Tuổi địa hình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo phục vụ giảm nhẹ, thiệt hại do tai biến trượt lở đất, lũ bùn đá ở tỉnh lào cai (Trang 85)

8. Cấu trúc luận án

3.4.1. Tuổi địa hình

Vùng Lào Cai là vùng núi cao, bị bóc mòn xâm thực mạnh mẽ, do đó các vật chất bồi tích trẻ phủ lên địa hình hầu hết đều không tồn tại, gây nhiều khó khăn trong việc xác định tuổi địa hình. Phương pháp xác định tuổi bằng bào tử phấn hoa không áp dụng được nên việc dùng phương pháp so sánh về mối quan hệ giữa địa hình với đá gốc, đồng thời đối chiếu với các tài liệu có liên quan ở những vùng lân cận có khả năng tin cậy được.

Hầu hết các ý kiến cho rằng vào cuối Paleogen, toàn bộ lãnh thổ Đông Dương có chế độ kiến tạo tương đối yên tĩnh để hình thành một bề mặt đồng bằng bóc mòn rộng lớn (peneplen). Trong khoảng thời gian từ cuối Paleogen đến hết Neogen đã có 4 pha nâng chủ yếu xen giữa là 4 pha yên tĩnh tương đối, tạo nên 4 bề mặt san bằng. Trong thời kỳ Đệ tứ, chuyển động nâng nên vẫn tiếp diễn và có tính chất nhịp (E. Saurin, J. Fromaget, 1941, 1952; Lê Đức An, 1985; Nguyễn Đình Cát, 1972; Đào Trọng Năng, 1978) [3, 57, 58].

Trong khu vực tỉnh Lào Cai phát hiện được nhiều trầm tích Neogen dọc theo thung lũng Sông Hồng và sông Chảy. Ở phần dưới của mặt cắt tại Phố Ràng đã tìm thấy phức hệ hóa thạch thực vật trong lớp bột kết xen tuf cuội kết và được định có tuổi Pliocen sớm (N2

1

có tuổi trẻ hơn. Như đã phân tích ở trên (trong phần bề mặt san bằng ở độ cao 400- 600m) thì tuổi bề mặt san bằng ở độ cao 400-600m phải là thời kì hình thành tầng trầm tích hạt mịn chứa than trên cùng của mặt cắt, tức là phải trẻ hơn Pliocen sớm, có lẽ vào phần cuối của Pliocen (N2

2). Khi nghiên cứu bề mặt san bằng mực độ cao 150m-250m thấy chúng cắt bề mặt ở mực 400-600m được cấu tạo bởi trầm tích Neogen tạo nên bề mặt dạng vai núi. Như vậy mực san bằng này phải có tuổi trẻ hơn tuổi trầm tích Neogen trong vùng, trẻ hơn bề mặt Pliocen muộn, tức là có thể có tuổi cổ nhất là Pleitocen sớm (Q1

1

) [48].

Từ những nhận xét và so sánh trên cho phép phân chia tuổi của các bậc thềm như sau: Thềm bậc III: Pleistocen giữa (Q12); Thềm bậc II: Đầu Pleistocen muộn (Q13a); Thềm bậc I: Cuối Pleistocen giữa (Q1

3b

); Bãi bồi: Holocen (Q2) [54-56].

Ở vùng Vạn Yên, trên bề mặt 1.000-1.300m có tìm được các bào tử phấn hoa tuổi Mioxen muộn (N1

3

). So sánh bề mặt này thấy giống với bề mặt 1.500m thuộc bậc địa hình 1.400-1.600m của vùng Lào Cai [48, 56].

Như vậy, tuổi các bậc địa hình khu vực Lào Cai có thể được sắp xếp như sau: Bậc VII (trên 2.200m) tuổi cuối Paleogen (Oligoxen - E3); Bậc VI (1.800-2.000m) tuổi Mioxen sớm (N1

1

); Bậc V (1.400-1.600m) Mioxen giữa (N12); Bậc IV (900- 1.200m) tuổi Mioxen muộn (N1

3

); Bậc III (400-600m) tuổi Plioxen sớm (N2 1

); Bậc II (200-300m) tuổi Plioxen muộn (N22).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo phục vụ giảm nhẹ, thiệt hại do tai biến trượt lở đất, lũ bùn đá ở tỉnh lào cai (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)