Hoàn thiện qui trình cho vay hệ thống.

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội _ Chi Nhánh Thành Phố Thanh Hóa (Trang 50)

3. Tỷ lệ nợ xấu = Tổng nợ

3.2.3Hoàn thiện qui trình cho vay hệ thống.

Thứ nhất, Nên tách bạch, phân công rõ chức năng các bộ phận và tuân thủ các khâu trong quy trình giải quyết cho vay. Đặc biệt gắn trách nhiệm vào từng cá nhân bằng chế độ thưởng phạt trong các khâu: Tiếp xúc khách hàng/Phân tích tín dụng/Thẩm định tín dụng/Đánh giá/Quyết định cho vay/Giải ngân/Đánh giá chất lượng, xem lại khoản vay.

Thứ hai, Trong quá trình phân tích tín dụng, ngân hàng có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau. Nhưng đều phải thống nhất chung một số nội dung cụ thể là:

* Đối với một đơn xin vay, cán bộ tín dụng phải trả lời được 3 câu hỏi: + Người xin vay có thể tín nhiệm và anh biết họ như thế nào?

+ Hợp đồng tín dụng có được ký kết một cách đúng đắn và hợp lệ, nhằm bảo vệ được ngân hàng gửi tiền, và người xin vay có khả năng hoàn trả nợ vay mà không cần đến sức ép nào không?

+ Trong trường hợp khách hàng không thu hồi được nợ, liệu ngân hàng có thể thu hồi nợ bằng tài sản hay thu nhập của một người vay nhanh chóng với chi phí và rủi ro thấp.

* Điều kiện để trả lời hiệu quả 3 câu hỏi trên:

- Thực hiện quy trình cho vay một cách nghiêm ngặt, nhất là các phương pháp để tiếp cận, phân tích khách hàng phải được nghiên cứu, phân loại trên theo đối tượng khách hàng phù hợp với đối tượng khách hàng, hoàn cảnh hợp lệ.

- Cán bộ tín dụng phải có trình độ, khả năng phân tích, tư vấn cho khách hàng, đạo đức nghề nghiệp, phải có trách nhiệm và làm thoả mãn yêu cầu đồng thời của hai đối tượng là người vay và chủ nợ của ngân hàng.

- Phải gắn trách nhiệm đối với cán bộ tín dụng nhất là trong việc đánh giá các loại đảm bảo tín dụng.

- Thông tin của khách hàng phải đầy đủ và chính xác. * Nội dung cần phân tích khi trả lời 3 câu hỏi trên bao gồm:  Người xin vay có thể tín nhiệm?

Trong câu hỏi này cần phải được trả lời: Người vay có thiện chí trả nợ khi khoản vay đến hạn không? Điều này lại liên quan đến việc nghiên cứu chi tiết các chỉ tiêu của xin vay. Tất cả tiêu chí này phải được đánh giá tốt, khi đó các khoản vay mới được xem là khả thi. Cụ thể:

- Tư cách: Cán bộ tín dụng phải chắc chắn rằng: Người xin vay có mục đích tín dụng rõ ràng và có thiện chí nghiêm chỉnh trả nợ khi đến hạn. Cán bộ tín dụng phải xác định được:

+ Mục đích vay tiền của khách hàng.

+ Xác định xem có phù hợp với chính sách tín dụng hiện hành của ngân hàng

+ Xác định xem người vay có tỏ thái độ, trách nhiệm trong việc sử dụng vốn vay, trả lời các câu hỏi một cách trung thực, có thiện chí và nỗ lực hết sức để hoàn trả nợ vay khi đến hạn.

Nếu phát hiện người vay giả dối trong kế hoạch sử dụng và trả nợ cán bộ tín dụng phải từ chối cho vay, nếu không rủi ro tín dụng sẽ phát sinh cho ngân hàng.

- Năng lực người cho vay: Xác định người xin vay có đủ năng lực hành vi và năng lực pháp lý để ký kết hợp đồng. Nếu người đại diện cho doanh nghiệp thì phải là người được uỷ quyền hợp pháp của doanh nghiệp.

- Thu nhập của người vay: Tiêu chí thu nhập tập trung vào câu hỏi: Người vay có khả năng tạo ra đủ tiền để trả nợ hay không? Nhìn chung, người vay có ba khả năng tạo tiền, đó là:

+ Luồng tiền từ doanh thu bán hàng hay từ thu nhập. + Bán thanh lý tài sản.

+ Tiền phát hành chứng khoán nợ hay chứng khoán vốn.

Trong đó khả năng thứ nhất được ngân hàng ưu tiên hơn cả. Để xác định được các nguồn trả nợ đòi hỏi cán bộ tín dụng đánh giá, phân tích, quan sát một cách tổng hợp để tránh rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

- Bảo đảm tiền vay: Khi đánh giá khía cạnh bảo đảm tiền vay, cán bộ tín dụng phải tự hỏi: Người vay có sở hữu một giá trị hay tài sản nào có chất lượng để hỗ trợ khoản vay hay không ? Trong vấn đề này cần phải chú ý đến các yếu tố nhạy cảm như: Tuổi thọ, điều kiện và mức độ chuyên dụng của tài sản người vay.

- Các điều kiện: Cán bộ tín dụng và nhà phân tích tín dụng cần phải biết được xu hướng hiện hành về công việc kinh doanh và ngành nghề của người vay, cũng như điều kiện kinh tế thay đổi sẽ ảnh hưởng như thế nào đến khoản tín dụng. Để nắm bắt được các thông tin này cần phải thu thập từ nhiều nguồn tin.

