Công ty chứng khoán và 46 công ty quản lý quỹ, với hơn 576 mã cổ phiếu ,4 chứng chỉ quỹ và 586 trái phiếu được niêm yết trên 2 sàn HOSE và HN

Một phần của tài liệu Một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong đến năm 2015_luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 35)

quỹ và 586 trái phiếu được niêm yết trên 2 sàn HOSE và HNX

Tổng giá trị vốn hóa của TTCK Việt Nam đến cuối năm 2010 đạt khoảng 740.433 tỷ đồng. Điều này góp phần khơi thông các nguồn vốn trong nền kinh tế, tạo ra kênh huy động và đầu tư cho TPB, đồng thời cũng buộc TPB phải nâng cao năng lực cạnh tranh với các công cụ tài chính này.

Dịch vụ kế toán, kiểm toán ở Việt Nam cũng ngày càng phát triển. Các chuẩn mực kế toán, kiểm toán được xây dựng ngày càng phù hợp với chuẩn mực quốc tế, góp phần cải thiện tính minh bạch trong các báo cáo tài chính, hạn chế những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NH.

2.2.2. Yếu tố thuộc môi trường vi mô 2.2.2.1. Đối thủ cạnh tranh hiện hữu 2.2.2.1. Đối thủ cạnh tranh hiện hữu

Hiện nay, ở Việt Nam đã chững lại về việc gia tăng thêm NHTM mới. Đến cuối năm 2010, hệ thống ngân hàng Việt Nam bao gồm 1 ngân hàng phát triển, 1 ngân hàng chính sách xã hội, 5 NHTMNN và NHTM có cổ phần chi phối của Nhà nước, 37 NHTMCP, 50 chi nhánh NHNNg, 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 5 ngân hàng liên doanh, 18 công ty tài chính, 12 công ty cho thuê tài chính, 1 Quỹ Tín dụng nhân dân Trung ương, hơn 1.000 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở và 1 tổ chức tài chính vi mô.

triển. Các NHTMNN với chiến lược là NH bán buôn, phát triển vẫn dựa vào khối khách hàng là Doanh nghiệp nhà nước; Các NHTMCP phát triển chủ yếu dựa vào khối doanh nghiệp nhỏ và vừa, khách hàng cá nhân trong nước; Các NHNNg với lợi thế về công nghệ, trình độ quản lý đang tập trung vào dịch vụ NH bán lẻ với đối tượng khách hàng cá nhân trong nước có thu nhập cao, và đối tượng khách hàng nước ngoài có cùng quốc tịch.

Mức độ cạnh tranh trong ngành NH ở Việt Nam hiện nay vẫn chủ yếu tập trung vào 2 mảng nghiệp vụ NH truyền thống là huy động và cho vay. Nhóm NHTMNN vẫn chiếm thị phần lớn trong 2 mảng nghiệp vụ này nhưng nhóm NHTMCP đang có sự tăng trưởng nhanh hơn. Năm 2010, thị phần cho vay của nhóm NHTMCP tăng từ mức 37,4% năm 2009 lên 41,3%; thị phần huy động tăng từ mức 40,7% năm 2009 lên 41,3%.

Để công tác phân tích và đánh giá được tập trung, tác giả tập trung phân tích so sánh năng lực cạnh tranh của TPB với một số NHTMCP có quy mô hoạt động tương đương như

LVB, TBank, PGB, BVB. Đây là nhóm NH có cùng định hướng chiến lược kinh doanh và đối tượng khách hàng.

Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu kinh doanh năm 2010 của TPB và các đối thủ cạnh tranh

STT Chỉ tiêu Đơn vị

tính TPB LVB TBank PGB BVB

1 VĐL tỷ đồng 3.000 3.650 3.000 2.000 1.500

2 Tổng tài sản tỷ đồng 20.889 34.985 19.761 13.718 10.718 3 Tổng vốn huy động tỷ đồng 16.545 30.445 15.465 13.996 8.996 4 Dư nợ cho vay tỷ đồng 5.225 9.833 10.051 10.886 4.853 5 Lợi nhuận sau thuế tỷ đồng 162 683 236 219 141

6 Nợ xấu tỷ đồng 130 97 536 502 172

7 Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ % 2,49 0,99 5,33 4,61 3,54

8 ROA % 0,78 1,95 1,19 1,60 1,32

9 ROE % 5,40 18,71 7,87 10,95 9,40

10 Mạng lưới hoạt động điểm 27 53 82 69 23

11 Số nhân viên người 652 1.321 1.454 1.042 532

Một phần của tài liệu Một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong đến năm 2015_luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 35)