Gene cagA của vi khuẩn Helicobacter pylor

Một phần của tài liệu Định danh các type gen của Helicobacter pylori và ý nghĩa bệnh học trong ung thư dạ dày ( Bệnh viện Đại học Y Dược Tp.HCM chủ nhiệm đê tài PGS.TS. Trần Thiện Trung ) (Trang 58)

Ở 2 NHÓM BỆNH NHÂN UNG THƢ VÀ VIÊM DẠ DÀY 4.2.1 Liên quan giữa nhiễm H pylori và ung thƣ dạ dày

4.2.2. Gene cagA của vi khuẩn Helicobacter pylor

Tỷ lệ gene cagA của các chủng H. pylori được báo cáo từ các vùng khác nhau trên

thế giới từ 50-70% trong dân số ở các nước phương Tây và có thể chiếm >90% ở các nước phương Đông [15]. H. pylori có thể chia ra hai nhóm: sinh độc tố và không sinh độc tố là do kiểu gene biểu hiện khác nhau, nói cách khác do có hoặc không có gene

cagA. Ở cụm gene cagPAI, protein CagA được chuyển dời vào trong các tế bào đích

thông qua hệ thống cơ cấu bài tiết typ IV, bị tyrosine phosphoryl-hóa và tác động như một yếu tố tăng trưởng [6]. Vai trò của gene cagA được coi như là yếu tố chính với độc lực cao gây ung thư dạ dày. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy mối liên quan giũa nhiễm các chủng H. pylori có gene cagA (+) thì có nguy cơ cao gây ung thư dạ dày.

Chattopadhyay và cs [17], gene cagA khi kết hợp với các týp gene vacA có thể gây ra các nguy cơ với biểu hiện lâm sàng và mức độ nặng nhẹ khác nhau của bệnh nhân.

Trong nghiên cứu của Kumar và cs năm 2008 [29], bằng phương pháp multiplex PCR phát hiện và phân tích gene cagA và các týp gene vacA trên 232 trường hợp (gồm cả 56 người khỏe mạnh), gene cagA chiếm 63,2%. Tỷ lệ gene cagA (+) trong các

nguyên nhân viêm dạ dày, loét, ở người bình thường lần lượt là 70%, 54,3%, và 17,9% ; nhưng đặc biệt ở bệnh nhân ung thư dạ dày gene cagA (+) là 100% trường hợp và kết hợp với gene vacA s1/m1 hoặc là s1/m2.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, cũng bằng phương pháp multiplex PCR phát hiện và phân tích gene cagA và các týp gene vacA trên 169 bệnh nhân (78 ung thư dạ dày và 91

viêm dạ dày), tỷ lệ cagA (-) chung chiếm 4,1% (7/169), và chỉ gặp ở nhóm bệnh viêm dạ dày 7,7% (7/91); gene cagA (+) chiếm 95,9% (162/169) trường hợp, ở bệnh nhân ung thư dạ dày là 100% (78/78) so với 92,3% (84/91 ) viêm dạ dày với p = 0,016 và tỷ số chênh = 6,861 (Khoảng tin cậy 95%, 1,511 – 31,162).

Ở Việt Nam, Tạ Long và cs [4], nghiên cứu mối liên quan giữa ung thư dạ dày và

nhiễm H. pylori, trong thời gian từ tháng 3/2003 đến tháng 4/2004, tại các bệnh viện

Trung ương Quân đội 108, bệnh viện Bưu điện và Việt Đức-Hà nội. Có 208 bệnh nhân, được chia làm 2 nhóm: (1) 104 ung thư dạ dày; và (2) 104 viêm dạ dày mạn tính xác định bằng mô bệnh học. Ba mươi tám mẫu (38) được gửi làm PCR tại Đại học Fukui (Nhật Bản), cho thấy typ cagA (+) Á đông có khả năng gây bệnh viêm dạ dày chiếm tỷ lệ 82,3%, cao hơn so với 47,6% trong ung thư dạ dày.

Nghiên cứu của Trần Ngọc Ánh [1] năm 2006, cho thấy tỷ lệ H. pylori typ I trong

ung thư dạ dày là 78,6% cao hơn trong viêm dạ dày là 33,3%, tỷ lệ H. pylori có cagA

(+) và vacA (+) ở nhóm bệnh nhân ung thư dạ dày lần lượt là 80,9% và 97,6%, cao hơn ở nhóm bệnh nhân viêm dạ dày là 47,6% và 52.3% (p<0,05), nguy cơ ung thư dạ dày cao gấp 4,86 lần với cagA (+) và gấp 32,27 lần với vacA (+) so với nhiễm H. pylori cagA (-) và vacA (-).

Nghiên cứu mới đây của Nguyễn Thị Nguyệt và cs [5], xác định các týp gene cagA và vacA của các chủng H. pylori từ 90 bệnh nhân viêm, loét và ung thư dạ dày. Các týp H. pylori được công bố gồm : Týp I H. pylori của bệnh nhân viêm, loét dạ dày và ung

thư dạ dày lần lượt là : 52,3%, 55,6%, và 19% ; Týp II H. pylori : 4,7%, 7,4%, và 19% ; Týp III H. pylori : 33,3%, 25,9%, và 14,3% ; Týp IV H. pylori : 9,5%, 11,1%, và 46,6%. Các tác giả kết luận týp I H. pylori có độc lực cao nhất và gặp hơn một nửa trong các

bệnh viêm dạ dày, loét dạ dày ; Týp IV H. pylori có tỷ lệ cao ở bệnh nhân ung thư dạ

dày. Tuy nhiên trong các công trình nghiên cứu của tác giả Việt Nam trước đây chưa có

điều kiện để phân tích các phân týp của vacA nhằm đánh giá đầy đủ hơn về vai trò của týp gene của vacA s1/s2 và vacA m1/m2 cũng như mối liên quan giữa các týp gene này với các trường hợp có gene cagA (+) trong bệnh ung thư dạ dày.

