Kiến nghị với ngân hàng TMCP Quân độ

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội _ Chi Nhánh Thành Phố Thanh Hóa (Trang 61)

Khách hàng

3.3.3.Kiến nghị với ngân hàng TMCP Quân độ

- Xây dựng và áp dụng rộng rãi hệ thống đo lường, giám sát các loại rủi ro về tín dụng, đảm bảo phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng nhằm nâng cao chất lượng, hiệu

quả hoạt động của ngân hàng. Tuy chưa bị ảnh hưởng nhiều nhưng sự sụp đổ của một số ngân hàng lớn trên thế giới thời gian gần đây đã để lại những bài học lớn về công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các NHTM.

- Chú trọng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực,nâng cao năng lực quản trị điều hành của ngân hàng, bổ sung và làm mới bộ máy quản trị điều hành đảm bảo đủ khả năng lãnh đạo và dẫn dắt ngân hàng tiếp tục phát triển trong giai đoạn mới, bên cạnh việc không ngừng nâng cao đào tạo năng lực quản lý, trình độ điều hành, kỹ năng làm việc, khả năng phân tích, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ nhân viên trong ngân hàng, nhất là trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng, song hành đi kèm với chính sách đãi ngộ và thưởng phạt phù hợp với hiệu quả công việc.

- Hoạch định chiến lược kinh doanh, chiến lược về thị trường, khách hàng một cách rõ ràng và cụ thể, bổ sung hoàn thiện qui chế, quy trình bộ máy cho vay sao cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn, điều kiện kinh tế, xã hội, đối tượng vay vốn và đảm bảo an toàn khi cho vay. Theo đó hình thành một cơ chế lãi suất trong toàn hệ thống linh hoạt, phù hợp.

- Thực hiện hoạt động trao đổi thông tin đối với các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn, điều này cung cấp cho ngân hàng những thông tin cần thiết khi thiết lập quan hệ với khách hàng mới như: Khách hàng này có dư nợ ở tổ chức tín dụng khác hay không? Tình hình dư nợ từ trước tới nay như thế nào? Liệu đó có phải là khách hàng thường xuyên để phát sinh nợ quá hạn?...

- Đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh, phát triển dịch vụ ngân hàng, mở rộng phạm vi hoạt động sang nhiều lĩnh vực thông qua các hình thức thành lập nhiều công ty con vệ tinh hoặc thành lập những công ty liên doanh liên kết. Dễ dàng nhận thấy, các ngân hàng lớn tại Việt Nam hiện nay không chỉ kinh doanh các loại hình sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống mà đã bắt đầu lấn sân sang cả thị trường bảo hiểm, chứng khoán, vàng, bất động sản, cá nhân có thu nhập cao ổn định... Đây chính là cách thức

hiệu quả nhất giúp các ngân hàng dàn trải được rủi ro và phát triển theo xu hướng bền vững trở thành các tập đoàn tài chính lớn trong lĩnh vực tiền tệ.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Từ cơ sở lý luận chung về RRTD của NHTM được trình bày ở chương 1 và kết quả phân tích đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại MB Thanh Hóa trong thời gian qua tại chương 2, khóa luận đã đề ra các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại MB Thanh Hóa và đưa ra các kiến nghị với Chính phủ và các Bộ ngành liên quan nhằm tạo điều kiện giúp MB Thanh Hóa thực hiện tốt các giải pháp đã đề ra trong năm 2013.

KẾT LUẬN

Trong xu thế phát triển của nền kinh tế, hội nhập của đất nước cũng như những ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, việc tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng tín dụng và hạn chế RRTD luôn là yêu cầu cấp bách không chỉ của MB chi nhánh Thanh Hóa mà còn là của tất cả các NHTM Việt Nam hiện nay. Với tinh thần mong muốn đóng góp vốn kiến thức nhỏ bé của mình vào việc phòng ngừa và hạn chế RRTD tại MB chi nhánh Thanh Hóa, trong khóa luận này em đã đề cập đến những nội dung chính sau:

- Đưa ra một quan điểm chung về RRTD ngân hàng, phân tích các chỉ tiêu đánh giá, các nguyên nhân dẫn đến RRTD để lấy đó làm tham chiếu phân tích, đánh giá thực trạng RRTD tại MB Thanh Hóa

- Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng và tình hình RRTD tại MB Thanh Hóa qua 3 năm 2010,2011,2012. Thấy được những mặt tích cực cần tiếp tục phát huy đồng

thời nhìn nhận một cách khách quan những điểm hạn chế và nguyên nhân của chúng để đưa ra giải pháp khắc phục.

- Nêu lên một số giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế RRTD tại MB Thanh Hóa trong năm 2013 trên cả hai mặt phòng ngừa và xử lý rủi ro.

Tuy nhiên đây cũng chỉ là những giải pháp sơ lược, mang tính lý thuyết và được đưa ra dưới góc độ nghiên cứu cá nhân. Mặt khác, do năng lực và hiểu biết còn hạn chế nên đề tài này không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy em rất mong được sự chỉ dẫn, góp ý của quý thầy cô giáo để đề tài của em được hoàn thiện và đạt được kết quả tốt hơn cả về mặt lý luận và thực tiễn.

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội _ Chi Nhánh Thành Phố Thanh Hóa (Trang 61)