Quan điểm về những chuẩn mực đạo đức cách mạng.

Một phần của tài liệu Bài giảng tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 90)

II. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC.

b. Quan điểm về những chuẩn mực đạo đức cách mạng.

Từ lý luận và thực tiến hoạt động cách mạng, Người đã khái quát thành những phẩm chất đạo đức chung, cơ bản nhất của con người Việt Nam trong thời đại mới. Đĩ là những chuẩn mực chung nhất của nền đạo đức mới, đạo đức cách mạng Việt Nam.

- Trung với nước, hiếu với dân:

Đây là phẩm chất đạo đức bao trùm, quan trọng nhất và giữ vai trị chi phối các phẩm chất đạo đức khác.

Trung, hiếu là những khái niệm đạo đức đã ăn sâu, bám rễ trong con người Việt Nam như một bổn phận, trách nhiệm của người dân, của con người, được Hồ Chí Minh đưa vào đĩ một nội dung mới, cách mạng, phản ánh đạo đức cao rộng hơn “trung với nước, hiếu với dân”

+ Trung với nước là tuyệt đối trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, trung thành với con đường đi lên của đất nước, suốt đời phân đấu mang lại lợi ích cho nhân dân.

Trung với nước trong tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng, xã hội; thể hiện trách nhiệm với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, với sự phát triển của đất nước. Bởi vì nước là nước của dân và dân là chủ nhân của đất nước.

+ Hiếu với dân là phải lấy dân làm gốc, phải thực hiện dân chủ, dân nắm mọi quyền hạn, bao nhiêu lợi ích đều vì dân, phải thân dân, lấy trí tuệ ở dân, gắn bĩ, dựa vào dân, kính trọng học hỏi dân...

+ Người lãnh đạo phải nắm vững dân tính, hiểu rõ dân tâm, thường xuyên quan tâm cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí; giúp dân hiểu được quyền và trách nhiệm của người chủ đất nước. Người lãnh đạo được dân tin yêu quí trọng sẽ tạo được sức mạnh to lớn cho cách mạng.

- Yêu thương con người, sống cĩ tình nghĩa

Hồ Chí Minh xác định tình yêu thương con người là một trong những phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất. Theo Hồ Chí Minh, tình yêu thương con người cĩ biểu hiện rất phong phú:

+ Tình yêu thương con người trước hết dành cho những người cùng khổ, người lao động.

+ Nghiêm khắc với mình mà rộng lượng, tơn trọng, nâng người khác lên, chứ khơng được hạ thấp hay vùi dập con người. Điều này đặc biệt quan trọng đối với người lãnh đạo, bất cứ ở cấp nào.

+ Tình yêu thương con người cịn được thể hiện đối với những người cĩ sai lầm khuyết điểm, nhưng đã nhận rõ và quyết tâm sửa chữa sai lầm khuyết điểm, kể cả những người đã lầm đường lạc lối.

Trong Di chúc, Người nhắc nhở Đảng phải cĩ tình đồng chí thương yêu lẫn nhau. Đây là tình cảm cách mạng trong sáng, thương yêu nhưng khơng bao che, mà phải thực hiện phê và tự phê bình một cách chân thành, thẳng thắn giữa những người cùng lý tưởng, cùng phấn đấu cho một sự nghiệp chung cao cả.

- Cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư.

Đây là những phẩm chất đạo đức phương Đơng, đạo đức Việt Nam lấy chính bản thân mỗi người làm đối tượng điều chỉnh, nĩ diễn ra từng ngày, từng giờ, cả trong cơng tác và trong sinh hoạt. Hồ Chí Minh đã đề cập phẩm chất này thường xuyên nhất, nhiều nhất, từ Đường Kách mệnh đến bản Di chúc cuối cùng.

Cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư được Hồ Chí Minh cải biến nội dung và đưa vào những nội dung mới. Người nĩi: “Bọn phong kiến ngày xưa nêu ra cần, kiệm, liêm, chính, nhưng khơng bao giờ làm mà lại bắt nhân dân phải tuân theo để phụng sự quyền lợi cho chúng. Ngày nay, ta đề ra cần, kiệm, liêm, chính cho cán bộ thực hiện làm gương cho nhân dân theo để lợi cho nước cho dân” (T.6, tr.321). Hồ Chí Minh giải thích về cần, kiệm, liêm, chính như sau:

“Cần tức là siêng năng chăm chỉ, cố gắng dẻo dai”.

Ta hiểu: Cần tức là lao động cần cù, siêng năng; lao động cĩ kế hoạch, sáng tạo, cĩ năng suất cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, khơng lười biếng, khơng ỉ lại, khơng dựa dẫm. Phải thấy rõ “Lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, nguồn sống, nguồn hạnh phúc của chúng ta”.

“Kiệm (...) là tiết kiệm, khơng xa xỉ, khơng hoang phí, khơng bừa bãi...” Ta hiểu: kiệm tức là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của của dân, của nước, của bản thân mình; tiết kiềm từ cái to đến cái nhỏ, khơng hoang phí, khơng phơ trương hình thức, khơng liên hoan chè chén lu bù.

“Liêm là trong sạch, khơng tham lam... tham tiền của, tham địa vị, tham danh tiếng, tham ăn ngon là bất liêm”.

“Chính nghĩa là khơng tà, thẳng thắn, đứng đắn. Điều gì khơng đứng đắn, thẳng thắn, tức là tà” (T.5, tr. 632).

Đối với mình: khơng tự cao tự đại, chịu khĩ học tập tiến bộ, tự kiểm điểm. Đối với người: khơng nịnh hĩt người trên, khơng coi khinh người dưới, chân thành, khiêm tốn, thật thà, khơng dối trá lừa lọc.

Đối với việc: để việc cơng lên trước việc tư, đã phụ trách việc gì thì quyết làm cho kỳ được, cho đến nơi đến chốn, khơng sợ khĩ khăn nguy hiểm. . .

Hồ Chí Minh viết: “Cần, kiệm, liêm là gốc rễ của chính, nhưng một cây cần cĩ gốc rễ lại cần cĩ cành, lá, hoa, quả mới là hồn tồn. Một người phải cần, kiệm, liêm, nhưng cịn phải chính mới là người hồn tồn” (T5, tr.643). “So sánh với trời, đất: trời cĩ bốn mùa: xuân, hạ thu đơng; đất cĩ bốn phương đơng, tây, nam, bắc; người cĩ bốn đức tính cần, kiệm, liêm, chính; “thiếu một đức, thì khơng thành người”. Đọc các tác phẩm của Hồ Chí Minh ta thấy Người nĩi về vấn đề này rất tâm huyết: “Những người trong các cơng sở đều cĩ nhiều hoặc ít quyền hành. Nếu khơng giữ đúng cần, kiệm,

liêm, chính thì dễ trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt của dân” (T.5, tr.104); “Một dân tộc biết cần, kiệm, biết liêm, là một dân tộc giàu về vật chất mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh tiến bộ” ( T.5, tr. 642)...

“Chí cơng vơ tư “khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau”, là lịng mình chỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc, vì đồng bào. “phải lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”.

Thực hành chí cơng vơ tư là phải kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng.

Hồ Chí Minh vạch rõ: “Chủ nghĩa cá nhân là một thứ rất gian giảo, xảo quyệt, nