THƢ DẠ DÀY VÀ TRÊN NHÓM CHỨNG VIÊM DẠ DÀY

Một phần của tài liệu Định danh các type gen của Helicobacter pylori và ý nghĩa bệnh học trong ung thư dạ dày ( Bệnh viện Đại học Y Dược Tp.HCM chủ nhiệm đê tài PGS.TS. Trần Thiện Trung ) (Trang 64 - 68)

Viêm dạ dày do nhiễm H. pylori có thể đưa đến các tổn thương viêm mạn, viêm teo, chuyển sản ruột và nghịch sản. Theo Correa và cs [19], năm 1992 đã đưa ra điễn tiến sinh ung thư ở người dựa trên các bằng chứng nghiên cứu về dịch tễ học và giải phẫu bệnh . Đó là quá trình gồm nhiều bước với các giai đoạn tiến triển theo trình tự: viêm dạ dày mạn, viêm teo niêm mạc, chuyển sản ruột và nghịch sản.

Watanaba và cs [44], tiến hành nghiên cứu bệnh chứng về liên quan giữa nhiễm H. pylori với ung thư dạ dày. Nghiên cứu thực hiện trên 2858 người, theo dõi trong thời

gian 8 năm từ 6/1987-6/1995, trong số này có 45 trường hợp ung thư dạ dày. Nhiễm H.

pylori được xác định bằng chẩn đoán huyết thanh và viêm teo niêm mạc dạ dày bằng

thử nghiệm pepsinogen I trong huyết thanh và tỷ lệ pepsinogen I/II. Các tác giả cho rằng nhiễm H. pylori có quan hệ gián tiếp với ung thư dạ dày thông qua tiến trình viêm teo

niêm mạc dạ dày.

Karita và cs [28], đặt vấn đề nghiên cứu gene vacA có là chỉ điểm có giá trị cho dự báo liệu nhiễm H. pylori có gây ra viêm teo niêm mạc kết hợp với ung thư dạ dày hay không?. Tác giả nghiên cứu trên 364 bệnh nhân được nội soi dạ dày và theo dõi trung bình 7,3 năm, trong số này 98 bệnh nhân nhiễm H. pylori có vacA-dương tính thì có 6 tiến triển thành ung thư dạ dày và viêm teo niêm mạc cũng gia tăng có ý nghĩa. Ở nhóm 213 bệnh nhân còn lại có H. pylori-dương tính nhưng vacA-âm tính, và ở nhóm 53 bệnh nhân H. pylori-âm tính thì không có trường hợp nào tiến triển thành ung thư dạ dày.

Như vậy nhiễm H. pylori có vacA-dương tính thì có khả năng dẫn đến viêm teo niêm

Trong nghiên cứu của chúng tôi, trên 91 bệnh nhân nhóm chứng-viêm dạ dày (từ bảng 3.20-3.32), không có sự liên quan giữa gene cagA và các týp gene vacA m1/ m2; vacA s1/ s2; vacA s/m với các thương tổn mô bệnh học như viêm dạ dày mạn, viêm teo

niêm mạc, chuyển sản ruột và nghịch sản.

Trong khi đó, ở nhóm 78 trường hợp ung thư dạ dày, tất cả bệnh nhân đều có gene

cagA (+) và vacA s1. Như vậy chúng tôi chỉ xem xét mối liên quan giữa gene vacA

m1/m2 với mức độ biệt hóa gồm biệt hóa tốt, vừa, và kém của ung thư dạ dày. Qua kết quả bảng 3.14, có sự liên quan giữa mức độ biệt hóa của ung thư dạ dày và các týp gene

vacA m1 và vacA m2 với p = 0,044. Trong đó gene vacA m1 có liên quan chủ yếu với mức độ biệt hóa vừa và kém.

Tương tự, chúng tôi cũng đánh giá mối liên quan giữa các gene vacA m1/m2 với các tổn thương mô bệnh học của ung thư dạ dày. Trong đó, mức độ viêm dạ dày mạn, viêm hoạt động, và nghịch sản trên bệnh nhân ung thư dạ dày không có sự liên quan với các týp gene vacA m1 và vacA m2, với giá trị lần lượt là p = 0,772, p=0,185, và p=0,25. Liên quan đến thương tổn viêm teo niêm mạc vừa và nặng chỉ gặp ở nhóm vacA m1,

không gặp ở nhóm vacA m2, tỷ số chênh = 5,78 (Khoảng tin cậy 95%, 1,53 – 21,9); và nếu so sánh giữa 2 kiểu gene về tỷ lệ có viêm dạ dày mạn teo trên bệnh nhân ung thư dạ dày (bảng 3.16), nhóm vacA m1 là (27/51) so với nhóm vacA m2 là (5/27) khác biệt có ý nghĩa thống kê với p=0,003, tỷ số chênh = 4,95 (Khoảng tin cậy 95%, 1,46 – 17,76). Liên quan giữa chuyển sản ruột trên bệnh nhân ung thư dạ dày (bảng 3.18), với các gene vacA m1 là (20/51) so với nhóm vacA m2 là (2/27). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p=0,007, tỷ số chênh = 8,06 (Khoảng tin cậy 95%, 1,57 – 55,27). Như vậy: Trên

