Kiến nghị một số giải pháp phòng tránh và giảm thiểu tai biến

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo phục vụ giảm nhẹ, thiệt hại do tai biến trượt lở đất, lũ bùn đá ở tỉnh lào cai (Trang 147)

8. Cấu trúc luận án

4.6. Kiến nghị một số giải pháp phòng tránh và giảm thiểu tai biến

trƣợt lở đất, lũ bùn đá tại Lào Cai

Cũng như nhiều nơi ở miền núi nước ta, công tác phòng chống và giảm nhẹ tai biến TLĐ, LBĐ vẫn còn rất bị động. Công việc giảm thiểu chỉ được tiến hành khi xảy ra các tai biến gây thiệt hại nghiêm trọng. Trong tương lai, TLĐ, LBĐ tại Lào Cai chắc chắn sẽ còn phát triển vì sự gia tăng của dân số đòi hỏi nhiều đất canh tác, nhiều đất ở, đất làm thủy lợi... Mặt khác, xây dựng cơ sở hạ tầng, các khu định cư, phát triển giao thông, thủy lợi, thủy điện,... sẽ tác động vào địa hình, vào thung lũng sông suối, vào rừng... làm cho nhiều trạng thái cân cân bằng vốn có sẽ mất đi. Sự biến đổi khí hậu trên qui mô toàn cầu không thể không ảnh hưởng đến Lào Cai. Các biến động bất thường của thời tiết như gia tăng lượng mưa với các trận mưa lớn kéo dài (tháng 8/2008) chắc chắn sẽ làm cho khu vực tỉnh Lào Cai, nơi vốn có núi cao, sườn rất dốc, phát triển nhiều hơn và mạnh hơn TLĐ, LBĐ.

Mục tiêu chung của việc nghiên cứu nhằm giảm thiểu thiệt hại do tai biến TLĐ, LBĐ là phải đánh giá đúng xu hướng diễn biến của các tai biến, đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục những thiệt hại hoặc phòng tránh những nguy cơ tai biến có thể xảy ra, hạn chế đến mức tối thiểu các thiệt hại về người và vật chất, góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Từ những phân tích về hiện trạng, đánh giá nguy cơ tai biến và rủi ro do TLĐ, LBĐ cũng như kết quả phân tích tại các khu vực điển hình của đề tài. Có thể đưa ra một số giải pháp như sau:

Các giải pháp truyền thông - giáo dục

Do tai biến TLĐ, LBĐ gây những tổn thất cho con người nên để giảm thiểu những thiệt hại do chúng gây ra, trước tiên phải phổ biến và trang bị cho các cơ quan quản lý, cho nhân dân nói chung những kiến thức về tai biến TLĐ, LBĐ, nguyên nhân, tác hại và các giải pháp phòng chống. Việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cần tập trung vào các nội dung sau:

- Nhận biết hiện tượng TLĐ, LBĐ;

- Các giải pháp phòng chống TLĐ, LBĐ;

- Các phương án đối phó khẩn cấp, cứu hộ, cứu nạn, và khắc phục hậu quả khi xảy ra TLĐ, LBĐ.

Hình thức tuyên truyền, phổ biến có thể dựa vào các phương tiên thông tin đại chúng như báo, đài phát thanh, truyền hình hoặc các cuộc nói chuyện, tuyên truyền và các tài liệu phổ thông. Giáo dục trong trường học các biện pháp phòng tránh, từ đó mỗi cá nhân và tổ chức có thể xây dựng cho mình một hướng thích hợp. Nội dung của các tài liệu hướng dẫn phải đơn giản và dễ hiểu, có nhiều hình ảnh minh họa rút ra từ thực tế của tỉnh Lào Cai, đặc biệt là hình ảnh về các dấu vết LBĐ trong quá khứ, các dấu hiệu nhận biết các khối trượt lở lớn như hoạt động của khe nứt, mương xói tạm thời. Các hình ảnh này có thể thu thập tại khu vực xã Trịnh Tường, Phìn Ngan (huyện Bát Xát), xã Sa Pả, Thanh Kim (huyện Sa Pa). Tuyên truyền bản đồ nguy cơ tai biến TLĐ, LBĐ tỉnh Lào Cai để người dân tại vùng có nguy cơ tai biến cao có ý thức đối với việc phòng tránh.

Các giải pháp về quản lý

Ngoài những quy định chung được ghi trong Pháp lệnh Bảo vệ môi trường, cụ thể trong phạm vi tỉnh Lao Cai, cần thực hiện các nội dung sau:

- Không cho phép người dân và các tổ chức tự động san ủi các sườn đồi dọc thung lũng Sông Hồng, tạo nên các vách dốc. Không được xây dựng các công trình quy mô lớn nào ở vùng dễ có LQ, LBĐ xảy ra. Các vùng chịu rủi ro cao có thể được sử dụng cho các đối tượng có khả năng rủi ro thấp hơn như: các vùng bảo tồn thiên nhiên, công trình thể thao và công viên. Các đối tượng có khả năng bị tổn thất cao như bệnh viện chỉ được xây dựng ở những vùng an toàn.

