Định nghĩa về văn hĩ

Một phần của tài liệu Bài giảng tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 82)

I. NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HỐ 1 Khái niệm văn hố theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

a. Định nghĩa về văn hĩ

Trên thế giới đã cĩ hàng trăm định nghĩa khác nhau về văn hĩa, song vẫn con cĩ khá nhiều những điểm chưa thống nhất giữa những ý kiến. Cĩ thể khái quát một số cách định nghĩa về văn hĩa: đồng nhất văn hĩa với học vấn; đồng nhất văn hĩa với hoạt động văn hĩa nghệ thuật bình thường; đồng nhất văn hĩa với những

di tích lịch sử văn hĩa; đồng nhất văn hĩa với những sáng tạo kiệt tác về lĩnh vực tinh thần.

Khái niệm văn hĩa (Culture) từ tiếng Latinh: Cultur: trồng trọt, Cultur argi: trồng trọt cây cối; cultur animi: trồng trọt tâm hồn con người. Ở phương Đơng, văn hĩa: “văn”: vẻ đẹp, giá trị; “hĩa”: trở thành. Văn hĩa: trở thành giá trị, trở thành vẻ đẹp.

Theo Unesco, văn hĩa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi, hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống của nhân dân.

Đặc trưng của văn hĩa là những giá trị do con người tạo ra, mang tính lịch sử. Nĩi đến văn hĩa là nĩi đến trình độ người. Vì vậy, cĩ tác giả đã định nghĩa: “Văn hĩa là những gì cịn lại sau khi chúng ta đã quên đi tất cả”, “Văn hĩa là những gì cịn thiếu sau khi chúng ta đã học được tất cả”.

Giáo sư Vũ Khiêu khẳng định: văn hĩa là sự vun trồng của con người, xã hội làm cho con người và xã hội ngày càng tiến bộ hơn, đổi mới hơn, ngày càng xa rời trạng thái nguyên sơ. Ngày càng tách rời, xĩa bỏ những đặc tính cả động vật, khẳng định đặc tính của con người.

- Quan niệm của Hồ Chí Minh về văn hĩa:

“Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, lồi người mới sáng tạo và phát minh ra ngơn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tơn giáo, văn học, nghệ thuật, những cơng cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Tồn bộ những sáng tạo và phát minh đĩ tức là văn hĩa. Văn hĩa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với những biểu hiện của nĩ mà lồi người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và địi hỏi của sự sinh tồn” (T3, tr.431).

Một phần của tài liệu Bài giảng tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 82)