Nguyên nhân của những tồn tại.

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội _ Chi Nhánh Thành Phố Thanh Hóa (Trang 42)

3. Tỷ lệ nợ xấu = Tổng nợ

2.3.3Nguyên nhân của những tồn tại.

2.3.3.1 Nguyên nhân khách quan.

Môi trường tự nhiên

Việt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa, có nhiều thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh. Những thiên tai này gây thiệt hại cho các ngành sản xuất, dịch vụ do vậy ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh tín dụng của ngân hàng. Những trận lũ lụt thường xuyên xảy ra trên cả nước đã gây thiệt hại rất lớn cho các ngành sản xuất và dịch vụ ở nước ta. Những thiệt hại đó khiến cho các doanh nghiệp không thể trả tiền vay của ngân hàng đúng hạn đôi khi còn không đủ khả năng trả nợ gây mất vốn cho ngân hàng.

Môi trường kinh tế

Bên cạnh những tác động của môi trường tự nhiên thì môi trường kinh tế cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến rủi ro tín dụng.

Trong những năm gần đây môi trường kinh tế luôn có khởi sắc tăng trưởng hơn so với các năm trước đặc biệt là sau khi ra nhập tổ chức WTO thì kinh tế nước ta luôn tăng trưởng mức cao, trong thời kì lạm phát và suy thoái kinh tế hiện này chúng ta vẫn luôn giữ vững tăng trưởng GDP 6.5%/ năm trong năm 2010 cao nhất trong 3 năm qua. Đến năm 2011, tốc độ tăng trưởng GDP thực tế là 5,89 %, năm 2012 tăng 5,03% so với năm 2011. Tuy đây là con số thấp so với Việt Nam nhưng so với toàn cầu đó là con số khá cao. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) năm 2011 thực hiện đạt bằng so với năm 2010 là 11 tỷ USD, năm 2012 thực hiện đạt 11,9 tỷ USD. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu cả năm 2011 ước đạt 96,3 tỉ USD, tăng hơn 33% so với năm 2010, năm 2012 đạt 114,6 tỷ USD. Giá cả nhiều mặt hàng xuất khẩu được cải thiện góp phần tăng trưởng xuất khẩu cả năm. Nhưng bên cạnh đó

tình hình lạm phát luôn gia tăng khiến hầu hết các mặt hàng trọng yếu đều tăng giá như: dầu mỏ, than, điện, phân bón… làm đầu vào của các ngành sản xuất đều tăng gây khó khăn cho sản xuất và tiêu thụ. Giá cả lương thực, thực phẩm tuy có tăng nhưng không thể bù đắp được giá đầu vào tăng khiến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp giảm gây nên tình trạng khách hàng không trả nợ được các khoản vay cho ngân hàng.

Thêm nữa là đồng tiền mất giá dẫn đến người dân chuyển sang kênh đầu tư vào vàng, ngoại tệ mạnh để tích trữ tài sản của họ trong dài hạn, và cố tình kéo dài tình trạng trả nợ cho ngân hàng, nghĩ là để sau này trả nợ ngân hàng sẽ thuận tiện cho họ hơn.

Ngoài ra, việc mở cửa hội nhập quốc tế một mặt tạo điều kiện cho ngân hàng và các doanh nghiệp có cơ hội phát triển, mặt khác cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh doanh của ngân hàng và khách hàng. Đối với ngân hàng, việc mở cửa và hội nhập tất yếu dẫn tới việc ra đời và phát triển của các loại hình ngân hàng khác, cạnh tranh thị phần với ngân hàng. Do đó, để hoàn thành các mục tiêu của mình, ngân hàng có thể mở rộng cho vay đối với các dự án mang nhiều rủi ro. Vì vậy cũng làm tăng thêm rủi ro cho ngân hàng. Đối với các doanh nghiệp, cơ chế cạnh tranh khốc liệt sẽ đẩy một số doanh nghiệp tới tình trạng thua lỗ, phá sản do không cạnh tranh được với hàng ngoại nhập, giá rẻ. Sự giảm sút hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như sự gia tăng các doanh nghiệp phá sản là điều không thể tránh khỏi và đó là những nguyên nhân dẫn tới gia tăng rủi ro tín dụng ngân hàng.

Môi trường pháp lý:

Môi trường pháp lý còn chưa đồng bộ, cơ chế chính sách thay đổi cùng với việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế phát triển nhiều thành phần trong đó quan tâm, chú trọng phát triển các ngành công nghiệp hiện đại mũi nhọn theo sự chỉ đạo của Đảng và Chính phủ đề ra, từng bước mở rộng phát triển đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng theo sự phát triển của đất nước, từng bước đơn giản hóa các thủ tục cho vay.

