Thực trạng phân bổ quỹ tiền lương kế hoạch năm

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý tiền lương tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam thịnh vượng VPBank (Trang 34)

- Các cấp độc hại khác tính trên 10% số lương cơ bản.

2.3.2.2 Thực trạng phân bổ quỹ tiền lương kế hoạch năm

Quỹ tiền lương kế hoạch của Ngân hàng VPbank sau khi được Liên Bộ duyệt được phân bổ thành ba phần, cụ thể như sau:

V= ∑V1+∑ V2+∑V3

∑V1: quỹ tiền lương ổn định theo hệ số lương sàn( thường chiếm 60% tổng

quỹ lương);

∑ V2: là quỹ tiền lương gia tăng được phân phối theo các tiêu chí thực hiện nghiệp vụ chủ yếu( thường chiếm 30% tổng quỹ lương).

∑ V3: là quỹ lương dự phòng( thường chiếm 10%).

• Quỹ tiền lương ổn định(V1)

Hệ số lương ổn định áp dụng là 1,8 thống nhất trong toàn hệ thống và quỹ tiền lương ổn định được xác định như sau:

V1= Lđb x TLmin x Ho x (Hcb+Hpc) x 12 Lđb: lao động định biên kế hoạch của Ngân hàng. TLmin: mức lương tối thiểu 830 000 đồng.

Ho: hệ số lương ổn định( 1,8)

Hcb : hệ số lương bình quân đơn vị.

Hpc: hệ số lương phụ cấp lương bình quân của đơn vị.

• Quỹ tiền lương gia tăng (V2):

Quỹ tiền lương gia tăng được xác định như sau: V2= V21+ V22

Trong đó: V21 là quỹ tiền lương gia tăng theo đơn giá.

Đơn giá tiền lương gia tăng là cơ sở để xác định đơn giá tiền lương gia tăng cho các đơn vị theo từng chỉ tiêu nghiệp vụ thu nợ gốc,lãi tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu..( gọi là đơn giá gốc).

Các đơn giá này được điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế trong từng thời kỳ và do Tổng giám đốc xem xét, quyết định. Các hoạt động của đơn vị làm căn cứ xác định V21: chỉ tiêu huy động vốn( CT1), chi tiêu thu nợ gốc (CT2), thu nợ lãi( CT3), cấp phát ủy thác( CT4), hỗ trợ đầu tư(CT5), quản lý quay vòng vốn và cho vay đầu tư nước ngoài.(CT6).

V22: Quỹ tiền lương gia tăng tuyệt đối.

Được hạch toán chi phí để tính quỹ tiền lương gia tăng tuyệt đối V22 bằng 30% số tiền thu do thuê trụ sở đối với các đơn vị có khoản thu nhập từ 100 triệu đồng trở lên.

Tổng số tiền được trích tối đa không quá 300 triệu đồng 1 năm. Đối với phần vượt quá 300 đồng được hưởng thêm 10% số tiền vượt.

• Quỹ tiền lương dự phòng.(V3)

Việc trích lập quỹ tiền lương dự phòng theo quy định của luật lao động. Quỹ dự phòng được hình thành từ phần tiền lương để lại tối đa bằng 17% tổng quỹ lương cả năm thực hiện và phần tiền lương còn lại của năm trước chuyển sang. Tùy theo tình hình tài chính của Ngân hàng, quỹ lương dự phòng sẻ được điều chỉnh cho phù hợp, tỷ lệ trích quỹ dự phòng hàng năm do Tổng giám đốc quyết định.

Dựa vào cơ sở trên, hàng năm Ngân hàng quản lý quỹ tiền lương cũng như phân phối quỹ tiền lương kế hoạch cho các đơn vị bao gồm:

−Quỹ tiền lương ổn định V1 là quỹ lương Ngân hàng giao cho các đơn vị sau khi có đơn giá tiền lương được Liên bộ quyết định.

−Quỹ lương gia tăng V2 được xác định theo đơn giá tính trên từng chỉ tiêu nghiệp vụ thu nợ gốc,lãi tín dụng đầu tư,tín dụng xuất khẩu..

Việc phân bổ quỹ tiền lương rất phức tạp, Hội sở chính chỉ quản lý tiền lương V1 của các chi nhánh còn tiền lương V2 căn cứ vào kết quả hoạt động kinh doanh của từng chi nhánh mà các chi nhánh tự xây dựng cho mình mức gia tăng riêng. Đối với quỹ lương V3, mỗi chi nhánh tự xây dựng độc lập với nhau theo kết quả hoạt động kinh doanh theo từng chi nhánh. Việc làm này giúp xây dựng quỹ lương kế hoạch khách quan hơn và sát thực tế hơn, đồng thời cũng tạo ra tính chủ động hơn cho các chi nhánh để họ cố gắng hoàn thành tốt công việc của mình.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý tiền lương tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam thịnh vượng VPBank (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w