Về lĩnh vực tín dụng: có rất nhiều cơ chế chính sách liên quan: năm 2009, thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận trong hoạt động cho vay thương mại của các TCTD; quy định về tỷ lệ cho vay phi sản xuất tối đa 20% tổng dư nợ cho vay; quy định tỷ lệ cho vay trung dài hạn tối đa 40% tổng dư nợ cho vay; quy định chặt chẽ về cho vay bất động sản, chứng khoán, kinh doanh vàng, tỷ lệ cho vay trên tổng huy động,…
Về lĩnh vực huy động vốn: các chính sách trần lãi suất huy động VND là 14% và trần lãi suất huy động USD là 2%; nghiêm cấm các hoạt động huy động và cho vay vàng, hình thức huy động nhận ủy thác,…
Các chính sách về tỷ giá, về ngoại tệ, lãi suất đã được NHNN đưa ra khá linh hoạt và phù hợp với tình hình thị trường. Lãi suất cơ bản được giữ nguyên, lãi suất tái cấp vốn điều chỉnh từ 8% lên 9%/năm; lãi suất tái chiết khấu cả NHNN đối với các TCTD ở mức 7%/năm.
Về hoạt động thanh toán: Trong thời gian qua, CP và NHNN đã từng bước hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động thanh toán qua NH và thanh toán không dùng tiền mặt, quy định hóa đơn trị giá trên 20 triệu đồng doanh nghiệp thanh toán phải qua NH mới được khấu trừ VAT,…
Ngày 20/5/2010, NHNN ban hành Thông tư 13 (Thông tư 19 sửa đổi và chính thức áp dụng vào ngày 1/10/2010) trong đó quy định tỷ lệ an toàn vốn (CAR) tăng từ 8% lên 9% và áp dụng các tỷ lệ mới về tính hệ số rủi ro trong hoạt động NH.
Ảnh hưởng tích cực đối với TPB
Môi trường chính trị ổn định giúp TPB an tâm kinh doanh và đầu tư phát triển quy mô không ngừng
Ảnh hưởng tiêu cực đối với TPB
Các quy định và chính sách ban hành đã đưa hoạt động của các NHTM vào chung khuôn khổ rõ ràng, tránh gây ra sự náo loạn và cạnh tranh không lành mạnh, giúp TPB hoạch định được các chính sách cụ thể cho hoạt động của mình. Tuy nhiên, TPB bị một vài hạn chế, ví dụ: Quy định trần lãi suất huy động khiến TPB không thể cạnh tranh với các NHTM có thời gian hoạt động lâu hơn, hoặc chính sách tỷ lệ tăng trưởng tín dụng 28%/năm cũng gây khó khăn vì TPB mới nên dư nợ tín dụng thấp do vậy mức phát triển thêm hàng năm cũng bị thấp theo.
Luật Việt Nam dù có nhiều thay đổi nhưng vẫn chưa theo kịp luật pháp quốc tế. Điều này khiến cho các vụ tranh chấp có yếu tố nước ngoài thì doanh nghiệp nước ta thường lúng túng, thua thiệt do không nắm rõ thông lệ quốc tế vì vậy TPB rất thận trọng và e ngại trong việc phát triển đối tượng khách hàng nước ngoài
2.2.1.2. Môi trường kinh tế
Từ năm 2010, kinh tế của Việt Nam tiếp tục có sự phục hồi nhanh chóng sau tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. GDP cả năm 2010 tăng 6,7% cao hơn nhiệm vụ kế hoạch (6,5%), thu nhập quốc dân bình quân đầu người năm 2010 đạt 1.160 USD.
Kinh tế phục hồi là một nguyên nhân quan trọng trong việc thúc đẩy đầu tư phát triển. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), Năm 2010, cả nước thu hút được 833 dự án mới với tổng số vốn đăng ký đạt 13,3 tỷ USD, trong đó vốn thực hiện ước đạt 10 tỷ USD điều này có lợi cho TPB phát triển SP, DV của mình
Hình 2.1: Tăng trưởng GDP VN theo quý giai đoạn 2008 - 2010
Nguồn: Tổng cục thống kê
Năm 2010 lạm phát đã thực sự trở thành mối lo ngại, chỉ số giá tiêu dùng tăng tới
11,7% và mục tiêu kiềm chế lạm phát dưới 8% mà Quốc hội đề ra không thực hiện được. Diễn biến tỷ giá trong năm 2010 là khá phức tạp. Mặc dù NHNN đã điều chỉnh nâng tỷ giá liên NH vào tháng 2 và tháng 10, khoảng cách giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị trường tự do luôn ở mức cao. Tỷ giá trên thị trường tự do đã đạt 21.500 đồng/USD.
Năm 2010 là một năm khó khăn với Ngành NH. Thị trường tiền tệ, ngoại hối bất ổn, lạm phát tăng, lãi suất tăng khiến cho tài sản bị giảm giá, nhiều NH bị lỗ hàng trăm tỷ trong
đó có TPB, do đánh giá lại trạng thái ngoại tệ và các khoản đầu tư.
