Hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội _ Chi Nhánh Thành Phố Thanh Hóa (Trang 48)

3. Tỷ lệ nợ xấu = Tổng nợ

3.2.1Hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý rủi ro tín dụng

Hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý rủi ro là một giải pháp hữu ích trong việc giảm thiểu rủi ro, nâng cao tính hiệu quả của hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Trong thực tế, mô hình tổ chức quản lý rủi ro tối ưu đòi hỏi sự đầu tư về nguồn lực, thời gian lớn nên sự hoàn thiện này phải được thực hiện theo một lộ trình. Một mô hình hiệu quả phải thể hiện được:

- Rủi ro được kiểm soát.

- Góp phần hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. - Tối ưu hoá quản lý.

- Đảm bảo lợi ích hữu hình và vô hình cho ngân hàng.

Tuỳ thuộc từng đặc thù riêng, ngân hàng xây dựng mô hình quản lý rủi ro phù hợp với mô hình của mình. MB Thanh Hóa đã hình thành cho mình một cơ cấu, bộ máy quản lý rủi ro được tổ chức tương đối chặt chẽ theo nhiều cấp quản lý. Với cơ cấu chủ yếu gồm: Phòng quản lý rủi ro; phòng quan hệ khách hàng; phòng quản trị tín dụng, hệ thống kiểm toán nội bộ. Với bộ máy này đã góp phần hạn chế được rủi ro. Tuy nhiên, trong thời gian

tới sự phát triển một cách mạnh mẽ của hệ thống MB Thanh Hóa, sự phát triển của các doanh nghiệp đòi hỏi MB Thanh Hóa phải hoàn thiện hơn nữa mô hình tổ chức quản lý rủi ro.

* Điều kiện cần thiết để xây dựng được mô hình tối ưu:

- Có sự phân chia rõ ràng về vai trò, trách nhiệm và các kênh báo cáo trong việc thực hiện các hoạt động hàng ngày.

- Có đủ nguồn nhân lực được trang bị các kỹ năng và trình độ chuyên môn phù hợp với chất lượng và tính phức tạp của công việc.

- Có các công cụ và quy trình công nghệ thông tin để xử lý chính xác, kịp thời thông tin nhằm hỗ trợ toàn bộ quá trình quản lý và kiểm soát rủi ro.

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội _ Chi Nhánh Thành Phố Thanh Hóa (Trang 48)