Đặc điểm chia cắt sâu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo phục vụ giảm nhẹ, thiệt hại do tai biến trượt lở đất, lũ bùn đá ở tỉnh lào cai (Trang 67)

8. Cấu trúc luận án

3.1.2. Đặc điểm chia cắt sâu

Bản đồ CCS tỉnh Lào Cai được thành lập trên phần mềm ArcGIS 9.2 với 5 mức độ chia cắt là rất yếu (0-100m/km2), yếu (100-200m/km2

), trung bình (200-300 m/km2), mạnh (300-400m/km2

) và rất mạnh (trên 400m/km2). Trên hình 3.2 ta thấy nổi rõ các cấu trúc TKT lớn với quy luật chung: khối nâng mạnh có độ CCS lớn hơn khối nâng yếu và yếu nhất là các đới hạ lún tương đối. Từ đó có thể thấy rõ các khối nâng Fansipan, Tú Lệ, Con Voi,... và các trũng hạ lún Sông Hồng, Sông Chảy, Văn Bàn – Võ Lao – Cam Đường. Tuy nhiên khi phân tích chi tiết sẽ thấy mỗi cấu trúc TKT đó có đặc điểm khác nhau về CCS do tính cách hoạt động nâng hạ và dịch chuyển kiến tạo khác nhau. Vùng thung lũng Sông Hồng từ Phố Lu và thung lũng Sông Chảy từ nam Phố Ràng tới biên gới với tỉnh Yên Bái có giá trị CCS yếu nhất do đó là các vùng hạ lún tương đối. Tuy nhiên, trong khu vực này còn có một số dị thường về các vùng CCS yếu nhất:

- Khu vực dọc sườn đông bắc dãy Hoàng Liên Sơn chạy song song và gần đường chia nước giữa sông Hồng và sông Đà, độ CCS yếu có thể là do ở đó có sự tồn tại một bề mặt san bằng và các hoạt động xâm thực chia cắt chưa kịp phá huỷ phân cắt chúng.

- Khu vực dọc thung lũng Sông Hồng (bắc Phố Lu trở lên), có đường chia cắt sâu yếu nhất không phải trùng với lòng sông hiện tại mà hơi lệch về phía tây nam cách sông khoảng 4km đến 8km rồi đi vào vùng Cam Đường, Võ Lao, Văn Bàn.

- Trên các cao nguyên Mường Khương, Bắc Hà và Hoàng Su Phì thì đường chia cắt sâu yếu nhất không phải là dạng tuyến chạy theo phương tây bắc - đông nam như các vùng trên mà là các đoạn ngắn và chạy theo nhiều phương khác nhau.

Các vùng chia cắt sâu mạnh nhất thường phân bố trùng với các khối nâng cao nhất, đồng thời cũng thể hiện rất khác nhau trên địa hình núi cao của khu vực. Theo Lê Đức An [1], có thể phân biệt các kiểu CCS sau:

- Kiểu CCS trên dãy núi Con Voi: Phân cắt sâu mạnh nhất tạo thành một dải theo phương của dãy núi và đường chia nước gần như nằm ở phần trung tâm của dải, rồi giảm dần về hai sườn. Đặc điểm này phản ánh một địa luỹ hẹp, kéo dài và xâm thực sâu của các suối bên sườn đã cắt đến đường đỉnh.

- Kiểu CCS trên núi Fansipan: Từ biên giới Việt – Trung tới thung lũng Nậm Chăn. Vùng CCS mạnh nhất không theo đường chia nước mà tạo thành hai tuyến có cường độ trên 400m/km2

, trùng với sườn đông bắc và sườn tây nam, trong đó sườn tây nam có độ chia cắt mạnh hơn.

- Kiểu CCS trên núi Tú Lệ: Từ thung lũng Nậm Chăn tới thung lũng Ngòi Lao, CCS phức tạp hơn các khu vực trên. Đường CCS mạnh nhất không tạo thành dải mà theo nhiều đoạn bao quanh các trũng giữa núi. Tuy nhiên, từ phía sông Hồng lên đến đường chia nước với sông Đà ta cũng thấy có hai lớp CCS, lớp gần đường chia nước thi liên tục và có độ CCS mạnh hơn lớp gần sông Hồng. Điều này phản ánh đặc điểm xâm thực của hệ thống suối khu vực khi cắt qua hai dãy núi cùng phương TB - ĐN với dải chính ở gần đường chia nước cao hơn và liên tục hơn.

- Kiểu CCS trên “Vòm Sông Chảy”: Ở khu vực này, các vùng CCS mạnh thường phân tán, tuy nhiên ở sườn nam và tây nam có độ CCS mạnh hơn cả.

Như vậy ta thấy, đặc điểm CCS khu vực tỉnh Lào Cai phản ảnh khá rõ các cấu trúc TKT, cả đặc điểm hình thái và cả tính chất nâng, hạ của chúng, bởi về thực

chất CCS là dạng phản ứng nhanh nhạy nhất của sông suối đối với các hoạt động nâng kiến tạo trẻ và hiện đại.

Trên bản đồ chia cắt sâu địa hình tỷ lệ 1:4.000.000 (Atlas Quốc gia Việt Nam), khu vực núi Hoàng Liên Sơn có mức độ chia cắt sâu khá lớn, mức độ chia cắt sâu trên 1.600m chỉ hầu như chỉ thấy xuất hiện ở vùng núi này. Đối diện với dãy Hoàng Liên Sơn khu vực thượng nguồn sông chảy thuộc địa phận tỉnh Lào Cai cũng có độ chia cắt sâu khá lớn (trên 1.000m). Trên bản đồ này, nếu tính độ chia cắt sâu trung bình thì khu vực dãy Hoàng Liên Sơn có giá trị cao nhất, còn giá trị trung bình cho các địa phương thì Lào Cai và Lai Châu là hai tỉnh có giá trị trung bình cao nhất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo phục vụ giảm nhẹ, thiệt hại do tai biến trượt lở đất, lũ bùn đá ở tỉnh lào cai (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)