Thực trạng tổ chức thực hiện việc phân bổ quỹ tiền lương trong Ngân hàng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý tiền lương tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam thịnh vượng VPBank (Trang 36)

- Các cấp độc hại khác tính trên 10% số lương cơ bản.

2.3.2.3 Thực trạng tổ chức thực hiện việc phân bổ quỹ tiền lương trong Ngân hàng

trong Ngân hàng

Căn cứ vào tình hình thực hiện kế hoạch của đơn vị trong toàn hệ thống mà Ngân hàng tạm trích 80 % quỹ lương ước đạt theo hệ số lương của đơn vị trong hệ thống để xác định quỹ lương hàng tháng chi trả cho cán bộ nhân viên. Theo đó, quỹ lương chi trả cho cán bộ, nhân viên chia làm 3 phần:

V= V1+ V2+V3

V: tổng quỹ lương cán bộ nhân viên trong Ngân hàng được nhận hàng tháng. V1: là tiền lương ổn định được nhận hàng tháng.

V2: tiền lương gia tăng mà cán bộ, nhân viên được nhận hàng tháng theo số lượng và chất lượng công việc.

V3: tiền lương được hưởng từ quỹ lương dự phòng(nếu có).

• Tiền lương ổn định V1:

Lương tháng = [(Mức lương tối thiểu theo ngạch bậc x (hệ số lương + hệ số các khoản phụ cấp được hưởng theo quy định)/ số ngày làm việc trong tháng theo quy định ] x số ngày làm việc thực tế trong tháng.

Theo quy định của Ngân hàng về thời gian làm việc trong tháng thì số ngày làm việc quy định là 26 ngày.

• Tiền lương gia tăng V2:

V2=(( HSLcn x HSđc)+ TNct) x k x NCtt x GTbq HSLcn: là hệ số điều chỉnh tiền lương đối với cán bộ viên chức.

TN ct: là hệ số tiền lương cộng thêm theo thâm niên công tác của cán bộ, nhân viên trong Ngân hàng.

k: hệ số quy đổi thành tích xếp loại cá nhân.

GTbq: giá trị gia tăng bình quân chung quỹ tiền lương.

Tiền lương V2 được tính trên cơ sở Quỹ lương tạm trích hàng tháng do Tổng giám đốc quyết định trừ đi quỹ lương ổn định V1 hàng tháng. Từ đó, tính giá trị gia tăng bình quân chung quỹ lương bằng công thức:

GTbq=Qgt/∑H

Qgt : là quỹ lương tiền lương gia tăng tháng.

H: hệ số tiền lương gia tăng cá nhân quy đổi tháng. H= ( HSLcn x HSđc)+ TNct) x k x NCtt Như vậy, V2 có thể viết lại là :

V2=H x GTbq

• Tiền lương được hưởng từ quỹ dự phòng (V3):

Đây là quỹ tiền lương được dùng để chi trả cho cán bộ viên chức dịp lễ, tết và thưởng cho các chi nhánh,đơn vị hoặc cá nhân có thành tích cao trong công tác hoạt động. Các khoản tiền này có ý nghĩa rất lớn, có vai trò khuyến khích động viên người lao động hăng say hơn trong công việc, tạo được động lực làm việc cho họ.

Tiền lương V1 được xác định trên cơ sở thang bảng lương và phụ cấp theo Nghị định 205/2004 chỉ là một phần trong thu nhập hàng tháng mà người là động nhận được, chiếm khoảng 50% thu nhập của người lao động, còn lại tiền lương V2, V3 được hưởng từ quỹ lương dự phòng còn tùy thuộc vào từng tháng và theo thành tích thi đua của các Ban và các cá nhân đạt được danh

hiệu thi đua trong tháng, quý, năm. Để thấy rõ hơn về việc chi trả lương, cơ cấu từng bộ phận cấu thành nên thu nhập, tiền lương phản ảnh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thì cần đi sâu nghiên cứu về tiền lương gia tăng V2.

Bảng 6:Bảng lương ổn định và lương gia tăng của cán bộ nhân viên phòng tiền lương và phúc lợi -Khối quản trị Nguồn nhân lực năm 2010

STT Họ tên Chức danh HSL H HSđc TNct QHTPT K CNtt V1 V2 1 NguyễnThị Thu Hường Trưởng

phòng 4.33

202.2

8 1.4 0.36 0.4 1.2 26 7 455240 5 360 3352 Nguyễn Thu Thủy Phó phòng 3 140.8 2 Nguyễn Thu Thủy Phó phòng 3 140.8

2 1.4 0 0.35 1.2 26 4 569 231 3 731 6663 Phạm Thống Nhất Chuyên viên 2.96 74.98 1 0.06 0.09 1.2 26 4 131 640 1 986 864 3 Phạm Thống Nhất Chuyên viên 2.96 74.98 1 0.06 0.09 1.2 26 4 131 640 1 986 864 4 Trần Hoàng Oanh Nhân viên 2.65 67.06 1 0 0.2 1.2 26 3 516 900 1 776 984 5 Nguyễn Hoàng Tú Nhân viên 2.65 63.1 1 0 0.05 1.2 26 3 516 900 1 672 044

( Nguồn :Khối Quản trị Nguồn nhân lực- Ngân hàng VPBank) Theo bảng thống kế trên, tiền lương ổn định V1 và V2 là 2 bộ phận quan trọng và cơ bản cấu thành nên tiền lương. Đây là hai bộ phận thường xuyên và quan trọng nhất trong quỹ lương hàng tháng của người lao động. Đối với lao động lâu năm, hệ số thâm niên công tác cao hơn, do đó mức lương V2 cũng cao hơn, đối với lao động trẻ mới vào công tác thì ngược lại. Bên cạnh thâm niên thì thành tích xếp loại công việc cũng được khẳng định và mã hóa cho từng cá nhân bằng hệ số lương gia tăng. Điều này khiến người lao động nhận thấy sự đóng góp của mình vào sự phát triển của Ngân hàng và hoạt động ngày càng tích cực hơn.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý tiền lương tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam thịnh vượng VPBank (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w