rô phi
Đây là hai loại thủy sản được nuôi rất phổ biến ở Việt Nam và có sử dụng erythromycin. Rất nhiều vi sinh vật gây bệnh trên tôm càng xanh, bao gồm protozoans như Epistylis, Zoothamnium, và Vorticella; các vi khuẩn gây bệnh như Vibrio, Aeromonas, Pseudomonas, Edwardsiella [12]. Bệnh hoại tử là bệnh thường gặp ở tôm trưởng thành. Bệnh này còn có những tên gọi khác là “đốm đen”, “đốm nâu”, “hoại bì”. Nó gây ra bởi sự xâm nhập của vi khuẩn có khả năng phá vỡ lớp vỏ chitin bên ngoài.Aeromonas hydrophila, Aeromonas caviea, A. sorbia vàAeromonas sp. là hệ vi khuẩn được phân lập từ các con tôm càng xanh bị bệnh hoại tử [13]. Trong khi đó
Edwardsiella tarda, Pseudomonas fluorescens là 2 loài vi khuẩn được phân lập ở tôm càng xanh [14]. Hay Aeromonas sp., Pseudomonas fluorescent và Edwardsiella tarda
là hệ vi khuẩn được phân lập từ tôm càng xanh trưởng thành [15]. Vi khuẩn Gram [+], hình trứng được định danh giống như Enterococcus được phân lập từ tôm càng xanh bệnh ở các ao nuôi tại Đài Loan. Tôm càng xanh bị bệnh có dấu hiệu chậm lớn, biếng ăn, chậm chạp, trắng đục cơ và chết. Xét nghiệm mô bệnh học, các khối bướu máu màu đen được thấy ở mô liên kết xung quanh xoang máu với khối máu trong cơ thịt bệnh [16]. Hệ vi khuẩn chính trên tôm càng xanh là Aeromonadaceae, Enterobacteriaceae vàPseudomonas. Tôm càng xanh nuôi mang theo những vi khuẩn gây bệnh như Enterococcusspp., S. aureus, Aeromonas hydrophila, A. veronii sobria
và Clostridium perfringens [17].Lactococcus garvieae nhiễm trên tôm càng xanh gây đục cơ ở giai đoạn tôm nuôi 2 tháng tuổi với chiều dài 5 đến 6 cm. Ở khía cạnh mô bệnh học, có minh chứng cho thấy chứng phù và thương tổn “necrotic” là do sự xâm nhiễm vào cơ thịt và gan tụy [18]. Pseudomonas fluorescens được phân lập từ tôm
càng xanh trưởng thành dễ bị diệt bởi erythromycin [14]. Một nghiên cứu khác về khả năng diệt vi khuẩn gây bệnh hoại hoại tử. Kết quả thấy rằng erythromycin diệt rất tốt
Aeromonas hydrophila, A. caviea, A. sorbiavàAeromonas sp [13].Erythromycin cũng được cho thấy có khả năng ức chế sự phát triển của Aeromonas sp., A. hydrophila, A. sorbiavàA. caviea[15].
Trong khi đó các bệnh chủ yếu trên cá rô phi khi nuôi thường là Streptococcus iniae, Aeromonas hydrophila,Trichodina,Flexibacter Columnaris, Edwardsiella[19], [20].Phổ biến nhất là do Streptococcosis, vi khuẩn gram dương, đã gây thiệt hại nặng nề mà chưa có vacccine nào phòng được, thậm chí trên cá trưởng thành và khỏe mạnh. Vì vậy, erythromycin cũng là kháng sinh đang được sử dụng khá phổ biến trong nghề nuôi cá rô phi ở Việt Nam.