Đảm bảo an toàn tín dụng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong đến năm 2015_luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 82)

tục duy trì khả năng kiểm soát rủi ro tín dụng. Thực hiện chính sách “đập vụn tín dụng” đối với từng khoản vay, đảm bảo cấp trình và cấp phê duyệt nắm rất sâu sát về khoản vay đó, Phòng Tái thẩm định thực hiện chức năng thẩm định song song và đưa ra ý kiến hoàn toàn độc lập, Hủy bỏ cấp hội đồng tín dụng để tất cả hồ sơ vượt thẩm quyền CN đều phải trình lên Ủy ban tín dụng hội sở

Tuyển dụng cán bộ công tác trong khối quản lý rủi ro phải là những người có nhiều kinh nghiệm và bản lĩnh, đây là những con người có cái nhìn bao quát tổng thể nhất, đưa ra những ý kiến nhận định sắc xảo giúp ban điều hành cũng như những bộ phận tác nghiệp trực tiếp nhận ra và tránh những rủi ro trong hoạt động kinh doanh

Tăng cường công tác kiểm tra, phòng ngừa: Tăng cường hệ thống cảnh báo thông tin tín dụng của hệ thống TPB. Kết nối thông tin về lịch sử khách hàng vay vốn hướng theo chuẩn mực quốc tế, điều này giúp hạn chế phát sinh nợ xấu cũng như chuyển nợ xấu từ NH này sang NH khác. Với trình độ công nghệ ngày càng phát triển, hệ thống cảnh báo thông tin tín dụng sẽ ngày càng phát huy tác dụng.

Áp dụng chặt chẽ các biện pháp kiểm soát trước, trong và sau cho vay. Đồng thời nâng cao chất lượng, số lượng kiểm tra, giám sát về việc chấp hành quy trình tín dụng đối với cán bộ tín dụng, các bộ phận có liên quan thông qua các biện pháp như kiểm tra chéo giữa các phòng tại CN, kiểm tra định kỳ đột xuất bởi giám sát nội bộ.

Khâu thẩm định dự án cho vay được tiến hành mang tính thực chất hơn. Không những thẩm định về hiệu quả dự án, khả năng tiêu thụ hay đầu ra của thị trường sản phẩm và dịch vụ, tính pháp lý của dự án, tài sản đảm bảo tiền vay… mà với các yếu tố như lịch sử hình thành doanh nghiệp, uy tín của khách hàng trên thương trường, phân tích rủi ro thị trường, phân tích đối thủ/sản phẩm cạnh tranh...

Tiếp tục rà soát, bổ sung, chỉnh sửa hệ thống văn bản, sổ tay tín dụng, quy trình nội bộ, quy trình xếp loại rủi ro... Tổ chức theo dõi và thực hiện việc đánh giá chất lượng tín dụng hàng tháng quý để phát hiện kịp thời các khoản nợ có nguy cơ.

Hệ thống hóa và chú trọng phổ biến các văn bản tín dụng: Rà soát, hệ thống lại hệ thống văn bản tín dụng gắn với việc hoàn thiện sổ tay tín dụng theo hướng tích hợp, dễ đọc, dễ hiểu, dễ tra cứu, quản lý và cập nhật thường xuyên.

3.4.2.4. Giải pháp liên kết sản phẩm, dịch vụ với các ngân hàng lớn

tài chính yếu; Hoạt động nghiên cứu phát triển chưa phát huy hiệu quả; Mức độ đa dạng SP, DV còn thấp; Mạng lưới kênh phân phối rất ít;… để tránh hoặc giảm bớt tác động của

các thách thức như: Hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện và chặt chẽ; Mức độ cạnh tranh trong ngành ngân hàng ngày càng gay gắt; NHNNg đầu tư vào Việt Nam ngày càng nhiều; Khả năng cạnh tranh của các định chế tài chính khác với ngân hàng ngày càng tăng; Áp lực của khách hàng ngày càng cao; Sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ;…

Việc liên kết với các ngân hàng lớn giúp TPB có cơ hội quảng bá thương hiệu của mình, đưa sản phẩm dễ dàng tới với khách hàng hơn nữa