- Cần xây dựng quy chế sử dụng đất (những nơi được canh tác, hình thức canh tác,...) trên các taluy dương và âm dọc các tuyến đường giao thông có nhiều nguy

cơ tai biến như tuyến đường Lao Cai - Sa Pa, Lao Cai - Bắc Hà và các khu vực dân cư có nguy cơ tai biến cao khác.

Các giải pháp kỹ thuật

- Xây dựng các hệ thống dự báo, cảnh báo tai biến:

Đối với tai biến như TLĐ, cần tiến hành các trạm quan trắc thường xuyên nhằm xác định đúng cường độ và xu hướng chuyển động của chúng. Tổng hợp các điểm nghiên cứu chi tiết sẽ là cơ sở cho việc xây dựng hệ thống cảnh báo tai biến.

LQ, LBĐ vừa chịu ảnh hưởng của điều kiện khí hậu, vừa chịu tác động của yếu tố địa hình và quá trình địa mạo, đặc biệt là hiện tượng TLĐ. Để xây dựng hệ thống cảnh báo phải kết hợp nghiên cứu đầy đủ các yếu tố trên. Thực tế, việc dự báo LQ, LBĐ không thể làm như lũ sông mà cần phải thiết lập hệ thống được gọi là báo động để đánh giá tự động tại chỗ. Các phương tiện thông tin cảnh báo bao gồm: đài phát thanh, truyền hình, báo động, các hệ thống truyền tin đến các địa chỉ công cộng và bản làng. Ưu tiên lắp đặt các hệ thống này ở các khu vực đông dân nằm trong khu vực có nguy cơ cao dọc theo bờ phải sông Hồng, nơi có nguy cơ tai biến LBĐ cao nhất.

- Khảo sát, điều tra chi tiết những vùng có nguy cơ tai biến:

Trên cơ sở nghiên cứu hiện trạng tai biến TLĐ, LBĐ tại Lào Cai và bản đồ đánh giá nguy cơ tai biến đã thành lập, có thể chỉ ra một số khu vực cần nghiên cứu, đánh giá chi tiết nhằm đưa ra các giải pháp phòng tránh kịnh thời.

Trên cơ sở nghiên cứu chi tiết các yếu tố có liên quan với tai biến thiên nhiên, cần tiến hành cập nhật và hoàn thiện các bản đồ cảnh báo nguy cơ tai biến cho từng dạng tai biến cụ thể. Một số khu vực trọng điểm cần tiến hành xây dựng bản đồ cảnh báo tỷ lệ lớn.

Do các dạng tai biến có mối liên hệ rất chặt chẽ với nhau nên cần xây dựng một bản đồ tai biến tổng hợp (bao gồm cả các dạng tai biến nội, ngoại sinh khác). Một bản đồ tai biến tổng hợp được xem như là một bản đồ tổ hợp, hoặc bản đồ gộp, phục vụ cho việc đánh giá các vùng có khả năng xảy ra tai biến do nhiều thảm hoạ gây ra. Nó là công cụ rất tốt để lập kế hoạch giảm nhẹ thiệt hại và tình trạng khẩn cấp với nhiều thảm hoạ khác.

- Quy hoạch sử dụng đất và khu dân cư một cách hợp lý:

Mục đích của quy hoạch sử dụng đất trong phòng tránh thiên tai là làm giảm sự nguy hiểm cho tính mạng, tài sản trong những vùng có nguy cơ tai biến. Mối

quan tâm hàng đầu đối với phòng tránh tai biến là việc thiết kế thi công mới hoặc cải tạo các tuyến đường giao thông, là việc mở rộng hoặc xây dựng mới những đô thị. Cần chú ý các yếu tố sau đây:

Mật độ dân số: Ở các vùng có nguy cơ tai biến và rủi ro do TLĐ, LBĐ cao, số thương tổn có liên quan trực tiếp với mật độ dân số và tính chất định cư. Một vùng còn ở dạng quy hoạch cần phải đưa vào các quy định về mật độ dân số. Đối với các vùng đã định cư, đặc biệt là định cư tập trung, việc quy định về mật độ dân số có thể là vấn đề nhạy cảm và cần phải hướng vào các mối quan hệ kinh tế - xã hội của việc định cư. Một điều không may là việc định cư không được hoạch định trước về mật độ dân số lại nằm trong vùng dễ bị ảnh hưởng của tai biến, đặc biệt là LQ. Có nhiều nơi tại Lào Cai, người dân đã vô tình định cư tại những khu vực có mức độ rủi ro cao như tại Sùng Hoảng (Phìn Ngan), Tùng Chỉn 1 (Trịnh Tường), Sa Pả. Do đó các nhà hoạch định kế hoạch phải phối hợp các biện pháp cải thiện các vùng đó và giảm tổn thất do tai biến gây ra.

Trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc: Ưu tiên trồngrừng, tăng độ dày lớp phủ tại những lưu vực nơi có nguy cơ tai biến TLĐ, LBĐ cao. Lớp phủ rừng tại Lào Cai có vai trò rất quan trọng trong phòng tránh LQ, LBĐ vì lượng mưa cao và tập trung.

- Xây dựng một số công trình phòng tránh:

Cần nghiên cứu chi tiết các khối TLĐ dọc tuyến đường Lao Cai - Sa Pa, Lao Cai - Bắc Hà, Cam Đường - Văn Bàn, khối trượt tại khu vực phía tây phường Duyên Hải trước khi đầu tư các hệ thống công trình chống trượt. Cụ thể là các biện pháp giảm trọng lượng khối trượt và lực gây trượt hay gia tăng các lực giữ ổn định trong khối trượt – sườn dốc.

Đối với LBĐ, có hai nhóm biện pháp công trình cần thực hiện là công trình ngăn LBĐ và công trình dẫn LBĐ. Công trình ngăn LBĐ là đập đặc hoặc đập thấu. Đập đặc ngăn hoàn toàn dòng lũ lại và tạo nên hồ chứa ở sau nó, đập thấu cho phép thành phần lỏng và thành phần rắn với hạt kích thước nhỏ đi qua còn giữ lại các vật có kích thước lớn (sỏi, cuội, tảng). Để ngăn LBĐ, một cách từ từ người ta thường xây dựng nhiều đập chắn làm cho dòng LBĐ giảm dần đến mất hoàn toàn khi đến đối tượng cần bảo vệ. Công trình dẫn và cho LBĐ đi qua là các đê, kè giữ cho dòng lũ chảy theo hướng và phạm vi vốn có, không lan rộng ra xung quanh. Đó là các công trình hướng dòng lũ đi xa đối tượng cần bảo vệ, thậm chí có thể dẫn dòng lũ đi

sang hẳn khu vực khác. Các biện pháp này cần được thực hiện ngay tại các suối Ngòi Đum, ngòi Đường và suối Đôi. Cả ba suối đều chạy qua TP Lào Cai, đang và sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nhiều lần. Đặc biệt tại phần thượng du suối ngòi Đum, nơi hợp lưu với suối Mống Sến chảy qua địa phận xã Trung Chải có nguy cơ rất cao về LBĐ. Biện pháp duy nhất để giảm thiểu thiệt hại do LBĐ gây nên ở đây là không cho phép xây dựng công trình, sinh sống trên bãi bồi, bờ thềm bậc một của sông sối suối có nguy cơ tai biến LBĐ cao.

- Xây dựng các hệ thống quan trắc và cảnh báo TLĐ, LBĐ:

Đối với TLĐ, Tỉnh Lào Cai nên tổ chức một mạng lưới những cộng tác viên, được hướng dẫn về chuyên môn, thường xuyên theo dõi sự biến đổi của các sườn dốc xung quanh các công trình cần bảo vệ. Nếu có dấu hiệu bất thường thì kịp thời thông báo cho các nhà chuyên môn đến đánh giá và di chuyển ngay đối tượng cần bảo vệ ra khỏi phạm vi nguy hiểm. Có thể tổ chức một số trạm quan trắc trượt lở bằng những thiết bị hiện đại, ở một số nơi có nguy cơ xảy ra trượt lở ảnh hưởng đến những công trình quan trọng cần được bảo vệ mà chưa có điều kiện di chuyển hoặc chưa có được những công trình bảo vệ tốt. Một số điểm này trước mắt nên đặt ở một số nơi thuộc TP Lào Cai, khu mỏ Cam Đường.

Đối với LBĐ, có thể thiết lập hệ thống cảnh báo ở ngòi Đum, suối Đôi và ngòi Đường. Tuy nhiên, cần nghiên cứu kĩ trên thực địa và có phương án cụ thể.

Nói chung, trong khu vực nghiên cứu, cần xây dựng thêm một số trạm khí tượng thủy văn để theo dõi mưa (đo giờ) ở một số lưu vực suối, đặc biệt là ở huyện Bát Xát. Ví dụ ở ngòi Phát cần có bộ phận theo dõi thường xuyên hiện trạng TLĐ, LBĐ. Mỗi khi có tai biến xảy ra cần đến ngay hiện trường khảo sát, phân tích và ghi chép. Chỉ có thế việc nghiên cứu tiếp theo mới có hiệu quả chính xác hơn.

