8. Cấu trúc luận án
2.3.1. Khái quát đặc điểm kinh tế xã hội
Theo số liệu thống kê năm 2007 thì dân số toàn tỉnh là 593.600 người, trong đó số người trong độ tuổi lao động là 314.520 người, chiếm khoảng 53%[20]. Mật độ dân số bình quân 93 người/km2. Lào Cai có 25 nhóm ngành dân tộc cùng chung sống hoà thuận, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 64,09% dân số toàn tỉnh. Dân tộc Kinh chiếm 35,9%, dân tộc Hmông chiếm 22,21%, tiếp đến là dân tộc Tày 15,84%, Dao 14,05%, Giáy 4,7%, Nùng 4,4%, còn lại là các dân tộc đặc biệt ít người như Phù Lá, Sán Chay, Hà Nhì, La Chí,...
Về tổ chức hành chính, Lào Cai có 1 thành phố Lào Cai và 8 huyện là Sa Pa, Bát Xát, Bảo Yên, Bảo Thắng, Si Ma Cai, Văn Bàn, Mường Khương, Bắc Hà, với 164 xã, thị trấn, trong đó có 138 xã vùng sâu, vùng xa, biên giới. Tỉnh Lào Cai được chia làm 3 khu vực:
- Khu vực I: Là các xã có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội thuận lợi. Chủ yếu là các xã ở vùng thấp, gần trung tâm các huyện, thành phố, giao thông và các dịch vụ xã hội thuận lợi.
- Khu vực II: Là các xã có điều kiện phát triển kinh tế- xã hội khó khăn, phần lớn các xã này nằm ở vùng sâu, vùng xa, giao thông đi lại còn tương đối khó khăn; các dịch vụ xã hội cơ bản đã được đáp ứng tương đối tốt.
- Khu vực III: Là các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn ở vùng sâu vùng biên giới, xa trung tâm huyện, thành phố; địa hình chia cắt mạnh, giao thông đi lại còn rất nhiều khó khăn; các dịch vụ xã hội còn hạn chế.
Tính từ thời điểm thành lập tỉnh (10/1991) đến nay, tỉnh Lào Cai đã có mức tăng trưởng kinh tế khá cao. Tổng GDP năm 2006 đạt 4417,3 tỷ đồng (theo giá hiện hành). Ngành công nghiệp và xây dựng tăng 11,55%, chủ yếu do đầu tư mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng ở thành phố Lào Cai, tăng cường khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm sản. Ngành thương mại-dịch vụ cũng phát triển nhanh với mức tăng trưởng đạt12,46%. Ngành nông lâm nghiệp đã định hướng phát triển các vùng cây trồng tập trung, hình thành các vùng chuyên canh mận Bắc Hà, mơ nhãn Bảo Yên, mía Bảo Thắng, quế Văn Bàn, dược liệu Sa Pa..., nhờ vậy đã đạt mức tăng trưởng bình quân 5,21% trong
giai đoạn 2000- 2006. Tuy vậy, hiện tại Lào Cai vẫn còn ở điểm xuất phát thấp với GDP bình quân đầu người và chỉ bằng 44% mức trung bình của cả nước.
Trong những năm gần đây đời sống của người dân Lào Cai đã được cải thiện. Tuy nhiên tại các huyện vùng cao, nhất là ở các xã thuộc khu vực III đời sống của nhân dân còn rất nhiều khó khăn, trình độ nhận thức về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường còn thấp, tình trạng chặt phá rừng, đốt nương làm rẫy ảnh hưởng lớn đến công tác bảo vệ rừng và môi trường vẫn còn diễn ra. Tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở nhiều nơi vẫn đang là vấn đề bức xúc. Đây là vấn đề kinh tế-xã hội đáng quan tâm và cần phải giải quyết trong các phương án tổ chức lãnh thổ tỉnh Lào Cai.
2.3.2. Các hoạt động phát triển kinh tế và ảnh hƣởng đến phát sinh tai biến
Trong điều kiện địa hình có thế năng lớn như ở Lào Cai, các hoạt động phát triển kinh tế đều ảnh hưởng mạnh tới quá trình phát sinh tai biến TLĐ, LBĐ. Trong đó, khai thác khoáng sản, xây dựng cơ sở hạ tầng và sản xuất nông – lâm nghiệp có ảnh hưởng tới tai biến TLĐ, LBĐ nhiều nhất.
a) Hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp
Các hoạt động này khá phong phú nhưng đáng kể là canh tác nông nghiệp, phá rừng làm nương rẫy và xây dựng công trình thuỷ lợi. Phương thức canh tác nương rẫy phổ biến ở Lào Cai, đặc biệt phổ biến ở các huyện vùng sâu, vùng xa như Mường Hum (Bát Xát), Tả Giang Phìn (Sa Pa), Mường Khương. Trong một thời gian dài trước đây rừng bị con người chặt phá làm nương rẫy nên độ che phủ của thảm thực vật giảm. Theo thống kê diện tích rừng Lào Cai năm 1973 là 38,9%, đến năm 1993 diện tích rừng giảm xuống còn 19,8% diện tích toàn tỉnh. Trên địa hình dốc các quá trình trọng lực và ngoại sinh trên bề mặt lớp phủ thổ nhưỡng xảy ra mạnh mẽ. Để tăng sản lượng và đảm bảo an ninh lương thực, ngoài các tác động cơ giới vào đất như cày bừa, cuốc xới, làm cỏ để làm tăng hệ số sử dụng đất bằng cách xây dựng các công trình thuỷ lợi như trạm bơm, hồ chứa nước... Việc làm này giúp người dân chủ động trong việc cấp thoát nước, nhưng làm chế độ thủy văn một số khu vực bị biến đổi. Gây ra sự mất cân bằng tải trọng trên sườn. Tuy nhiên, do nhận thức về vai trò của rừng ngày càng cao nên hiện tượng phá rừng, đốt nương làm rẫy có xu hướng giảm, việc trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng ngày càng được chú ý hơn tại Lào Cai.
b) Hoạt động khai thác khoáng sản
Sự phong phú về tài nguyên trong lòng đất tỉnh Lào Cai đang mở ra triển vọng tốt đẹp cho ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản cả ở tầm cỡ trung ương lẫn địa phương. Với việc đưa công nghiệp khai khoáng thành một ngành mũi nhọn của tỉnh, các hoạt động trong lĩnh vực này chắc chắn sẽ tác động lớn đến môi trường sống không những trực tiếp ở những nơi chúng diễn ra, mà còn có thể lan tới những khu vực lân cận thông qua các tác nhân khí quyển và thủy quyển. Trong số các cơ sở khai khoáng trên địa bàn, nguy cơ gây biến đổi địa hình cũng như phát sinh tai biến TLĐ, LBĐ cao nhất liên quan đến hoạt động của các xí nghiệp khai thác và chế biến apatít Cam Đường, Tằng Loỏng, đồng Sinh Quyền và các hoạt động khai thác vật liệu xây dựng. Hoạt động khai thác khoáng sản làm xáo trộn bề mặt đất, bãi đổ thải đất đá chiếm diện tích lớn nên diện tích đất canh tác giảm, diện tích đất trống tăng. Theo thống kê từ 1960-1995 hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã làm giảm khoảng 4.600ha rừng. Đối với độ ổn định của sườn đồi núi và moong khai thác, công tác khai đào có thể gây ra sự cố sụt lở và thực tế đã từng xảy ra sụt lở bờ công trường với khối lượng hàng trăm nghìn mét khối vào các năm 1969, 1984, 1996.
c) Xây dựng cơ sở hạ tầng
Trong những năm gần đây với xu thế công nghiệp hóa hiện đại hóa, tại Lào Cai cũng như các địa phương khác trong cả nước có sự phát triển đột biến trong xây dựng cơ sở hạ tầng như san lấp mặt bằng, làm mới và nâng cấp các tuyến đường. Hiện tượng trượt lở phổ biến ở các khu đô thị mở rộng quanh thành phố Lào Cai như nhiều khối trượt lở ở Tây Bắc phường Duyên Hải, trên đường đi dọc bờ Nậm Thi, khu vực quanh bản Na Mo, khu vực Cốc San. Tuyến quốc lộ 4D và 70 sau khi có dự án nâng cấp thì hiện tượng TLĐ xuất hiện phổ biến. Hàng năm, các khối trượt này gây tốn kém rất nhiều kinh phí để khắc phục. Nhìn chung, sau 7 đến 10 năm, các khối trượt này đã dần đến trạng thái ổn định và thể hiện rõ được quy luật phát triển nên việc xử lý cũng đỡ tốn kém hơn nhiều. Các kết quả thống kê hiện trạng trượt lở tại Lào Cai cũng cho thấy phần lớn các điểm trượt đều có liên quan đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng. Điều này cần được nhấn mạnh thêm trong các công trình nghiên cứu để phòng tránh và giảm thiểu được những tác động gây hậu quả nghiêm trọng của con người.
