Địa hình bóc mòn tổng hợp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo phục vụ giảm nhẹ, thiệt hại do tai biến trượt lở đất, lũ bùn đá ở tỉnh lào cai (Trang 80)

8. Cấu trúc luận án

3.3.2. Địa hình bóc mòn tổng hợp

Đây là bộ phận quan trọng của địa hình tỉnh Lào Cai, chúng chiếm diện tích rất lớn và phân bố rộng khắp. Tuy nhiên chúng cũng có sự phân hóa khá rõ nét ở phía bờ sông Hồng.

a)Bề mặt nằm ngang và hơi nghiêng

- Bề mặt san bằng bóc mòn hoàn toàn (peneplen): Các bề mặt peneplen thường chiếm vị trí cao nhất của các khối và dãy núi dưới dạng các bề mặt chia nước hẹp, hơi lồi có dạng lượn sóng thoải, độ cao từ 2.100-2.500m ở dãy Hoàng Liên Sơn, Lang Cung và 1.500m ở vùng Bắc Hà - Mường Khương. Hiện tại bề mặt này được bảo tồn lớp phủ eluvi mỏng, đôi nơi hoàn toàn trơ đá gốc, hoặc đới phong hoá vụn bở (Sa).

Tại Sa Pa: mặt cắt điển hình của thành tạo này quan sát trên bề mặt 2.100- 2.200m thượng nguồn thác Bạc, cho thấy đá gốc granit có khe nứt hình nêm, phong hoá đồng tâm dạng bóc vỏ. Bề mặt peneplen trên đá trầm tích Devon ở Tả Giang Phình hầu như không thấy các thành tạo eluvi đồng nhất của đới saprolit: mảnh vỡ xen dăm sạn dày tới 1m và đôi nơi lộ trơ đá gốc.

Tại Si Ma Cai, Hoá Chư Phùng: bề mặt peneplen phát triển trên đá biến chất xen đá vôi trên một vách sạt lở trên đỉnh cho thấy: đới litoma (sét, bột) hạt mịn nằm trực tiếp trên bề mặt bóc mòn rửa trôi cũ dạng carư, dày tới 1-1,5m.

Về tuổi hình thành: Bề mặt Peneplen cắt qua tất cả đá khác nhau đã san bằng hoàn toàn. Xét mối tương quan chung, bề mặt này cắt qua cả đá xâm nhập Paleogen phức hệ Fansipan, cho phép ta dự đoán nó phải trẻ hơn đá này và có thể xếp vào đới Paleogen thượng (E3).

- Bề mặt san bằng bóc mòn không hoàn toàn: Bề mặt này phân bố trong khắp lãnh thổ trên các đường chia nước phụ và các mặt bằng trước núi. Bề mặt chia nước rộng dạng đồi lượn sóng hoặc phân bậc ở các độ cao 1.000-1.300m và 1.700- 1.800m. Trên bề mặt còn bảo lưu vỏ phong hoá khá tốt. Tại Sa Pa, bề mặt này thể hiện dưới dạng đồi, còn giữa lại vỏ phong hoá cao lanh, còn phần lớn các bề mặt trên đá khác chỉ còn lưu lại vỏ phong hoá thiếu chỉ có đới litoma và saprolit. Tại các khu vực Bắc Hà, khu vực Đông Bắc Mường Hum, khu vực Dền Thăng, trên bề mặt này đã phát hiện vỏ thấm đọng trên đá phát triển loại đất đen Razinna điển hình (Nguyễn Bá Nhuận, 1994) [48]. Về tuổi hình thành: bề mặt Pedimen này đã phá huỷ và cắt qua bề mặt Peneplen kể trên và xét về tương quan chung của toàn bộ lãnh thổ có thể xếp vào Mioxen (N1).

- Bề mặt san bằng bóc mòn - xâm thực không hoàn toàn (pedimen): Dạng địa hình này biểu hiện dưới dạng các bề mặt nghiêng thoải trước núi kéo dài dọc theo các thung lũng, bao gồm các bậc 200-400m, bề mặt rộng trung bình 200-300m, đôi nơi còn lớn hơn. Các thành tạo bề mặt là eluvi: dăm sạn lẫn mảnh vụn, cát, bột màu đỏ nâu, vỏ phong hoá tồn tại trên các mặt cắt phần lớn chỉ còn lại đới saprolit và litoma chiều dày đạt 1-2m. Các bề mặt này được hình thành gắn liền với sự phát triển phá huỷ xâm thực của sông vào các bề mặt san bằng có trước. Vì vậy, có thể xếp vào tuổi Pleistoxen sớm (Q1

