Ở 2 NHÓM BỆNH NHÂN UNG THƢ VÀ VIÊM DẠ DÀY 4.2.1 Liên quan giữa nhiễm H pylori và ung thƣ dạ dày
4.2.3. Liên quan giữa gene cagA và các týp gene vacA
Trong nghiên cứu của chúng tôi trên 169 bệnh nhân (78 ung thư dạ dày, và 91 viêm
dạ dày-Bảng 3.12Liên quan giữa gene cagA và các týp gene vacA ).
Tỷ lệ gene cagA (+) chung là 95,9%, trong số này ở nhóm 78 bệnh nhân ung thư dạ dày gene cagA (+) trong 100% trường hợp, và chỉ gặp các týp vacA
s1/m1 ở 65,4% (51/78), và hoặc là vacA s1/m2 ở 34,6% (27/78) trường hợp. Ở nhóm chứng 91 viêm dạ dày, tỷ lệ cagA (+) chiếm 92,3% (84/91); cagA (- ) chung là 4,1% (7/169), và chỉ gặp ở nhóm viêm dạ dày 7,7% (7/91) trường hợp. Trong nhóm viêm dạ dày, ở bệnh nhân có cagA (+), chúng tôi gặp các týp gene vacA s1/m1 ở 41,8% (38/91), gene vacA s1/m2 là 50,5% (46/91); ở bệnh nhân cagA (-), có các týp gene vacA s1/m2 ở 4,4% (4/91), gene vacA
s2/m2 là 3,3% (3/91). Các trường hợp cagA (+), có sự khác biệt các týp gene
có ý nghĩa thống kê với p=0,012. Tỉ số chênh = 1,549 (Khoảng tin cậy 95%, 1,093 – 2,196). Các trường hợp cagA (–) chỉ gặp ở nhóm bệnh nhân viêm dạ dày, số lượng bệnh nhân quá nhỏ không phân tích thống kê
Trong nghiên cứu của Kumar và cs, năm 2008 [29], liên quan đến các týp gene
vacA, các týp chiếm ưu thế gồm s1 và m1 là 92,3% và 58,2% ; tiếp theo là các týp gene
m2 là 41,7%, và s2 là 7,7%. Tỷ lệ gene vacA s1 trong các nguyên nhân viêm dạ dày, loét, ở người bình thường và ung thư dạ dày lần lượt là 100%, 87,1%, 82,1% và 100%. Tỷ lệ gene vacA m1 ở viêm dạ dày, loét, ở người bình thường và ung thư dạ dày lần
lượt là 80%, 60%, 25%, và 56,8%. Ở nhóm 44 ung thư dạ dày, gene cagA (+) trong 100% các trường hợp; và chỉ gặp các týp gene vacA s1/m1 ở 56,8% (25/44), và hoặc là s1/m2 ở 43,2% (19/44). Trong nhóm bệnh lành tính, (1) ở 40 bệnh nhân viêm dạ dày có gene vacA s1, và có 80% (32/40) gene vacA s1/m1 nhưng chỉ có 75% (24/32) có gene
cagA (+) ; và (2) Tương tự ở nhóm loét 87,1% (61/70) gene vacA s1, trong số này 42 (60%) có gene vacA s1/m1 nhưng chỉ có 28 (66,6%) gene cagA (+), và gene vacA s2/m2 ở 9 bệnh nhân và đều có gene cagA (-). Ở 28 người bình thường nhiễm H. pylori nhưng không có biểu hiện triệu chứng bệnh tiêu hóa, 7 có gene vacA s1/m1 (5 gen cagA (+), và 2 cagA (-) ; 16 (57,1%) có gene vacA s1/m2 nhưng gene cagA (-) ; 5 trường hợp còn lại có gene vacA s2/m2 và gene cagA (-).