Kết luận chƣơng 4

- Tai biến TLĐ, LBĐ tại Lào Cai phân bố ở những khu vực nhất định, có tính chất lặp đi lặp lại trong không gian và theo thời gian. Nghiên cứu hiện trạng có thể tìm ra những khu vực như thế và xác định được các yếu tố tác động chính.

- Phân tích đặc điểm những khối trượt lở và dòng bùn đá điển hình đã rút ra được những dấu hiệu địa mạo liên quan như mật độ các dòng chảy tạm thời, các

dạng địa hình có nguồn gốc tích tụ - bóc mòn như pedimen thung lũng, các điều kiện khác như sự bất đồng nhất về thành phần thạch học,...

- Xác định những dấu hiệu địa mạo có liên quan tới TLĐ, LBĐ là cơ sở quan trọng trong cảnh báo vị trí có nguy cơ tai biến cao như trên các sườn đốc và đáy thung lũng, nơi đã tồn tại các khối trượt và dòng bùn đá trong quá khứ.

- Việc xác định trọng số của mỗi yếu tố tác động đến quá trình tai biến được dựa trên mối quan hệ giữa tần suất xuất hiện của hiện tượng TLĐ, LBĐ với các mức ảnh hưởng cao của mỗi nhân tố. Nhân tố nào thể hiện mức độ tác động cao của mình ở nhiều điểm trượt lở nhất thì có trọng số cao hơn.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Có nhiều hướng tiếp cận, phương pháp cũng như công nghệ được ứng dụng trong nghiên cứu TLĐ và LBĐ, trong đó có thể chia ra làm hai hướng chính là tiếp cận địa chất công trình và tiếp cận địa lý tổng hợp. Trong những năm gần đây, với sự phát triển của công nghệ GIS và viễn thám, các nhà khoa học đã đạt được nhiều thành tựu vượt bậc trong nghiên cứu TLĐ, LBĐ. Các kết quả đã được định lượng hóa nhiều hơn và dần tiến tới sự “cảnh báo thiết thực” tai biến. TLĐ, LBĐ là những quá trình mang tính địa đới nên không thể áp máy móc mô hình ở khu vực này cho khu vực khác được. Vì vậy, phải có những nghiên cứu cụ thể về hiện trạng trong mối liên quan với điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội tỉnh Lào Cai khi xây dựng một mô hình cụ thể.

2. Địa hình tỉnh Lào Cai có sự phân dị rõ ràng với các khối núi cao, thung lũng sâu, các bề mặt san bằng rộng có vỏ phong hoá dày. Đó là kết quả tác động tương hỗ phức tạp giữa cấu trúc địa chất, các hoạt động kiến tạo phân dị mạnh với điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm.

3. Trong mối liên quan với cấu trúc địa chất, tân kiến tạo và khí hậu, địa hình tỉnh Lào Cai có sự phân dị khá rõ nét giữa hai bờ sông Hồng. Phía đông bắc là địa hình khối tảng và phía tây nam là địa hình dạng tuyến đặc trưng. Sự xen kẽ giữa các phức nếp lồi và phức nếp lõm, các yếu tố kiến trúc, đứt gãy kiến tạo và các trường phân bố thạch học thể hiện rất rõ trên địa hình.

4. Bằng cách phân loại địa hình theo nguyên tắc các bề mặt có cùng nguồn gốc phát sinh, địa hình tỉnh Lào Cai được phân chia thành 32 dạng và 4 nhóm như sau: Nhóm địa hình kiến tạo và kiến trúc bóc mòn, nhóm địa hình bóc mòn tổng hợp, nhóm địa hình karst và nhóm địa hình do dòng chảy.

5. Kết quả phân tích hiện trạng TLĐ, LBĐ tại Lào Cai cho thấy chúng thường tập trung tại các khu vực có điều kiện địa mạo nhất định và lặp đi lặp lại theo thời gian. Các khu vực có TLĐ, LBĐ mạnh và điển hình nhất như các khu vực cầu Mống Sến, Phìn Ngan, Trịnh Tường,... Việc tiến hành nghiên cứu chi tiết tại các khu vực này sẽ rút ra được những dấu hiệu cũng như tiêu chí quan trọng để đánh giá nguy cơ tai biến.

6. Các nhân tố thành tạo địa hình và phát sinh tai biến ở Lào Cai được đánh giá theo 4 nhóm là địa chất kiến tạo, địa hình, khí hậu và lớp phủ. Qua phân tích thống

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo phục vụ giảm nhẹ, thiệt hại do tai biến trượt lở đất, lũ bùn đá ở tỉnh lào cai (Trang 147)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)