Văn hố văn nghệ.

Một phần của tài liệu Bài giảng tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 87)

I. NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HỐ 1 Khái niệm văn hố theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

b.Văn hố văn nghệ.

+ Văn nghệ là mặt trận, nghệ sĩ là chiến sĩ, tác phẩm văn nghệ là vũ khí sắc bén trong đấu tranh cách mạng, trong xây dựng xã hội mới, con người mới.

+ Văn nghệ phải gắn với thực tiễn của đời sống nhân dân.

+ Phải cĩ những tác phẩm xứng đáng với thời đại mới của đất nước và dân tộc. Phải phản ánh cho hay, chân thật sự nghiệp cách mạng của nhân dân.

c. Văn hố đờì sống.

Khái niệm đời sống mới được Hồ Chí Minh nêu ra bao gồm cả đạo đức mới, lối sống mới và nếp sống mới.

- Đạo đức mới là “... thực hành đời sống mới là Cần, Kiệm, Liêm, Chính” (T5, tr. 94)

- Lối sống mới.

+ Trước hết là lối cĩ lý tưởng, cĩ đạo đức. Lối sống văn minh tiên tiễn, kết hợp hài hồ truyền thống tốt đẹp của dân tộc với tinh hoa văn hố của chân loại.

+ Hồ Chí Minh yêu cầu phải sửa đổi năm cách: “sửa đổi những những việc rất cần thiết, rất phổ thơng trong đời sống của mọi người, tức là sửa đổi cách ăn, cách mặc, cách ở, cách đi lại, cách làm việc” (T5, 95). Phong cách sống, theo Hồ Chí Minh là phải khiêm tốn, giản dị, chừng mực, vệ sinh, yêu lao động, biết quý trọng thời gian, ít lịng ham muốn về vật chất, về chức - quyền – danh - lợi; trong quan hệ với mọi người phải cởi mở, chân thành, ân cần, tế nhị; giàu tình yêu thương, quý mến, trân trọng con người; với mình thì chặt chẽ, nghiêm khắc, với người thì độ lượng, khoan dung.

- Nếp sống mới.

+ Kế thừa những truyền thống tốt đẹp, những thuần phong mỹ tục lâu đời của nhân dân.

Người dạy: "Đời sống mới khơng phải cái cũ cũng bỏ hết, khơng phải cái gì cũng làm mới.

Cái gì cũ mà xấu, thì phải bỏ. Thí dụ: ta phải bỏ hêït tính lười biếng, tham lam. Cái gì cũ mà khơng xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp lý. Thí dụ đơm cúng, cưới hỏi quá xa xỉ, ta phải giảm bớt đi.

Cái gì cũ mà tốt, thì phải phát triển thêm. Thí dụ: ta phải tương thân, tương ái, tận trung với nước, tận hiếu với dân hơn khi trước.

Cái gì mới mà hay, thì ta phải làm. Thí dụ: ăn ở cho hợp vệ sinh, làm việc cho cĩ ngăn nắp" (T5, tr. 94)

+ Cải tạo, sửa đổi những tập quán lạc hậu, bổ sung cái mới, cái tiến bộ mà trước chưa cĩ.

Xây dựng văn hố đời sống mới nhằm biến Việt Nam thành một Quốc gia văn minh và cường thịnh là một cơng việc lâu dài và địi hỏi phải cĩ phương pháp tốt. Cơng việc đĩ địi hỏi phải cĩ quyết tâm của cả cộng đồng dân tộc, song trước hết phải được bắt đầu từ mỗi con người, mỗi gia đình với tư cách là một tế bào của xã hội.

Một phần của tài liệu Bài giảng tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 87)