Mới đây trong nghiên cứu giữa các tác giả Nhật Bản Uchida và cs cùng các tác giả Việt Nam năm 2009 [41], phân tích các yếu tố gây bệnh trên 103 chủng H. pylori ở

bệnh nhân Việt Nam (54 Hà nội và 49 thành phố Hồ Chí Minh). Tỷ lệ cagA (-) chiếm

5% ; cagA Glu-Pro-Ille-Tyr-Ala (EPIYA) chiếm 77% (80/103); Týp II cagA right-end

junction chiếm ưu thế 84% (87/103). Gene vacA s1 là 100% (103/103) có trong tất cả

các trường hợp, trong khi đó gene vacA s2 chỉ là 1% (1/103). Gene vacA m1 là 43%

(44/103), ở bệnh nhân Hà nội là 54% (29/54) so với thành phố Hồ Chí Minh là 31% (15/49) với p<0,05. Gene vacA m2 chiếm 52% (54/103), ở Hà nội là 41% (22/54) so với 65% (32/49) bệnh nhân tại thành phố Hồ Chí Minh. Các tác giả kết luận gene vacA m1 của các chủng H. pylori được phân lập trên bệnh nhân Hà nội, nơi có xuất độ ung thư dạ dày cao, có ý nghĩa hơn so với các chủng H. pylori được phân lập tại thành phố Hồ Chí Minh; và đưa ra giả thuyết gene vacA m1 là gen kết hợp với ung thư dạ dày ở bệnh nhân Việt Nam.

Trong nghiên cứu của chúng tôi trên 169 bệnh nhân (78 ung thư dạ dày và 91 viêm dạ

dày), tỷ lệ cagA (-) chung chiếm 4,1% (7/169), và chỉ gặp ở nhóm viêm dạ dày; gene

cagA (+) chiếm 95,9% (162/169) trường hợp, ở bệnh nhân ung thư dạ dày là 100% (78/78) so với 92,3% (84/91 ) viêm dạ dày với p = 0,016 và tỷ số chênh = 6,861 (Khoảng tin cậy 95%, 1,511 – 31,162).

Liên quan giữa gene vacA s1 với 2 nhóm ung thư và viêm dạ dày (bảng 3.8)

. Gene vacA s1 có tỷ lệ chung là 98,2% (166/169), ở bệnh nhân ung thư dạ

dày là 100% (78/78) so với 96,7% (88/91 ) viêm dạ dày ; trong khi đó gene

vacA s2 chung là 1,8% (3/169) và chỉ gặp ở viêm dạ dày là 3,3% (3/91), và

không có sự khác biệt týp gene vacA s1 giữa 2 nhóm ung thư và viêm dạ dày, với p= 0,25.

Liên quan giữa gene vacA m1 với 2 nhóm ung thư và viêm dạ dày (bảng 3.9)

Gene vacA m1 có tỷ lệ chung là 52,7% (89/169), ở bệnh nhân ung thư dạ dày là 65,4% (51/78) so với 41,8% (38/91) viêm dạ dày; Gene vacA m2 có tỷ lệ

chung là 47,3% (80/169), ở bệnh nhân ung thư dạ dày là 34,6% (27/78) so với 58,2% (53/91) nhóm viêm dạ dày. Kết quả của chúng tôi cho thấy có sự

khác biệt của týp gene vacA m1 và vacA m2 giữa 2 nhóm ung thư và viêm dạ dày, với p= 0,002, tỷ số chênh = 2,565 (Khoảng tin cậy 95%, 1,402 – 4,693).

Như vậy : Kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi về các týp gene vacA s1, vacA s2 và gene vacA m1, vacA m2 là phù hợp với Uchida và cs cùng các tác giả Việt Nam năm 2009 [41]. Chúng tôi cũng có chung nhận định khi gene cagA (+) kết hợp với kiểu gene

vacA m1 của các chủng H. pylori ở bệnh nhân khu vực thành phố Hồ Chí Minh và phía

nam Việt Nam có thể có liên quan đến bệnh ung thư dạ dày. Đặc biệt khi gene cagA (+) có các gene vacA s1/m1 gặp trong 100% trường hợp ung thư dạ dày. Điều đó đặt ra

trong thực tế cần phải tầm soát và theo dõi những bệnh nhân Việt Nam nhiễm H. pylori khi có gene cagA (+) kết hợp với các gene vacA s1/m1. Tuy nhiên tác giả Uchida và cs [41] cho rằng gene vacA m1 của các chủng H. pylori được phân lập trên bệnh nhân Hà nội, nơi có xuất độ ung thư dạ dày cao, có ý nghĩa hơn so với các chủng H. pylori được

phân lập tại thành phố Hồ Chí Minh có thể do tần suất ung thư ở người Hà Nội cao hơn nhưng cũng có thể do số mẫu nghiên cứu của các tác giả còn ít, và chúng tôi không đặt vấn đề nghiên cứu so sánh giữa 2 miền Nam Bắc.

Một phần của tài liệu Định danh các type gen của Helicobacter pylori và ý nghĩa bệnh học trong ung thư dạ dày ( Bệnh viện Đại học Y Dược Tp.HCM chủ nhiệm đê tài PGS.TS. Trần Thiện Trung ) (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)