Như vậy : Nghiên cứu của chúng tôi có kết quả tương tự với các tác giả Kumar và cs, 2008 [29]. Chúng tôi tóm tắt một số nhận xét như sau:
(1) Týp gene vacA s1/m1 gặp ở cả 2 nhóm ung thư và viêm dạ dày nhưng gene cagA (+) gặp 100% các trường hợp ung thư dạ dày, trong khi đó cagA (-) chỉ gặp ở
nhóm bệnh lành tính ;
(2) Týp gene vacA s1/m2 có cagA (+) có thể gặp ở 2 nhóm viêm dạ dày (bệnh lành
tính) và ung thư dạ dày nhưng gene vacA s1/m2 có cagA (-) chỉ gặp ở nhóm bệnh lành tính;
(3) Týp gene vacA s2/m2 chỉ gặp ở bệnh nhân có cagA (-),và ở nhóm viêm dạ dày (bệnh lành tính) hoặc ở người bình thường ;
(4) Týp gene vacA s2/m1 không gặp trong nghiên cứu của chúng tôi mặc dù gene
vacA s2 chiếm 3,3% (3/91) ở nhóm viêm dạ dày.
Để hiểu rõ hơn về tính đa dạng và vai trò của các týp gene vacA của H. pylori liên quan đến các bệnh dạ dày, Rhead và cs [36] đã chứng minh ngoài 2 vùng giữa gene
vacA có các týp gene là m1/m2 và vùng tín hiệu có các týp gene là s1/s2, còn có vùng
trung gian ký hiệu là i. Trong nghiên cứu của Basso và cs [12], trên 203 bệnh nhân nhiễm H. pylori gồm 53 ung thư dạ dày, 52 loét dạ dày, và 98 viêm dạ dày. Kết quả
chủng H. pylori có cagA (+) có liên quan đến ung thư dạ dày (p<0.001), và loét dạ dày (p<0,05). Gene vacA s1 và vacA týp i 1 có liên quan đến ung thư dạ dày và vacA týp i 1 với loét dạ dày, tỷ số chênh 2,58 (khoảng tin cậy 95%: 1,19-5,61). Các tác giả kết luận ở các Phương Tây, nguy cơ bệnh ung thư dạ dày có liên quan đến chủng H. pylori với gene cagA EPIYA-C, tỷ số chênh 7,37 (khoảng tin cậy 95%: 1,98-27,48) ; đối với nguy cơ loét dạ dày liên quan đến vùng trung gian của gene vacA týp i 1.
Tóm lại
Bằng phương pháp multiplex PCR xác định các týp gene cagA và các týp gene vacA s1/s2; vacA m1/m2 của vi khuẩn H. pylori và mối liên quan đến bệnh ung thư dạ dày.
Gene cagA (+) có ở tất cả các trường hợp ung thư dạ dày, týp gene vacA s1/m1 có thể gặp, nhưng có sự khác biệt giữa bệnh ung thư dạ dày và viêm dạ dày; gene cagA (-) chỉ gặp ở nhóm viêm dạ dày. Týp gene vacA s1/m2 với cagA (+) có thể gặp, và có sự
khác biệt ở 2 nhóm ung thư dạ dày và viêm dạ dày nhưng gene vacA s1/m2 có cagA (-) chỉ gặp trong viêm dạ dày. Týp gene vacA s2/m2 có gene cagA (-), chỉ có ở nhóm viêm dạ dày. Týp gene vacA s2/m1 không gặp trong nghiên cứu mặc dù gene vacA s2 có ở
nhóm viêm dạ dày.
Gene cagA (+) kết hợp với kiểu gene vacA m1 của các chủng H. pylori ở bệnh nhân khu vực Miền nam Việt Nam và thành phố Hồ Chí Minh có thể có liên quan đến bệnh ung thư dạ dày, đặc biệt khi gene cagA (+) có các gene vacA s1/m1. Điều đó đặt ra trong thực tế cần phải tầm soát và theo dõi những bệnh nhân nhiễm H. pylori với các týp gene mắc phải có nguy cơ cao của bệnh ung thư dạ dày khi có gene cagA (+) kết hợp với các gene vacA s1/m1.