- Kiểm soát: Tập trung vào một số vấn đề như: Các thay đổi trong luật pháp và quy chế có ảnh hưởng xấu đến người vay không? Yêu cầu tín dụng của người vay có đáp ứng được tiêu chuẩn của ngân hàng và của nhà quản lý về chất lượng tín dụng?  Hợp đồng tín dụng được ký kết đúng đắn và hợp lệ?

Cán bộ tín dụng đã xác định được người vay đủ tư cách thì bước tiếp theo cần xem xét nội dung hợp đồng tín dụng có phù hợp không? Nghĩa là cán bộ tín dụng phải có trách nhiệm làm thoả mãn được giữa người vay và ngân hàng.

+ Nội dung của hợp đồng tín dụng phải đáp ứng được nhu cầu vốn của người vay theo một kế hoạch trả nợ thuận lợi.

+ Hợp đồng tín dụng phải bảo vệ được quyền lợi của ngân hàng bằng các quy định những điều khoản giới hạn hoạt động của người vay.

Ngân hàng có thể đòi nợ thuận lợi bằng tài sản đảm bảo?

Một số khách hàng có hệ số tín nhiệm cao thì không cần có bảo đảm tín dụng. Tuy nhiên, với MB Thanh Hóa khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế quốc doanh và cá nhân do đặc điểm của khách hàng này thì yếu tố tài sản đảm bảo phải chú trọng. Khi nhận đảm bảo tín dụng ngân hàng phải xác định rõ ràng, chính xác tài sản là đối tượng có thể gắn nợ và có thể bán được, đồng thời phải chứng minh bằng văn bản cho các chủ nợ khác biết rằng mình là người hợp pháp có quyền chiếm đoạt tài sản nếu người vay không trả nợ được.

Thứ ba, Nâng cao chất lượng thẩm định

Thẩm định khách hàng chính xác nhằm góp phần hạn chế bớt rủi ro cho ngân hàng. Hiệu quả của khâu thẩm định phụ thuộc rất lớn vào: Năng lực của cán bộ tín dụng, hệ thống thông tin. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thời gian qua, MB Thanh Hóa đã phần nào chú trọng đến khâu thẩm định. Tuy nhiên chất lượng thẩm định chưa cao, chưa phân tích được sự biến động của các yếu tố kinh tế tác động đến đối tượng cần phân tích. Vì vậy năm 2013, MB Bắc Hảicần thực hiện một số giải pháp thực hiện tốt quy trình thẩm định:

Trong việc thẩm định khách hàng vay vốn, ngoài thẩm định tư cách, năng lực pháp lý, năng lực điều hành, quản lý sản xuất kinh doanh, uy tín của khách hàng và người giới thiệu, cán bộ tín dụng cần phải quan tâm một số nhân tố cần được đề cập trong chu trình thẩm định khách hàng vay vốn. Đó là các chỉ số dự báo trước khi cho vay như: Giá vàng, tỷ giá, lạm phát và các biến cố có thể dự đoán về kinh tế, chính trị, xã hội.

Hoàn thiện công tác tổ chức thẩm định

- Tách chức năng thẩm định với chức năng theo dõi và quản lý khoản vay theo cách thức tổ chức hiện nay cán bộ tín dụng vừa làm công tác thẩm định vừa làm công tác theo dõi, quản lý khoản vay là không hợp lý, chưa có sự chuyên môn trong thẩm định và chức năng theo dõi, quản lý khoản vay.

- Chuyên môn hoá cán bộ thẩm định theo từng chuyên ngành, lĩnh vực cụ thể. Đối với một số dự án phức tạp, nên thuê chuyên gia để thẩm định, có như vậy chất lượng công tác thẩm định mới thực sự có chất lượng.

Hoàn thiện công tác xây dựng và cung cấp thông tin phục vụ công tác thẩm định.

Trong thực tế, nhu cầu những thông tin về khách hàng là rất lớn. Song hiện nay, công tác xây dựng và cung cấp thông tin phục vụ công tác thẩm định của cán bộ tín dụng chưa hoàn thiện. Thông tin đầy đủ sẽ rút ngắn được thời gian thẩm định và tránh được yếu tố chủ quan. Vì vậy năm 2013, MB Thanh Hóa cần thực hiện những giải pháp sau để nâng cao hiệu quả trong việc thu nhận và xử lý thông tin trên báo chí phục vụ cho công tác thẩm định khách hàng vay vốn:

+ Quán triệt đến các cán bộ để thấy được vai trò, tác dụng của thông tin trên báo chí liên quan hoạt động ngân hàng nói chung và khách hàng nói riêng.

+ Thu thập, xử lý thông tin thực hiện thường xuyên, có sàng lọc kỹ càng.

+ Xây dựng thông tin thu thập báo chí đảm bảo đồng nhất nội dung thông tin; Nâng cao khai thác, sử dụng thông tin báo chí của cán bộ tín dụng; Hoàn thiện kỹ năng sử dụng thông tin trên báo chí trong thẩm định khách hàng tại cơ sở.

+ Cán bộ tín dụng phải không ngừng hoàn thiện kỹ năng sử dụng hệ thống thông tin trên báo chí phục vụ tốt công tác, nhằm rút ngắn thời gian, hỗ trợ tốt trong thẩm định khách hàng.

Ngoài ra hệ thống thông tin quan trọng gồm các văn bản quy phạm pháp luật mới nhưng ngành chưa ra hướng dẫn trong khi các phương tiện đại chúng và báo chí đã đăng tải, hay có ý kiến xoay quanh nó, cán bộ tín dụng cần quan tâm, nghiên cứu trước. Đây là những cơ sở pháp lý để người làm công tác tín dụng sử dụng phục vụ cho việc thẩm định khách hàng vay vốn.

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội _ Chi Nhánh Thành Phố Thanh Hóa (Trang 50)