Hình 2.2: Diễn biến lạm phát hàng tháng năm 2010
Nguồn: Tổng cục thống kê
Hình 2.3: Diễn biến tỷ giá VND/USD năm 2010
Nguồn: NHNN
2.2.1.3. Môi trường văn hóa - xã hội
Trong những năm qua, với sự đầu tư xây dựng, phát triển sở hạ tầng, y tế, văn hóa, giáo dục, xóa đói giảm nghèo, nước sạch và vệ sinh môi trường của CP, đời sống văn hóa, vật chất và tinh thần của người Việt Nam từng bước được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể. Năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo chung của cả nước là 11%, thấp hơn mức 12,3% của năm 2009 và mức 13,4% của năm 2008. Các chỉ tiêu về y tế, giáo dục tỷ lệ thất nghiệp,
cung cấp nước sạch đều đạt và vượt kế hoạch.
Là một nước có số dân đứng thứ 13 trên thế giới, với cơ cấu dân số trẻ, trình độ dân trí và thu nhập bình quân đầu người ngày càng được nâng cao, tâm lý tiếp cận các dịch vụ NH của người dân được cởi mở hơn. Nhu cầu về các dịch vụ NH như thanh toán tiền điện, nước, dịch vụ thẻ thanh toán, giao dịch thanh toán hàng hóa, chi trả lương,… ngày càng tăng đã tạo cơ hội cho TPB mở rộng quy mô hoạt đông, phát triển SP, DV của mình.
2.2.1.4. Môi trường khoa học công nghệ
Trình độ khoa học, kỹ thuật và công nghệ ở Việt Nam trong thời gian qua đã có bước phát triển khá nhanh chóng và đạt được những thành công đáng ghi nhận: Việt Nam phóng thành công vệ tinh Vinasat-1; kết nối cáp quang biển quốc tế có dung lượng đường truyền tốc độ cao với thế giới; cơ sở hạ tầng CNTT trong nước ngày càng hoàn thiện hơn tạo điều kiện thuận lợi trong việc kết nối giữa các NHTM trong nước và kết nối toàn cầu.
Việc kết nối này đã cho phép các NHTM triển khai các dịch vụ NH điện tử như e- Banking, m-Banking, phát triển dịch vụ thanh toán,... Nếu năm 2001 thẻ tín dụng và thẻ ATM chưa được nhắc đến, thì đến nay cả nước có hơn 42 NHTM phát hành thẻ với số lượng hơn 30 triệu thẻ thanh toán, có hơn 12.500 máy ATM và hơn 50.000 điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS), mạng lưới ATM giữa các NH được kết nối liên thông nhau.
Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ đặt ra những thách thức nguy cơ tụt hậu về công nghệ trong hoạt động kinh doanh của các NH. Đối với TPB, do có cổ đông lớn là FPT nên dễ dàng tiếp cận với các công nghệ tiên tiến nhất trong lĩnh vực NH. Tuy nhiên với sự bùng nổ khoa học kỹ thuật cũng đặt ra cho TPB thách thức phải phát triển công nghệ của mình để không bị tụt hậu
2.2.1.5. Môi trường tự nhiên
Việt Nam là một quốc gia chịu nhiều tác từ sự biến đổi khí hậu. Hàng năm Việt Nam phải gánh chịu hậu quả nặng nề do thiên tai ngây ra như hạn hán, bão lụt, môi trường sống ngày càng ô nhiễm.
Trong chính sách phát triển kinh doanh, TPB phải quan tâm đến hoạt động bảo vệ môi trường, nâng cao và chia sẻ với cộng đồng xã hội nên không cung cấp dịch vụ tín dụng đối với các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường; tăng cường hoạt động tài trợ đối với xã hội, cộng đồng; sử dụng công nghệ xanh, tiết kiệm năng lượng,...
quỹ môi trường, quỹ RDF, MLF,…tham gia vào thị trường Việt Nam ưu đãi cho các dự án liên quan nên TPB không thể cạnh tranh được.
2.2.1.6. Các ngành phụ trợ và liên quan đến ngân hàng
Hệ thống giáo dục và đào tạo ở nước ta đã có những thay đáng kể cả về nội dung lẫn hình thức đào tạo. Bên cạnh hệ thống giáo dục trong nước, hệ thống giáo dục đào tạo quốc tế với nhiều loại hình, cấp độ và nhiều chuyên ngành đào tạo cũng đã có mặt ở Việt Nam. Các chương trình giảng dạy đã được đổi mới cả về mặt nội dung lẫn hình thức, các kiến thức mới về tài chính, NH, quản trị doanh nghiệp, CNTT, những thông lệ quốc tế… được đưa vào giảng dạy, đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển ngành NH nói chung và TPB nói riêng
Các thị trường hàng hóa, thị trường vốn, thị trường tiền tệ ở Việt Nam đã được hình thành và từng bước đi vào ổn định và phát triển. Đến cuối năm 2010, TTCK Việt Nam có