Tính phân bậc địa hình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo phục vụ giảm nhẹ, thiệt hại do tai biến trượt lở đất, lũ bùn đá ở tỉnh lào cai (Trang 66)

8. Cấu trúc luận án

3.1.1. Tính phân bậc địa hình

Một trong những đặc điểm nổi bật của địa hình khu vực nghiên cứu đó là sự phân thành các bậc địa hình khác nhau và rất rõ ràng. Do khu vực nằm trong vùng có hoạt động kiến tạo rất mạnh có tính nhịp. Bên cạnh sự phân chia thành nhiều bậc địa hình khác nhau trong cùng một vùng thì giữa các vùng khác nhau cũng có số bậc khác nhau. Nói chung, chúng cũng tuân theo đặc trưng của địa hình như đã phân tích ở phần trên. Càng ở các bậc địa hình có bậc độ cao lớn thì số di tích còn lại càng ít. Do các bậc này đã bị các quá trình ngoại sinh tác động một cách mạnh mẽ làm cho chúng bị phân cắt, bị phá huỷ dần theo thời gian. Bậc địa hình cao nhất

của khu vực nghiên cứu cũng như ở Việt Nam và bán đảo Đông Dương mà ta còn có thể quan sát thấy đó là mặt san bằng đỉnh Hoàng Liên Sơn có tuổi giả định là Eoxen - Oligoxen [2]. Tiếp đến là bề mặt Sa Pa cao 1.600m, tương ứng với bề mặt Đà Lạt ở Lâm Đồng được giả định tuổi Mioxen [1, 3]. Càng về phía đông nam, do địa hình thấp dần nên ta thấy có sự phát triển mạnh mẽ của các bậc có độ cao thấp (100m – 200m, 300m – 400m, 400m – 600m, 900m – 1.100m). Từ kết quả thống kê các di tích bậc địa hình bằng công nghệ GIS cho thấy có sự khác biệt về các bậc địa hình ở hai bên bờ sông Hồng. Số lượng bậc địa hình bên bờ phải là 10 trong khi bên bờ trái là 8. Bậc địa hình cao nhất được xác định ở lào cai là 2.600m.

Hình 3.1a. Số di tích bậc địa hình khu vực tỉnh Lào Cai

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo phục vụ giảm nhẹ, thiệt hại do tai biến trượt lở đất, lũ bùn đá ở tỉnh lào cai (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)