Đặc điểm chia cắt ngang

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo phục vụ giảm nhẹ, thiệt hại do tai biến trượt lở đất, lũ bùn đá ở tỉnh lào cai (Trang 69)

8. Cấu trúc luận án

3.1.3. Đặc điểm chia cắt ngang

Khi nghiên cứu về cấu trúc kiến tạo thì đặc điểm CCN không có nhiều ý nghĩa bằng các đặc điểm CCS, bởi vì tính chất CCN của một lãnh thổ do nhiều yếu tố quyết định: kiến tạo đứt gãy, thạch học, địa hình, hướng sườn, lượng mưa,... Tuy nhiên, khi nghiên cứu về đặc điểm địa mạo khu vực Lào Cai, qua việc thành lập và phân tích sơ đồ CCN, ta thấy nổi lên một số đặc điểm về CCN và cấu trúc khu vực như sau:

Sơ đồ CCN khu vực (hình 3.3), cho thấy mật độ sông suối ở khu vực này khá cao so với mức trung bình của cả nước (0,6km/km2

). Phần lớn diện tích khu vực có mật độ từ 0,5km/km2

đến 2km/km2, các vùng có mật độ từ 2-3km/km2

phân bố rải rác ở một số thung lũng dọc sông Hồng, sông Chảy. Đi vào cụ thể các khối kiến trúc ta thấy:

+ Sườn đông bắc dãy Fansipan - chủ yếu có cường độ CCN trung bình và yếu (< 1km/km2). Các vùng CCN khá mạnh (1-2km/km2) phân bố ở các trũng giữa núi, nơi tập trung của các suối nhánh như: khu vực Mường Hum của huyện Bát Xát, nơi các con suối đổ vào sông Trịnh Quyền; khu vực trung tâm xã Trung Chải trên đường từ Lào Cai đi Sa Pa, nơi các con suối chảy vào Ngòi Đum; khu vực xã Thanh Kim, Thanh Phú của huyện Sa Pa, nơi các con suối Séo Chong Ho, Mường Hòa Họ, Nậm Ta Chang Ho và Nậm Mai... chảy vào Ngòi Bo. Khu vực trung tâm huyện Văn Bàn, có cường độ CCN khá lớn, nhiều nơi đạt tới 2-3km/km2, là nơi tập trung của rất nhiều con suối chảy vào sông Nậm Chân. Các vùng có cùng cường độ chia cắt có định hướng TB-ĐN và ĐB-TN, phản ảnh tính chất dập vỡ và khối tảng của đất đá ở khu vực này.

+ Sườn ĐB khối Tú Lệ chủ yếu có mức độ CCN trung bình - yếu (< 1km/km2). Các nơi có giá trị CCN yếu và mạnh phân bố phân tán. Các nơi có cường độ phân cắt mạnh cũng là các trũng giữa núi (các đới sụt lún), nơi tập chung nhiều con suối chảy vào như khu vực Nậm Tha, khu vực xã Tú Lệ - Nậm Búng; khu vực Ngòi Hút đoạn từ Phong Du Thượng đến Phong Du Hạ. Đặc biệt là khu vực trũng Nghĩa Lộ, cường độ CCN đạt đến 3km/km2

, là nơi tập trung các suối nhánh từ 4 phía đổ vào đã làm tăng đột ngột mật độ dòng chảy. Khu vực Nậm Tha tăng đột ngột cường độ CCN có thể liên quan với nhiều nhân tố khác nhau như lượng mưa, các hoạt động kiến tạo bao gồm đứt gãy, sụt lún dẫn tới sự dập vỡ của đất đá [2].

+ Tại dãy Con Voi, cường độ CCN nói chung tăng dần từ đường chia nước về 2 sườn: ở hai bên đường chia nước cường độ CCN yếu nhất (dưới 0,5 km/km2

), rồi tăng dần về 2 sườn đến khoảng 2km/km2, đặc biệt là khu vực trung tâm xã Tâm Dương cường độ CCN đạt tới 3km/km2

. Bên cạnh đó, ta còn thấy đoạn từ Phố Ràng về phía tây bắc có CCN khá lớn (1-2km/km2), còn từ Phố Ràng về đông nam CCN trung bình và yếu (< 1km/km2

).

+ Dọc thung lũng Sông Hồng cường độ CCN cũng không đều nhau và chia thành nhiều đoạn khác nhau. Khu vực này phổ biến ở giá trị từ 1-2km/km², một số vùng có độ CCN đạt 2-3km/km2

và có những nơi độ CCN yếu (< 1km/km²) như ở TP Lào Cai.

+ Trên sông Chảy, CCN có giá trị lớn phân bố ở phía tây bắc Phố Ràng, còn từ đó về ĐN, CCN trung bình và nhỏ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo phục vụ giảm nhẹ, thiệt hại do tai biến trượt lở đất, lũ bùn đá ở tỉnh lào cai (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)