TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ DÂN CHỦ 1 Quan niệm của Hồ Chí Minh về dân chủ.

Một phần của tài liệu Bài giảng tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 73)

1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về dân chủ.

Khái niệm dân chủ xuất phát từ chữ Hy-lạp dêmoskratos nghĩa là nhân dân và chính quyền. Dân chủ nghĩa là chính quyền thuộc về nhân dân. Trong lịch sử đã tồn tại hai hình thức dân chủ cơ bản là dân chủ tư sản và dân chủ vơ sản. Thực ra trong xã hội cĩ giai cấp đối kháng, nghĩa là xã hội bị chia thành hai lực lượng thống trị và bị thống trị, thì dân chủ chỉ là hình thức. Khi quyền lợi của giai cấp thống trị xã hội bị đe doạ, họ sẵn sàng vứt bỏ dân chủ để thực hiện các biện pháp chuyên chính nhằm bảo vệ quyền lợi giai cấp của giai cấp mình. Chỉ khi nền dân chủ vơ sản được thực hiện triệt để, các quyền dân chủ của người dân mới thực sự được đảm bảo.

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, dân chủ được biểu đạt qua hai mệnh đề ngắn gọn “dân là chủ”, (nĩi tới vị thế của dân) “dân làm chủ” (nĩi tới năng lực và trách nhiệm của dân). cả hai mệnh đề này luơn đi đơi với nhau phản ánh vị trí, vai trị, quyền và trách nhiệm của dân. Người thường nhấn mạnh: “Nước ta là nước dân chủ, nghĩa là Nhà nước do dân làm chủ” (T7, tr.452) “Chế độ ta là chế độ dân chủ. Tức là nhân dân làm chủ” (T10, tr. 251), “Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ” (T6, tr.515)

2. Dân chủ trong các lĩnh vực đời sống xã hội.

- Dân chủ thể hiện trong lĩnh vực đảm bảo quyền của con người, quyền cơng dân trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hố, xã hội trong đĩ dân chủ thể hiện trên lĩnh vực chính trị là quan trọng nhất. Người chỉ rõ: “Ở nước ta, chính quyền là của nhân dân, do nhân dân làm chủ. Nhân dân là ơng chủ nắm chính quyền. Nhân dân bầu ra đại biểu thay mặt mình thi hành chính quyền ấy. thế là dân chủ” (T7, tr.218)

- Dân chủ thể hiện ở phương thức tổ chức xã hội “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân”, “Quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”, hệ thống chính trị là do “dân cử ra”, “dân tổ chức nên”.

3. Thực hành dân chủ.

- Xây dựng và hồn thiện các thiết chế bảo đảm dân chủ.

Ngay từ 1941, trong chương trình của Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh, Hồ Chí Minh đã thiết kế một chế độ dân chủ cộng hồ cho nước ta sau khi giành thắng lợi, đĩ là chương trình thực hiện mục tiêu dân chủ , xác định rõ quyền và trách nhiệm của nhân dân trước vận mệnh nước nhà, gắn độc lập tự do của Tổ quốc với vận mệnh của từng người dân. Trong Tuyên ngơn độc lập, ngày 2/9/1945, người nêu rõ các giá trị dân chủ được gắn với đất nước độc lập, tự do, hạnh phúc. Đặc biệt, trong Bản Hiến pháp 1946, Người đã đặt cơ sở pháp lý đầu tiên cho việc thực hiện quyền lực của nhân dân.

Với trách nhiệm chủ trì việc biên soạn Hiến pháp 1959, cơ chế thực hiện quyền làm chủ của nhân dân được Hồ Chí Minh phát triển, cụ thể hố thêm (các điều 4, 5) và đặc biệt điều 6 ghi rõ: “Tất cả các cơ quan Nhà nước đều phải dựa vào nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm sốt của nhân dân. Tất cả các nhân viên nhà nước đều phải trung thành với chế độ dân chủ nhân dân, tuân theo Hiến pháp và pháp luật, hết lịng hết sức phục vụ nhân dân” (Hiến pháp Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003, tr.29).

- Xây dựng các tổ chức Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các đồn thể chính trị - xã hội vững mạnh để bảo đảm dân chủ trong xã hội.

Trong việc xây dựng nền dân chủ ở Việt Nam, Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng xây dựng các tổ chức bảo đảm:

+ Xây dựng Đảng cầm quyền. Đảng lãnh đạo Nhà nước và tồn thể xã hội. Người khẳng định chỉ cĩ phát huy được dân chủ trong Đảng mới bảo đảm dân chủ

trong xã hội. Quyền lãnh đạo của Đảng được xuất phát từ sự uỷ quyền của giai cấp cơng nhân, của dân tộc và của nhân dân. Đảng phải là hạt nhân chính trị của tồn xã hội và là nhân tố tiên quyết bảo đảm tính chất dân chủ của xã hội.

+ Nhà nước của dân, do dân và vì dân thể hiện chức năng quản lý của mình qua việc bảo đảm thực thi ý chí giai cấp cơng nhân và nhân dân lao động đối với sự phát triển đất nước. Nhà nước thể chế hố tồn bộ bản chất dân chủ của chế độ.

+ Xây dựng Mặt trận với vai trị là liên minh chính trị tự nguyện của tất cả các tổ chức chính trị xã hội vì mục tiêu chung của sự phát triển đất nước

- Xác định các yêu cầu cơ bản đối với nhân dân trong việc thực thi quyền và nghĩa vụ làm chủ.

Hồ Chí Minh chỉ rõ dân chủ khơng phải từ trên trời rơi xuống, nĩ là kết quả hoạt động của cả hai phía chính quyền và nhân dân. Dân muốn làm chủ phải tích cực học tập để nắm vững quyền lợi và bổn phận của mình, phải cĩ kiến thức mới làm chủ được; dân phải tích cực tham gia cùng với Đảng và Nhà nước đấu tranh chống những hiện tượng vi phạm quyền làm chủ của nhân dân

II. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC KIỂU MỚI Ở VIỆT NAM.

Một phần của tài liệu Bài giảng tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 73)