dân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dòng bùn đá có nguồn gốc tự nhiên phát sinh khá phổ biến tại các sườn xâm thực bóc bòn dốc trên 35º, sườn xâm thực dọc khe suối, khi các khe xói phát triển tới bề mặt khá bằng phẳng và có vỏ phong hóa dày. Hiện tượng này phát triển chủ yếu tại các khu vực núi cao, sườn dốc khu vực Hoàng Liên Sơn. Ở độ cao 2600m trên đường lên đỉnh Fansipan cũng thấy xuất hiện một số dòng bùn đá, đây là khu vực hầu như không có tác động của con người. Tại các khu vực cầu Mống Sến, UBND xã Phìn Ngan, ngoài các khối trượt lớn (do tác động của yếu tố nhân sinh) thì cũng thấy xuất hiện ất nhiều các khối trượt, dòng bùn đá có nguồn gốc tự nhiên, chúng tập hợp lại thành các điểm nóng về trượt lở đất, lũ bùn đá tại Lào Cai.

Trên đáy thung lũng, dạng tai biến có liên quan là LBĐ, dọc theo tất cả các sông suối phụ lưu của sông Hồng đổ về từ dãy Hoàng Liên Sơn đều thấy xuất hiện dấu vết của lũ bùn đá. Có những trận lũ mà vật chất của chúng còn mới nguyên như tại đáy thung lũng suối Nà Tặc, Tùng Sáng, Quang Kim, Ngòi Đum, Ngòi Bo,... hay các đáy thung lũng có hướng tây nam bắt nguồn từ cao nguyên Bắc Hà đổ xuống

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo phục vụ giảm nhẹ, thiệt hại do tai biến trượt lở đất, lũ bùn đá ở tỉnh lào cai (Trang 91)