2.3.3. Vấn đề quần cƣ miền núi và tác động gia tăng tai biến
Miền núi là địa bàn chiến lược về kinh tế, chính trị - xã hội, đặc biệt là đối với chính sách đoàn kết dân tộc, nơi có tới trên 50 dân tộc anh em chung sống. Tuy nhiên, việc bố trí các điểm dân cư ở đây lại gặp phải khó khăn lớn là thiếu mặt bằng xây dựng, mặt khác do thiếu hiểu biết các quy luật địa lý, người ta thường vi phạm một số sai sót đáng tiếc trong lựa chọn địa điểm và kỹ thuật xây dựng, dẫn đến tổn thất nặng nề đáng kể về người và của. Hơn nữa, trong vài năm gần đây, những tai biến này có chiều hướng gia tăng và gây hậu quả ngày càng to lớn khiến cho việc dự báo chúng ngày càng trở thành nhu cầu cấp bách. Về bản chất, sự hoạt động của chúng đều mang tính tự nhiên, nhưng con người cũng có thể làm cho chúng trầm trọng thêm hoặc được giảm nhẹ một phần.
Dân cư Lào Cai phân bố phân tán và không đồng đều giữa vùng trung tâm, tả ngạn và hữu ngạn sông Hồng. Các dân tộc tỉnh Lào Cai với các tập quán sản xuất và cư trú riêng đã xác định các khu vực cư trú thích hợp. Trải qua quá trình lịch sử, cùng với việc mở rộng khai thác lãnh thổ đã có các luồng di cư phức tạp diễn ra trên địa bàn tỉnh Lào Cai mà kết quả là bức tranh phân bố dân tộc có dạng khảm. Theo đai cao, các tộc người sống ở vùng thấp bao gồm người Kinh, người Tày, người Giáy, người Nùng thuộc 2 nhóm ngôn ngữ Việt - Mường và Tày - Thái. Địa bàn cư trú của các tộc người này là những vùng kinh tế quan trọng nhất của tỉnh. Đó là các thị xã, thị trấn, các thung lũng sông. Ở các thung lũng Sông Hồng, sông Chảy, dân cư phân bố theo các triền sông, hình thành nên những làng nông nghiệp tương đối trù phú. Ở các thung lũng lòng chảo lại quan sát thấy việc quần cư theo cụm của các dân tộc Tày, Giáy... Việc cư trú tương đối tập trung của dân cư ở các thung lũng này là một yếu tố thuận lợi trong việc bố trí cơ sở hạ tầng và phát triển sản xuất theo quy mô công nghiệp. Có thể nói rằng, địa bàn cư trú của các tộc người trên sẽ là những vùng động lực, đảm nhiệm vị trí tiên phong trong các chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh và cũng có tác động nhiều tới sự biến đổi địa hình.
Các tộc người sinh sống ở trên cao gồm các tộc người Hmông, Dao, Phù Lá, Hà Nhì, Khơ Mú... Người Hmông chiếm khoảng 21% dân số của tỉnh, sống rải rác khắp các huyện vùng cao như Sa Pa, Bát Xát, Mường Khương, Bắc Hà, Si Ma Cai. Người Hmông sống ở các vùng cao trên 700m, nhưng phổ biến ở đai cao 800-1000m. Phần lớn là vùng địa hình hiểm trở, giao thông khó khăn, điều kiện
canh tác rất hạn chế nên bên cạnh nương thổ canh hốc đá ở vùng người Hmông rất phổ biến các nương du canh. Cho đến nay, cuộc sống du canh vẫn còn ở một bộ phận người, chủ yếu là người Hmông và người Dao. Người Dao với hơn 80.000 người, chiếm 12,49% dân số toàn tỉnh. Nhóm dân tộc này sống chủ yếu ở rẻo giữa, ở tất cả các huyện thị nhưng tập trung nhất ở Bắc Hà (trên 22.000 người), Bát Xát, Bảo Yên (mỗi huyện có từ 16.000-17.000 người. Bảo Thắng, Sa Pa, Văn Bàn (mỗi huyện có trên 10.000 người). Người Dao giỏi làm nghề rừng, có truyền thống làm kinh tế vườn. Tuy nhiên, ở những nơi quần cư phân tán do thiếu đất làm nông nghiệp vẫn còn một bộ phận người Dao du canh, du cư. Người Phù Lá (Xá Phó) là dân tộc ít người ở Lào Cai, có hơn 7500 người, chiếm khoảng 67% dân Phù Lá toàn quốc. Người Phù Lá ở rải rác khắp tỉnh nhưng tập trung hơn cả là ở Văn Bàn và Bắc Hà, mỗi huyện có trên 1500 người. Người Hà Nhì có hơn 3300 người, cư trú ở huyện Bát Xát.
