Tỷ đồng (2008) lên 3.192 tỷ đồng (2009) do đó tăng lợi nhuận từ tín dụng rất nhiều Đến năm 2010 lợi nhuận sau thuế tiếp tục tăng nhưng tỷ lệ tăng chỉ còn 26% so vớ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong đến năm 2015_luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 47)

Đến năm 2010 lợi nhuận sau thuế tiếp tục tăng nhưng tỷ lệ tăng chỉ còn 26% so với năm 2009, nguyên nhân do khủng hoảng tài chính, các NH đua nhau tăng lãi suất huy động và giảm lãi suất cho vay khiến biên độ sinh lời của NH thu hẹp đáng kể.

Về cơ cấu thu nhập: nguồn thu chính của TPB là hoạt động tín dụng, chiếm tới 68,2%

trên tổng thu nhập thuần năm 2010. Trong khi đó doanh thu từ hoạt động dịch vụ ít rủi ro còn khá kiêm tốn, chỉ chiếm 5,2% tổng thu nhập thuần  điều này thực sự không tốt đối với các NHTM, thu nhập của hoạt động tín dụng chỉ nên là 40% trên tổng thu nhập để giúp NH phát triển nhưng giảm được rủi ro trong hoạt động.

Bảng 2.7: Chỉ số ROA, ROE của TPB giai đoạn 2008 - 2010

Chỉ tiêu Tiêu chuẩn Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

ROA >1% 2,1% 1,2% 0,8%

ROE >15% 5,1% 10,3% 5,4%

Nguồn: BCTN TPB các năm 2008, 2009, 2010

TPB có chỉ số ROA các năm đều lớn hơn 1  đạt theo tiêu chuẩn quốc tế, còn chỉ số ROE các năm đều bé hơn 15% chưa đạt được bằng chuẩn quốc tế.

Bảng 2.8: Chỉ số ROA, ROE của các NHTM khác năm 2010

Chỉ tiêu TPB EAB ABB LVB NHPN TBank PGB BVB

LNST (tỷ đồng) 162 639 477 683 419 236 219 132

ROA 0,8% 1,1% 1,3% 2,0% 0,7% 1,2% 1,3% 1,0%

ROE 5,4% 14,2% 12,5% 18,7% 13,7% 7,9% 11,0% 8,8%

Nguồn: BCTN các ngân hàng năm 2008, 2009, 2010

Nếu xét theo tiêu chuẩn quốc tế về ROA và ROE cho nhóm NHTM quy mô nhỏ thì ta chỉ thấy duy nhất LVB đạt, tiếp đó là EAB và NHPN có chỉ số gần đạt, các NHTM còn lại đều có chỉ số sinh lời dưới chuẩn, trong đó chỉ số của TPB là thấp nhất nhóm.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong đến năm 2015_luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 47)