Hiện tại Thẻ của TPB đã tham gia vào 3 liên minh lớn là VNBC, Smartlink và Banknetvn, khách hàng sử dụng thẻ ATM của TPB có thể rút miễn phí tại tất cả các cây ATM thuộc 3 liên minh trên. Tuy nhiên, để thu hút khách hàng hơn nữa TPB cần liên kết với một số ngân hàng lớn phối hợp cùng Công ty cổ phần dịch vụ thẻ Smartlink thực hiện nhằm gia tăng tiện ích, chủ thẻ có thể chuyển khoản liên ngân hàng bằng thẻ ATM thay vì chỉ có thể chuyển khoản nội bộ như hiện nay.

3.5. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.5.1. Kiến nghị đối với Chính Phủ và các cơ quan chức năng

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật nói chung và hệ thống pháp luật ngành NH nói riêng phù hợp với cơ chế thị trường cũng như thông lệ và chuẩn mực quốc tế.

Tăng cường các biện pháp thực thi pháp luật nhằm giải quyết hiệu quả các trường hợp gian lận trong hoạt động NH, người vay mất khả năng trả nợ, và điều kiện để phát mãi tài sản cầm cố/thế chấp,… để đảm bảo lợi ích của NH, cũng như tăng cường tính răng đe đối với những người đi vay. Điều này sẽ kích thích họ kinh doanh hiệu quả hơn, thực hiện nhiều giao dịch hơn.

Đẩy mạnh sự phát triển các ngành, lĩnh vực có liên quan đến hoạt động kinh doanh của NH như TTCK, CNTT, kế toán - kiểm toán, giáo dục và đào tạo,… để hỗ trợ cho sự phát triển của các dịch vụ NH.

Xây dựng lộ trình và đưa hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế mang tính quốc gia. Thực hiện các biện pháp khuyến khích người dân, doanh nghiệp chủ động thực hiện hình thức thanh toán này như: giảm thuế, phí và lệ phí,…

Vững mạnh hơn thông qua việc củng cố, bổ sung, sữa chữa Luật liên quan hoạt động kinh doanh tiền tệ, Luật các TCTD, Luật Ngân hàng ngày càng hướng theo tiêu chuẩn quốc tế, từ đó có sự điều chỉnh , hướng dẫn các TCTD có thể cạnh tranh công bằng trong một sân chơi chung.

3.5.2. Kiến nghị đối với NHNN Việt Nam

Điều hành CSTT cần dựa trên diễn biến của thị trường. Tránh sử dụng các công cụ, biện pháp hành chính để can thiệp, đảm bảo ổn định đồng nội tệ, kiềm chế lạm phát, hạn chế tình trạng đô la hóa,…để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Hoàn thiện hệ thống đánh giá xếp hạng toàn diện về năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam, công bố kết quả trên các phương tiện thông tin đại chúng và đây còn là cơ sở để NHNN phân loại quản lý các NHTM.

NHNN nên áp dụng cách thức quản lý mang tính thanh lọc hệ thống trên cơ sở phân loại một cách hiệu quả và chi tiết hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam để giảm sự ỷ lại của các NHTM và người dân vào NHNN. Từ đó các NHTM sẽ phân bổ các nguồn vốn của mình được tốt hơn, hạn chế các nguồn vốn đi vào các dự án có tính đầu cơ, rủi ro cao để kiếm lời ngắn hạn.

Nâng cao hiệu quả hoạt động của các công cụ điều hành CSTT gián tiếp (nghiệp vụ thị trường mở, tái chiếu khấu, tái cấp vốn..), đồng thời phối hợp chặt chẽ giữa CSTT và chính sách tài khóa (CSTK). Kiểm soát toàn bộ các luồng tiền trong nền kinh tế, đặc biệt là các luồng tiền liên quan đến khu vực ngân sách nhà nước và các định chế tài chính phi ngân hàng.

Tăng cường vai trò của thanh tra, giám sát của NHNN đối với hoạt động kinh doanh của các TCTD, đảm bảo cho các NH hoạt động an toàn và hiệu quả, tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các TCTD.

