Nghiên cứu tìm dung dịch nền và pH thích hợp

Một phần của tài liệu LUẤN ÁN TIẾN SĨ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG KHÁNG SINH ERYTHROMYCIN TRONG TÔM, CÁ BẰNG KỸ THUẬT SÓNG VUÔNG QUÉT NHANH TRÊN CỰC GIỌT CHẬM VÀ KHẢ NĂNG ĐÀO THẢI (Trang 55)

Khảo sát loại dung dịch nền có ý nghĩa hết sức quan trọng trong phân tích bằng kỹ thuật cực phổ sóng vuông. Dung dịch nền là các dung dịch chứa các chất điện ly trơ

thích hợp để bảo đảm cho việc di chuyển của chất phân tích tới bề mặt cực làm việc được thực hiện chủ yếu bằng sự khuyếch tán do sự chênh lệch nồng độ chứ không phải bằng sự dịch chuyển dưới tác dụng của điện trường.

Trong các phản ứng điện hóa các chất hữu cơ đều có sự tham gia của ion H+, vì vậy pH của dung dịch ảnh hưởng rất nhiều đến sự xuất hiện sóng của các chất cần nghiên cứu. pH có thể ảnh hưởng đến tính chất thuận nghịch của phản ứng, sự hấp phụ trên mặt giọt thủy ngân hay làm cho phản ứng xảy ra với những giai đoạn khác nhau. Vì vậy để nghiên cứu xây dựng một quy trình phân tích một chất hữu cơ nào đó bằng kỹ thuật cực phổ sóng vuông người ta luôn khảo sát ảnh hưởng của pH dung dịch nền.

Trong các thí nghiệm dưới đây chúng tôi tiến hành nghiên cứu phổ erythromycin trong các dung dịch đệm thường dùng có các giá trị pH khác nhau, từ đó có thể tìm được dung dịch nền và pH thích hợp cho việc định lượng.

a) Nền Natri axetat 0,1M

Tiến hành ghi phổ của dung dịch erythromycin nồng độ 100 ppb trong dung dịch Natri axetat 0,1 M với các pH : 5,0 – 6,0 – 7,0 – 8,0 – 9,0 – 10,0. Mode PSA-F, quét xuôi, Vstart: -400 mV, Vstep: 4 mV, Vpulse: 30 mV, Tdrop: 3000 ms, Velectrolise: -700 mV, Telectrolise: 3 s, Tstabilize: 1 s.

Kết quả phổ thu được được thể hiện ở hình 3.3 (a, b, c, d, e, f) tương ứng với các pH : 5,0 – 6,0 – 7,0 – 8,0 – 9,0 – 10,0 trong dung dịch Natri axetat 0,1 M thì thấy rằng pH 8,0 cho sóng rõ và cường độ dòng phù hợp nhất (I = 333,4 ± 4,7 nA, E1/2 = - 1.430 mV).

(a) (b) (c)

(d) (e) (f)

Hình 3.3:Phổ erythromycin ghi 5 lần trên nền Natri axetat 0,1M (a: pH 5,0; b: pH 6,0; c: pH 7,0; d: pH 8,0; e: pH 9,0; f: pH 10,0)

b) Nền Amoni axetat 0,1M

Tiến hành ghi phổ của dung dịch erythromycin nồng độ 100 ppb trong dung dịch Amoni axetat 0,1 M với các pH : 7,0 - 8,0 - 9,0 - 10,0. V : -400 mV, V : 4

mV, Vpulse: 30 mV, Tdrop: 3000 ms, Velectrolise: -700 mV, Telectrolise: 3 s, Tstabilize: 1 s. Chúng tôi thu được các kết quả sau:

(a) (b) (c) (d)

Hình 3.4:Phổ erythromycin ghi 5 lần trên nền Amoni axetat 0,1M (a: pH 7,0; b: pH 8,0; c: pH 9,0; d: pH 10,0)

Qua các kết quả trên ta thấy ở tất cả các dung dịch nền trên đều thu được sóng của erythromycin, nhưng ở pH 8,0- 9,0-10,0 thu được sóng rất rõ và ổn định, đặc biệt ở pH 8,0 là pH thích hợp nhất (I = 351,7 ± 5,7 nA, E1/2= -1.430 mV)

c) Nền Citrat-Phosphat 0,1M

Chúng tôi tiến hành ghi phổ của dung dịch erythromycin nồng độ 100 ppb trong dung dịch đệm Citrat - Phosphat 0,1 M với các pH : 6,0 - 7,0 - 8,0 - 9,0. Vstart: -400 mV, Vstep: 4 mV, Vpulse: 30 mV, Tdrop: 3000 ms, Velectrolise: -700 mV, Telectrolise: 3 s, Tstabilize: 1 s.

