Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoà

Một phần của tài liệu Một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong đến năm 2015_luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 42)

d) Ngân hàng TMCP Bảo Việt (BVB): Thành lập năm

2.2.4. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoà

Từ bước 1 đến bước 3 tác giả thực hiện đồng thời với phương pháp xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh đã trình bày ở trên. Riêng bước 4, tác giả chỉ xử lý kết quả trả lời của chuyên gia TPB để xác định mức độ quan trọng và phân loại cho mỗi yếu tố như phụ lục 3.

Với tổng số điểm quan trọng là 2,55 điểm cho thấy phản ứng của TPB ở mức khá trong việc nắm bắt các cơ hội và thích ứng những thách thức từ các yếu tố bên ngoài để nâng cao năng lực cạnh tranh.

Bảng 2.4: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)

STT Các yếu tố bên ngoài

Mức độ quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng

1 Chính trị - xã hội Việt Nam ổn định 0,08 3 0,24

2 Hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện 0,08 2 0,16 3 Kinh tế Việt Nam duy trì mức tăng trưởng cao 0,09 4 0,36 4 Thị trường tài chính phát triển ngày càng mạnh 0,09 4 0,36

5 Lạm phát tại Việt Nam luôn ở mức cao 0,07 2 0,14

6 Thói quen sử dụng tiền mặt trong nền kinh tế

giảm 0,08 4 0,32

7 Sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công

nghệ 0,08 2 0,16

8 Môi trường tự nhiên hạn chế chính sách kinh

doanh một số SP, DV ngân hàng 0,04 2 0,08

9 Các ngành phụ trợ của NH phát triển mạnh 0,06 3 0,18 10 Mức độ cạnh tranh trong ngành NH ngày càng

tăng 0,10 1 0,1

11 Các NHNNg đầu tư vào Việt Nam ngày càng

nhiều 0,06 2 0,12

12 Áp lực của khách hàng ngày càng cao 0,07 1 0,07

13 Nhà cung cấp của ngân hàng ngày càng nhiều 0,06 3 0,18 14 Khả năng cạnh tranh của các định chế tài chính

khác với NH ngày càng tăng 0,04 2 0,08

Tổng cộng 1,00 2,55

Nguồn: Tổng hợp ý kiến chuyên gia

Ma trận với mức độ phân loại 4 cho thấy:

- TPB tận dụng tốt cơ hội: Nền kinh tế Việt Nam có mức tăng trưởng cao; Thị trường tài chính phát triển mạnh; Thói quen sử dụng tiền mặt trong người dân giảm  phát triển các sản phẩm eBanking, thẻ ATM phát hành miễn phí và rút được tại toàn bộ các ATM của NHTM trong nước hoàn toàn miễn phí, tăng cường rất nhiều tiện ích của e-Banking với nhiều loại phí được miễn hoàn toàn

Ma trận với mức độ phân loại 3 cho thấy:

- TPB đã có bước chuẩn bị khá tốt đối với các yếu tố như: sự ổn định về mặt chính trị - xã hội; Các ngành phụ trợ phát triển và các nhà cung cấp khá nhiều

- Hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện: Đây được xem là yếu tố thúc đẩy nền kinh tế nói chung và ngành NH nói riêng phát triển nhưng tại sao lại được xem là thách thức của TPB? Chúng ta có thể thấy nhóm NHTM quy mô nhỏ trong đó có TPB trong quá trình cạnh tranh thường có các hành động phá giá hoặc xé rào,… bởi vì bản thân mới ra đời muốn được khách hàng biết đến thì chấp nhận lỗ ở giai đoạn tham gia thị trường. Tuy nhiên, chính sách của NHNN đã ngăn chặn biện pháp này. Trong thời gian tới TPB cần nghiên cứu các chính sách thích ứng thay vì sử các giải pháp tình thế như hiện tại

- Mức độ cạnh tranh trong ngành NH ngày càng tăng thì TPB còn phản ứng khá lúng túng: đầu năm 2011 khi thị trường lãi huy động náo loạn  TPB điều chỉnh lãi suất một cách bị động và luôn theo sau các NH khác, rất nhiều sản phẩm của NHTM khác khi áp dụng thành công thì TPB mới làm theo.

- Áp lực của khách hàng ngày càng cao: đứng trước thử thách này, TPB cố gắng tạo ra nhiều sản phẩm nhưng nhìn chung còn chưa có điểm nhấn, chưa có sự khác biệt rõ nét để khách hàng lựa chọn và chấp nhận

Một phần của tài liệu Một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong đến năm 2015_luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)