Nhanh chóng hoàn thiện hệ thống luật NHNN và luật các TCTD. Nâng cao vị thế độc lập tương đối của NHNN và CP để nâng cao hiệu lực và hiệu quả của CSTT, xác lập vai trò và quyền tự chủ của NHNN trong xây dựng, điều hành CSTT.

Sửa đổi và hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế hoạt động của thị trường tiền tệ, hạn chế sự chồng chéo giữa các luật, các quy định về NH với các luật và quy định khác ở cấp quốc gia và quốc tế.

kịp thời hướng dẫn các NHTM khi tham gia vào các giao dịch quốc tế.

Dự báo chính xác tình hình kinh tế trong nước cũng như kinh tế thế giới để can thiệp kịp thời vào thị trường, hạn chế tối thiểu mức độ thiệt hại trước những biến động lớn, khủng hoảng tài chính thế giới,…

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Thông qua việc đánh giá phân tích trong toàn luận văn có thể thấy hiện tại TPB là một NHTM non trẻ, khả năng cạnh tranh ở mức trung bình yếu. Khó khăn lớn nhất của TPB ra đời đúng vào thời điểm nền kinh tế toàn cầu đang khủng hoảng, thị trường NH tại Việt Nam bùng nổ dữ dội khiến cuộc cạnh tranh diễn ra vô cùng gay gắt. Tuy nhiên ban điều hành TPB vẫn tin rằng “Trong nguy có cơ”, chính vì vậy TPB đã cố gắng vượt qua bao khó khăn, đứng vững trên thị trường và ngày càng hoàn thiện hơn.

Thông qua ma trận SWOT, tác giả đã hình thành nên các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của TPB đến năm 2015. Có thể thấy để nâng cao năng lực cạnh tranh thì TPB còn nhiều việc phải làm. Dù đây là những giải pháp mang tính khái quát, định hướng, nhưng là những nền tảng, định hướng cơ bản cho sự phát triển và triển khai những công việc cụ thể trong thực tế.

Ngoài ra, tác giả đưa ra một số kiến nghị đối với CP và NHNN Việt Nam với mong muốn tạo một nền tảng vững chắc để phát triển bền vững hệ thống các NHTM Việt Nam góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.

KẾT LUẬN

Việt Nam đã và đang thực hiện lộ trình mở cửa hội kinh tế quốc tế theo các cam kết hội nhập kinh tế song phương và đa phương, mở ra nhiều cơ hội cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước nói chung và các NHTM nói riêng, đồng thời cũng đặt ra không ít khó khăn, thách thức đối với các tổ chức này.

Đứng trước tình hình cạnh tranh quyết liệt trong quá trình hội nhập, việc làm sao để nâng cao năng lực cạnh tranh mang tính thực tiễn và cấp bách đối với TPB, TPB cần phải phải tự xác định lại những thế mạnh và những điểm yếu của mình để từ đó có những giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của mình để có thể đứng vững trong quá trình hội nhập kinh tế.

Để giải quyết vấn đề này, từ những lý luận về cạnh tranh trong lĩnh vực NH được đề cập ở chương 1, chương 2 của đề tài đã phân tích từ thực trạng hoạt động kinh doanh hiện tại cho thấy năng lực cạnh tranh của TPB còn khá yếu trong ngành NH Việt Nam. Kết hợp giữa cơ sở lý luận và thực tiễn, tác giả đề xuất một số giải pháp với mong muốn góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm thực hiện thành công mục tiêu đề ra của TPB đến năm 2015 cũng như cho sự phát triển bền vững của TPB.

Với sự đồng lòng của toàn thể cán bộ nhân viên, những giải pháp đúng đắn và nỗ lực của TPB, tác giả tin rằng trong tương lai TPB hoàn toàn có thể trở thành một tập đoàn tài chính - ngân hàng lớn mạnh của Việt Nam cung cấp những dịch vụ hiện đại ngang tầm với các NH trên thế giới.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng để hoàn thành tốt kết quả nghiên cứu, nhưng do thời gian nghiên cứu ngắn và khả năng hạn hẹp của người viết nên luận văn không thể tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận được sự góp ý chân thành của Quý Thầy Cô và bạn đọc để luận văn hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong đến năm 2015_luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)