1

b) Địa hình sườn

- Sườn bóc mòn tổng hợp: Bề mặt này được hình thành bởi một loạt các quá trình rửa trôi, xói rửa, đất chảy, đất trôi, trượt đất phân bố rất rộng rãi trên toàn bộ tỉnh Lào Cai. Các bề mặt sườn này có độ dốc từ 15-250, đôi nơi 25-350, phần dưới sườn 8-150. Trắc diện sườn phân bậc, thường các bậc này có dạng lượn sóng, độ cao không quá 0,5m. Một số khu vực các bậc này bao trùm hầu hết các bề mặt sườn tạo nên cấu trúc “vẩy cá” điển hình. Nhìn chung, bề mặt này phân bố ở đoạn giữa các sườn có dạng lồi hoặc lõm bị chia cắt trung bình bởi hệ thống các máng trũng của dòng chảy tạm thời. Các thành tạo bở rời lớp phủ sườn dày 1,5-2m, bao gồm sét pha lẫn dăm sạn mảnh vỡ. Các quá trình địa mạo này hiện tại vẫn tiếp diễn. Tuổi của các bề mặt xếp vào Đệ tứ không phân chia (Q).

- Sườn bóc mòn trọng lực: Dạng địa hình này phân bố ở phần trên của sườn gần đường chia nước. Nguồn gốc của các bề mặt này là do quá trình trọng lực nhanh, bao gồm: đổ vỡ, sập lở các loại. Độ dốc của bề mặt sườn này >250, có nơi >350 và dốc đứng. Trắc diện thẳng, ít bị chia cắt bởi các dòng chảy thường xuyên và tạm thời, hầu hết bề mặt không thấy có cấu trúc phân bậc. Các thành tạo bở rời, bề mặt thường rất mỏng (<0,5m), gồm tảng lăn lẫn dăm sạn, đôi nơi trơ đá gốc hoặc dưới dạng các bãi đá ở trạng thái liên kết không bền vững. Các quá trình trọng lực còn phát triển liên tục cho đến ngày nay. Tuổi của bề mặt này là Đệ tứ không phân chia (Q).

- Sườn xâm thực – bóc mòn dọc khe suối: Đây là bề mặt sườn bị chia cắt bởi hệ thống dòng chảy tạm thời, sườn của các bồn thu nước. Về nguồn gốc, có thể phân vào nhóm địa hình do dòng chảy tạm thời. Điển hình của loại sườn này quan sát ở tây nam của dãy Hoàng Liên Sơn. Bề mặt sườn bị băm nát bởi hệ thống các bồn thu nước của dòng chảy tạm thời rất rõ nét. Sườn dốc >35º, trắc diện sườn thẳng. Bề mặt sườn thường trơ đá gốc, ít khi thấy lớp phủ sườn hoặc ở gần đường tụ thuỷ thành tạo bở rời là những tảng lăn kích thước lớn tựa như những dạng “corum” nhiệt đới. Tuổi của bề mặt này giả định thuộc Đệ tứ không phân chia.

- Sườn xâm thực bóc mòn: Bề mặt này phân bố rộng rãi ở khu vực dãy Con Voi và dọc sông Hồng, Võ Lao, Văn Bàn. Độ dốc bề mặt sườn ưu thế là 8-150

và 15-250, trắc diện lồi lõm mềm mại. Bề mặt bị cắt xẻ bởi hệ thống các máng trũng của dòng chảy tạm thời dạng banca. Thành tạo bở rời bề mặt dày 1-1,5m, đôi nơi trên 2m. Tuổi bề mặt sườn này tạm xếp vào Đệ tứ không phân chia (Q). Các quá

trình hiện tại đang chuyển dần sang rửa trôi bề mặt do hoạt động bóc mòn địa hình ở các khu vực này.

- Sườn rửa trôi - tích tụ deluvi: Bề mặt sườn này phân bố không liên tục, chỉ tập trung ở chân các dãy núi và xung quanh các vùng trũng giữa núi. Về mặt hình thái, thường là các sườn có độ dốc 3-8º, 8-15º, đôi chỗ 15-25º, bề mặt phẳng ít bị chia cắt dạng lõm, phẳng hoặc hơi lồi - lõm. Các thành tạo bở rời thường dày từ 1- 2m, đôi nơi >2m, có cấu tạo phân lớp giả theo màu sắc và đôi nơi còn quan sát thấy các tầng mùn cũ bị chôn vùi. Tuổi của bề mặt sườn này xếp vào Đệ tứ không phân chia (Q).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo phục vụ giảm nhẹ, thiệt hại do tai biến trượt lở đất, lũ bùn đá ở tỉnh lào cai (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)