Bên cạnh đó, môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng ngân hàng hiện nay không thuận lợi, các quy định của pháp luật liên quan đến tài sản thế chấp còn nhiều bất cập. Rất

nhiều tài sản thế chấp của các doanh nghiệp hiện nay không có đăng ký sở hữu, mà đây lại là điều kiện bắt buộc đối với các tài sản được dùng làm tài sản thế chấp. Việc xử lý tài sản thế chấp khi có rủi ro xảy ra cũng gặp nhiều khó khăn, trở ngại về mặt pháp lý.

Mặt khác, sự quản lý của các cơ quan chức năng đối với các doanh nghiệp chưa chặt chẽ, tạo cơ hội cho doanh nghiệp có những hành vi trái pháp luật, lừa đảo ngân hàng.

Một vấn đề nữa là mặc dù Chính phủ đã quy định các NHTM có quyền tự chủ quyết định về việc cho vay của mình và chịu trách nhiệm về các quyết định đó, song trên thực tế không phải lúc nào ngân hàng cũng có được quyền tự chủ đó. Có nhiều khi do những tác động tế nhị từ nhiều phía (từ chính quyền địa phương, từ một vài nhân vật có thế lực) nên ngân hàng vẫn phải cho vay đối với những dự án mà nếu được hoàn toàn tự chủ ngân hàng sẽ từ chối. Không ít những dự án như vậy đã đem lại rủi ro cho ngân hàng.

2.3.3.2 Nguyên nhân chủ quan

Về phía ngân hàng.

- Quá tin tưởng ở tài sản thế chấp: Các tài sản thế chấp hiện nay phần lớn là các bất

động sản như nhà cửa, đất đai…Trên thực tế việc giải quyết tranh chấp các tài sản này gặp rất nhiều khó khăn do các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà và sử dụng đất. Theo đó là hệ thống luật bất động sản, luật dân sự, cùng một số luật khác đi kèm của Việt Nam hiện nay chưa thống nhất cụ thể nên khi xảy ra tranh chấp tịch thu, phát mại, chuyển quyền sử dụng, sở hữu còn rất phức tạp và mất thời gian gây nên những khó khăn lớn trong thu hồi vốn vay của ngân hàng.

- Thông tin tín dụng không đầy đủ: Thông tin tín dụng là một trong những vấn đề quan

trọng hàng đầu khi ra quyết định cho vay. Thực tế hiện nay theo căn cứ vào báo cáo kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp thì đa số các thông tin kinh doanh là không trung thực vì ở nước ta chưa áp dụng bắt buộc chế độ kiểm toán nên các doanh nghiệp dễ dàng lách kẽ hở, từ đó dẫn đến có rất nhiều trường hợp khách hàng vay ngân hàng không thể trả được nợ.

- Cán bộ tín dụng làm sai quy trình tín dụng, thông đồng với khách hàng: Do thiếu tinh

thần trách nhiệm hoặc có những quan hệ cá nhân mà các cán bộ tín dụng đã thông đồng với khách hàng, làm sai các công đoạn của quy trình tín dụng.

Về phía khách hàng:

- Thứ nhất là do đạo đức của khách hàng chủ tâm lừa đảo hòng chiếm đoạt tài sản của

ngân hàng ngay từ đầu. Với những thủ đoạn tinh vi như: Cố tình làm giả mạo giấy tờ, chứng từ, chữ kí, con dấu giả, cung cấp các báo cáo tài chính sai, cung cấp các hợp đồng kinh tế, lập phương án kinh doanh giả mạo. Khách hàng còn liên kết với một số cán bộ tín dụng để lừa đảo ngân hàng. Và do vậy ngân hàng sẽ khó tránh khỏi những hành vi lừa đảo có chủ tâm từ trước.

- Thứ hai là do năng lực kinh doanh của người đi vay yếu kém dẫn đến kết quả hoạt động

kinh doanh không hiệu quả và cuối cùng là không thể cam kết trả nợ được ngân hàng như cam kết trong hợp đồng vay. Năng lực của người đi vay yếu kém thể hiện ở trình độ quản lý, khả năng phán đoán của nhà quản trị trong khâu tổ chức không tốt. Ngay cả khi trang thiết bị, công nghệ hiện đại, dự án khả thi nhưng năng lực quản lý kém cũng sẽ làm cho việc thực hiện dự án không đạt được kết quả như dự tính.

- Thứ ba là do doanh nghiệp bán hàng nhưng chưa thu hồi được vốn vay và các khoản phải

thu có giá trị lớn. Kinh doanh trong môi trường “kinh tế thị trường cạnh tranh” đầy năng động như hiện nay nếu như doanh nghiệp quá khắt khe với khách hàng của mình về thời hạn thanh toán tiền bán hàng thì rất dễ mất khách. Nên để đảm bảo doanh số tiêu thụ và lợi nhuận của doanh nghiệp tăng trưởng trong tương lai thì đòi hỏi các nhà cung cấp hàng hóa phải bán chịu cho người mua. Vì vậy các doanh nghiệp thường không hoàn trả được khoản nợ vay cho ngân hàng theo đúng hạn.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội _ Chi Nhánh Thành Phố Thanh Hóa (Trang 42)