bệnh nhân ung thư dạ dày, có sự liên quan giữa các týp gene vacA m1 với mức độ biệt hóa của ung thư dạ dày, và với các thương tổn mô bệnh học như viêm teo niêm mạc và chuyển sản ruột. Cũng xin lưu ý là trong kết quả xác định các týp gene của chúng tôi, thì

gene vacA m1 liên quan đến ung thư dạ dày

Tóm lại, qua nghiên cứu mối liên quan giữa giữa các týp gene với các thương tổn mô bệnh học cho thấy con đường bệnh sinh dẫn đến ung thư dạ dày có thể có liên quan

giữa các thương tổn tiền ung thư như viêm teo, chuyển sản ruột với các týp gen, đặc biệt là gene vacA m1 trên bệnh nhân người Việt Nam ở khu vực phía Nam và thành phố Hồ Chí Minh.

Theo Nguyen và cs [32], nghiên cứu trên 270 bệnh nhân tuổi từ 14-86, trung bình 42,5 tuổi gồm (134 Hà Nội và 136 thành phố Hồ Chí Minh), tỷ lệ nhiễm H. pylori là 65 % và là 71,4% ở tuổi trên 40 so với 57,8% tuổi dưới hoặc bằng 40 (p=0,021). Các thương tổn mô bệnh học: viêm dạ dày mạn có trong tất cả bệnh nhân bị nhiễm H. pylori, trong đó viêm mạn hoạt động là 83,1%; viêm teo là 85,3%; và chuyển sản ruột là 14,7% (các thương tổn này luôn đi kèm với viêm teo). Loét tá tràng có nhiễm H. pylori chiếm 21%. Các tác giả kết luận nhiễm H. pylori kết hợp với bệnh loét tá tràng và với các

thương tổn như viêm mạn hoạt động, viêm teo và chuyển sản ruột, trong đó gene vacA m1 làm gia tăng yếu tố nguy cơ và góp phần vào xuất độ khác nhau của loét tá tràng và ung thư dạ dày.

Trong nghiên cứu của González và cs năm 2010 [23] về nguy cơ tiến triển ung thư dạ dày, trên 312 người được nội soi dạ dày và làm sinh thiết từ năm 1988-1994, các người này được làm mô bệnh học đều bình thường (niêm mạc bình thường, không viêm dạ dày và không có chuyển sản ruột). Số người này (tuổi trung bình là 48,5) được theo dõi, nội soi và sinh thiết lại và làm PCR chẩn đoán týp gen trong giai đoạn 2005-2007 và , thời gian theo dõi trung bình là 12,8 năm. Kết quả theo dõi cho thấy bằng phương pháp PCR chẩn đoán, tỷ lệ H. pylori-dương tính là 77,9% (243/312) trường hợp; tỷ lệ

này ở nhóm viêm dạ dày không teo là 92,9%, nhóm viêm dạ dày kèm teo niêm mạc là 78,2%; và ở nhóm có chuyển sản ruột là 78,2%. Trên những bệnh nhân nhiễm H. pylori- dương tính có các gene cagA, vacA s1, và vacA m1 tìm thấy thường có liên quan đến các thương tổn tiền ung thư dạ dày. Các trường hợp nhiễm H. pylori có cagA-dương tính, vacA s1, và vacA m1 trong nghiên cứu đa biến có liên quan đến các thương tổn tiền ung

thư dạ dày với tỷ số chênh lần lượt là OR=2,28 (khoảng tin cậy 95%: 1,13-4,58);

OR=2,90 (khoảng tin cậy 95%: 1,38-6,13); và OR=3,38 (khoảng tin cậy 95%: 1,34- 8,53). Trường hợp nhiễm H. pylori có cagA-dương tính, vacA s1/m1 cũng có liên quan

đến các thương tổn tiền ung thư dạ dày với tỷ số chênh lần lượt là OR=4,80 (khoảng tin cậy 95%: 1,71-13,5). Các tác giả kết luận việc định týp gene của những bệnh nhân nhiễm H. pylori có ý nghĩa theo dõi và xác định các yếu tố nguy cơ cao của các thương tổn tiền ung thư dạ dày.

Trong khoảng thời gian từ tháng 12/2008 đến tháng 8/2010, tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh kết hợp với Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP. Hồ Chí Minh, chúng tôi tiến hành nghiên cứu xây dựng quy trình multiplex PCR ; và nghiên cứu 169 bệnh nhân định danh các týp gene của vi khuẩn H. pylori trên 2 nhóm: 78 bệnh nhân ung thư dạ dày và 91 viêm dạ dày.

Kết luận của công trình nghiên cứu với 3 nội dung chính sau đây:

Một phần của tài liệu Định danh các type gen của Helicobacter pylori và ý nghĩa bệnh học trong ung thư dạ dày ( Bệnh viện Đại học Y Dược Tp.HCM chủ nhiệm đê tài PGS.TS. Trần Thiện Trung ) (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)