(a) (b) (c) (d) Hình 3.5:Phổ erythromycin ghi 5 lần trên nền Citrat – Phosphat 0,1M

(a: pH 6,0; b: pH 7,0; c: pH 8,0; d: pH 9,0)

Các kết quả trên tất cả các dung dịch nền trên đều thu được sóng của erythromycin, nhưng ở pH 7,0 - 8,0 - 9,0 thu được sóng rất rõ và ổn định. Từ đó ta thấy có thể dùng dung dịch đệm Citrat – Phosphat trong vùng trung tính và kiềm với khoảng pH khá rộng để định lượng erythromycin.

d) Nền Borax 0,1 M

Chúng tôi tiến hành ghi phổ của dung dịch erythromycin nồng độ 100 ppb trong dung dịch đệm borax 0,1 M với các pH : 8,0 – 9,0 – 10,0. Thông số chạy máy Vstart: - 400 mV, Vstep: 4 mV, Vpulse: 30 mV, Tdrop: 3000 ms, Velectrolise: -700 mV, Telectrolise: 3 s, Tstabilize: 1 s.

Chúng tôi thu được các phổ (hình 3.6). Qua kết quả thu được này chúng ta thấy có thể dùng dung dịch đệm này ở pH 8,0 cho mục đích định lượng.

(a) (b) (c) Hình 3.6:Phổ erythromycin ghi 5 lần trên nền Borax 0,1M

(a: pH 8,0; b: pH 9,0; c: pH 10,0)

e) Nền đệm Tris

(a) (b)

Chúng tôi cũng đã tiến hành ghi phổ của dung dịch erythromycin nồng độ 100 ppb trong dung dịch đệm Tris với các pH: 7,0-8,0-9,0. Thông số chạy máy Vstart: -400 mV, Vstep: 4 mV, Vpulse: 30 mV, Tdrop: 3000 ms, Velectrolise: -700 mV, Telectrolise: 3 s, Tstabilize: 1 s.

Các phổ thu được được trình bày ở hình 3.7 không thật thích hợp cho việc định lượng.

Bảng 3.1:Sự biến đổi cường độ dòng (nA)của erythromycin A theo loại, pH dung dịch nền

Ph 5,0 6,0 7,0 8,0 9,0 10,0 Dung dịch nền TB ±SD TB ±SD TB ±SD TB ±SD TB ±SD TB ±SD Natri axetat 56,67 ±1,1b 35,5 ± 2,3a 255,5 ± 7,3d 333,4 ± 4,7e 236,2 ± 7,7c 254,0 ± 4,7d Amoni axetat 210,3 ±5,4a 351,7 ± 5,7d 216,5 ± 2,7b 263,1 ± 1,6c Citrat- Phosphat 207,7 ± 6,0d 168,2 ± 2,3a 194,4 ± 2,6b 229,4 ± 2,1e 200,9 ± 2,0c Borax 168,1 ±1,6a 255,5 ± 6,5c 173,9 ± 1,8b Tris 180.0 ±13,1d 27,5 ± 0,3a 53,4 ± 3,6b 126,4 ± 9,7c

*Mỗi giá trị là trung bình của 5 lần đo (n = 5)

Cường độ dòng của erythromycin bị ảnh hưởng mạnh bởi loại dung dịch nền. Trong số các dung dịch nền khảo sát như Natri axetat, Amoni axetat, Citrat-Phosphat, Borax, đệm Tris thì dung dịch nền Amoni axetat cho giá trị cường độ dòng erythromycin cao nhất và hình dạng đỉnh peak đẹp nhất (bảng 3.1).

Khoảng pH của dung dịch Amoni axetat được khảo sát trong khoảng 7,0 đến 10,0. Erythromycin có cường độ dòng cao nhất ở pH 8,0 (E1/2= -1.430 mV, I = 351,7 ± 5,7 nA). Vì thế dung dịch nền Amoni axetat (pH 8,0) được chọn.

Bảng 3.2:Giá trị thế bán sóng E1/2và cường độ dòng của erythromycin trong dung dịch đệm Amoni axetat pH 8,0

Ghi Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 Lần 5

Thế bán sóng (mV) -1430 -1430 -1430 -1430 -1430

Wang và cộng sự (2000) đã dùng kỹ thuật stripping hấp phụ để định lượng erythromycin trên cực rắn carbon, có so sánh với kỹ thuật von-ampe tuần hoàn. Nghiên cứu này đã khảo sát ảnh hưởng của các loại dung dịch nền khác nhau như HAc-NaAc, NaH2PO4–Na2HPO4, NH3-NH4Cl, Na2B4O7-NaOH, Britton Robinson thì NH3-NH4Cl (pH 9,0) cho cường độ dòng thích hợp. Phổ von-ampe tuần hoàn của 1,0 x 10-4mol/l của erythromycin trên cực rắn carbon tiền xử lý, peak oxi hóa xuất hiện ở lần quét đầu tiên khoảng 0,86 V. Các lần quét sau đó, không khuấy, cường độ peak giảm đáng kể tới một giá trị không đổi, cho thấy rằng erythromycin đã hấp phụ trên điện cực thủy tinh carbon, oxi hóa erythromycin là bất thuận nghịch. Peak oxi hóa biến mất khi thêm chất hoạt động bề mặt cationic, chỉ ra rằng erythromycin có tính chất hấp phụ ở điện cực thủy tinh carbon. Độ nhạy cao hơn khi dùng phương pháp anod stripping. Cường độ peak được đo bằng cách xác định các giá trị giữa peak dương và peak âm. Peak ở thế 0,35 V là do dòng tụ điện [26].

Xue và cộng sự (2008) nghiên cứu erythromycin khi tham gia điện hóa trên điện cực thủy tinh carbon bằng phương pháp von-ampe tuần hoàn. Peak khử được xác định rõ tại – 0,420 V; và peak tuần hoàn oxi hóa (reoxidation) xuất hiện ở - 0,055 V. Nhưng khi thêm erythromycin vào trong dung dịch NaOH có chứa oxy hòa tan thì peak oxi hóa ở - 0,055 V không còn rõ nữa mà xuất hiện 1 peak oxi hóa khác 0,200 V. Điều này đã thể hiện có sự tương tác giữa erythromycin và oxy trong quá trình điện hóa [53].

Xét về mặt lý thuyết, trong dung dịch nước phản ứng khử đầu tiên của oxy hoà tan có thể là quá trình trao đổi 2- điện tử hoặc 4-điện tử, tuỳ thuộc vào hoạt tính xúc tác của vật liệu làm điện cực và thành phần dung dịch nền.

Quá trình 2-điện tử: O2+ 2H++ 2e-H2O2

(O2+ 2e-O22-trong dung dịch kiềm mạnh) Quá trình 4-điện tử: O2+ 4e-+ 4H+2H2O

Tuy nhiên trong dung môi “aprotic”, bước đầu tiên là quá trình khử 1-điện tử, tạo ra một ion superoxide O2-

O2+ 1e-O2-

Nếu muối tetraalkylammonium được dùng làm dung dịch nền, quá trình này là thuận nghịch và quanh quẩn ở -0,8V. Nếu một dung dịch acid Bronsted được thêm vào, quá trình đầu tiên là quá trình trao đổi 2-điện tử: O -được tạo ra từ quá trình đầu

tiên sẽ bị proton hoá để thành O2H, dễ dàng bị khử hơn O2. Vì vậy O2Hsau đó bị khử thành O2H-.

Trong dung môi “aprotic lưỡng cực”, bước thứ hai của quá trình khử oxy là O2- O22-. Tuy nhiên nếu có hiện diện của H+thì O22-sẽ tương tác với H+để hình thành O2H-hoặc O2H2. Đôi khi O2H-hoặc O2H2tiếp tục bị khử ở thế âm hơn để cho sản phẩm cuối cùng là H2O.

Một nghiên cứu khác của Avramovivic và cộng sự (2010) cho thấy tương tác của erythromycin với hydrogen ở điện cực vàng trong dung dịch NaHCO3 0,05 M bằng phương pháp Von-ampe tuần hoàn. Minh chứng cho sự tương tác đó chính là sự thay đổi pH của dung dịch nền từ 8,4 đến 8,77 khi có mặt của erythromycin A trong vòng 4 giờ giữ ở thế -1,2 V [54].

Theo nghiên cứu của luận án này, chúng tôi chọn thế bắt đầu quét Vstart= -400 mV (xem phần 3.1.5) mà không tiến sát đến 0 V để tránh phản ứng oxi hoá khử giữa erythromycin và oxi hoà tan trong dung dịch, do đó cũng không nhất thiết loại trừ oxi hoà tan.

Điểm qua các công trình nghiên cứu trên thế giới, ta thấy rằng kỹ thuật sóng vuông quét nhanh trên cực giọt chậm để định lượng erythromycin là nghiên cứu đầu tiên, điều kiện loại dung dịch nền và pH có khác biệt hơn chính là do khác biệt ở bản chất phương pháp von-ampe (von-ampe sóng vuông/ von-ampe tuần hoàn) và bản chất điện cực (cực giọt thuỷ ngân/ cực rắn cacbon, cực vàng).

Một phần của tài liệu LUẤN ÁN TIẾN SĨ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG KHÁNG SINH ERYTHROMYCIN TRONG TÔM, CÁ BẰNG KỸ THUẬT SÓNG VUÔNG QUÉT NHANH TRÊN CỰC GIỌT CHẬM VÀ KHẢ NĂNG ĐÀO THẢI (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)