Trên quan điểm địa mạo, có thể nói những thiệt hại to lớn của các điểm dân cư miền núi Lào Cai thường là do chúng vô tình được đặt ở những nơi nguy hiểm. Để tăng độ an toàn, tốt nhất là phải quy hoạch cho đúng, lường trước được những tai biến có thể xảy ra, nghĩa là phải biết dự báo, cảnh báo chúng. Đó cũng là nỗi lo thường trực hiện nay của nhiều cấp lãnh đạo và các nhà chuyên môn, song đáng tiếc là việc dự báo còn chưa khả thi, cả trên bình diện quốc tế cũng như trong nước. Thông qua việc xác định điều kiện đặc thù của những trường hợp riêng, đưa ra các nhóm điển hình để cảnh báo một cách kiên quyết, thậm chí cưỡng chế trong việc di dời những điểm cư dân miền núi không an toàn.
Kết luận chƣơng 2
Vị trí địa lý của Lào Cai một mặt mang lại cho tỉnh điều kiện tự nhiên đặc thù và phân hóa, mặt khác cũng kéo theo nhiều dạng tai biến thiên nhiên trong đó nổi bật là tai biến có nguồn gốc ngoại sinh. Tai biến TLĐ, LBĐ tại Lào Cai có tính chất khu vực nhất định, vì vậy trong đánh giá tai biến thiên nhiên, nhất thiết phải nghiên cứu đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội khu vực. Không thể áp dụng máy móc các mô hình lý thuyết nói chung hoặc các mô hình tại các khu vực khác. Điều kiện tự nhiên Lào Cai rất phân hóa, sự tác động tương hỗ giữa các yếu tố nội sinh và ngoại sinh đã tạo ra địa hình tỉnh rất đa dạng.
Tập quán canh tác và cư trú của người dân đã tác động mạnh tới địa hình, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế phát triển và các nguồn tài nguyên ngày càng
cạn kiệt thì sự tác động này ngày càng trở lên sâu sắc. Trên quan điểm địa mạo, có thể nói những thiệt hại to lớn của các điểm dân cư miền núi nước ta thường là do chúng vô tình được đặt ở những nơi nguy hiểm. Để tăng độ an toàn, tốt nhất là phải quy hoạch cho đúng, lường trước được những tai biến có thể xảy ra, nghĩa là phải biết dự báo, cảnh báo chúng. Bằng những phân tích địa mạo, chúng ta có thể đưa ra được những cảnh báo sát thực nhất.
Chƣơng 3
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA MẠO TỈNH LÀO CAI
3.1. Đặc điểm trắc lƣợng hình thái
Hình thái địa hình có ý nghĩa quan trọng đối với phân bố lại vật chất và các dạng năng lượng tự nhiên trên bề mặt Trái đất. Việc xác định các đặc trưng hình thái của địa hình là một trong ba nhiệm vụ của địa mạo học, bởi vì chúng chi phối hoạt động của các quá trình tạo thành và cải biến địa hình, quy định khả năng sử dụng địa hình cho những mục đích khác nhau và nhiều khi phản ánh những thông tin quan trọng về địa chất, nhất là thạch học và kiến tạo. Trong địa mạo học, người ta quan tâm đến hai loại thông tin về hình thái: hình thái mô tả và hình thái trắc lượng.
- Hình thái mô tả, bao gồm các yếu tố diện mạo bề ngoài của địa hình như: độ cao khái quát (cao, thấp, trung bình), độ dốc khái quát (dốc, thoải, vừa), hình dạng bề mặt đỉnh và sườn (bằng phẳng, hơi nghiêng, nghiêng, dốc, gồ ghề, sắc nhọn, lượn sóng, v.v.), cách sắp xếp (rời rạc, thành nhóm, thành dải, dãy và có tính định hướng v.v.) và hình khối (rộng, hẹp, dạng khối, dạng vòm, dạng chóp),…
- Hình thái trắc lượng bao gồm những thông tin định lượng về độ cao tương đối, tuyệt đối, độ CCN, độ dài, độ dốc sườn, độ uốn khúc của các dòng sông, v.v. Tất cả những thông tin đó được thể hiện dưới dạng các chỉ số và hệ số.
Để làm rõ đặc điểm địa mạo, công tác nghiên cứu trắc lượng hình thái khu vực được tiến hành bằng việc thành lập các loại bản đồ: phân bậc độ cao, chia cắt sâu (CCS), chia cắt ngang (CCN), độ dốc và hướng sườn.
3.1.1. Tính phân bậc địa hình
Một trong những đặc điểm nổi bật của địa hình khu vực nghiên cứu đó là sự phân thành các bậc địa hình khác nhau và rất rõ ràng. Do khu vực nằm trong vùng