Lịch sử phát triển địa hình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo phục vụ giảm nhẹ, thiệt hại do tai biến trượt lở đất, lũ bùn đá ở tỉnh lào cai (Trang 86)

8. Cấu trúc luận án

3.4.2. Lịch sử phát triển địa hình

Lãnh thổ Lào Cai nói riêng và cùng với vùng phụ cận nói chung đã trải qua sự phát triển lâu dài dẫn tới sự đa dạng và phong phú về kiểu loại địa hình như hiện nay. Từ cuối Kreta (cách đây 67 triệu năm) đến giữa Paleogen (Eoxen) chế độ lục địa đã được thiết lập ở Lào Cai. Bắt đầu bởi nâng kiến tạo tích cực cùng với hoạt động xâm nhập granitoit trên phạm vi rộng lớn. Thành tạo các lòng chảo giữa núi, lấp đầy trầm tích màu đỏ tướng sông hồ. Vào Paleogen bao gồm 4 chu kỳ, mà mỗi chu kỳ kéo dài khoảng 45 - 55 triệu năm, bắt đầu bằng thời kỳ kiến tạo tích cực phân dị và kết thúc chu kỳ đó không giống hệt nhau mà hợp thành một quá trình tiến hóa thống nhất của đại chu kỳ phản ánh nhịp phát triển của địa hình [3].

Vào đầu Paleogen (Paleoxen, Eoxen) hoạt động kiến tạo núi xảy ra mạnh mẽ đi cùng với các đá xâm nhập lớn đã phá vỡ bình đồ địa hình vùng này và thiết lập những nét lớn của địa hình hiện tại. Thời kỳ cuối Paleogen - đầu Neogen (26 triệu năm) là thời kỳ bình ổn kiến tạo và địa hình bị san bằng hoàn toàn. Từ nửa sau

Neogen (Plioxen) trở đi do vận động TKT có tính mạch động (thời kỳ nâng lên xen thời kỳ ngưng nghỉ) đã tạo ra một loạt các bề mặt san bằng không hoàn toàn. Đó là giai đoạn hình thành những nét lớn nhất của địa hình lãnh thổ Lào Cai [57, 63, 90]. Bước vào thời kỳ Đệ tứ (khoảng 1,2 đến 2 triệu năm) các chuyển động nâng lên xen thời kỳ ngưng nghỉ đã dẫn tới hình thành các bề mặt pedimen thung lũng và các bậc thềm sông, đồng thời hình thành và phát triển hoàn thiện các mặt bao của địa hình hiện tại.

Vào thời kỳ Paleogen các hoạt động tạo núi xảy ra mạnh mẽ, hình thành các khối núi xâm nhập trẻ. Đến cuối Paleogen các hoạt động kiến tạo được ngưng nghỉ, vai trò bóc mòn xảy ra mạnh mẽ, làm lộ các đá gốc hình thành bậc thứ VII (trên 2.200m) thuộc dãy Fansipan và các đai núi lân cận. Sau đó các hoạt động nâng lên lại tiếp tục xảy ra. Lúc này là thời điểm xuất hiện dãy núi Hoàng Liên Sơn [57, 90].

Vào đầu Mioxen khi các hoạt động kiến tạo tạm thời ngưng nghỉ, bề mặt bóc mòn kiểu bán bình nguyên hiện nay ở độ cao 2.500-2.600m được thành tạo. Tiếp theo các vận động nâng lên lại xảy ra cho đến đầu Mioxen giữa. Đến khi vận động ngưng nghỉ, các hệ thống sông suối và các dòng chảy trên mặt phát triển tràn lan để gọt rũa, bóc mòn kéo dài cho đến giữa Mioxen thì hình thành bề mặt san bằng 2.000-2.100m. Trên bề mặt này còn sót lại dấu vết của cuội bồi tích.

Các hoạt động vẫn tiếp tục xảy ra lúc nâng lên, lúc yên tĩnh và đến đầu Pleistocen thì ngưng nghỉ kéo dài gây nên sự phá hủy trên tất cả các loại đá gốc khác nhau, bóc mòn mạnh mẽ để tạo thành bề mặt san bằng 1000m, phát triển rộng rãi khắp nơi trong vùng.

Từ đó trở đi có lẽ các hệ thống sông ngòi lớn trong vùng bắt đầu hình thành các dòng chảy rõ ràng và xuất hiện các bậc thềm. Mỗi bậc thềm thể hiện một giai đoạn nâng lên và ngưng nghỉ của vận động kiến tạo mới [48, 54].

Lịch sử phát triển địa hình trong vùng Lào Cai là một quá trình hoạt động cao, trong đó xen kẽ những giai đoạn yên tĩnh lâu dài để thành tạo các bề mặt san bằng hoặc bán bình nguyên… Nếu lấy mốc từ khi hình thành đỉnh núi Fansipan vào cuối Paleogen đầu Mioxen cho đến nay trong vòng 25-30 triệu năm thì vùng này đã nâng cao tương đối khoảng 2.500-3.000m. Tốc độ trung bình nâng cao hàng năm của địa hình trong vùng khoảng 0,08-0,1mm.

Tác động tổng hợp của các nhân tố nội - ngoại lực qua các thời kỳ địa chất tạo cho Lào Cai có địa hình núi cao nhất Việt Nam và có sự phân dị về đai cao đáng

kể so với tổng diện tích toàn tỉnh (các đai cao <500m chiếm diện tích chủ yếu). Địa hình núi Lào Cai có tính phân bậc rõ rệt và bị chia cắt sâu mạnh đến cực mạnh, CCN từ yếu đến rất mạnh, độ dốc trung bình từ nghiêng thoải đến rất dốc. Trên cơ sở các đặc tính của địa hình, đã hình thành những hệ thống dãy và khối núi, trong đó dãy Hoàng Liên Sơn, dãy Con Voi là hai dãy núi chính. Phần phía tây là các dãy và khối núi, còn ở phía đông là các khối sơn nguyên.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo phục vụ giảm nhẹ, thiệt hại do tai biến trượt lở đất, lũ bùn đá ở tỉnh lào cai (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)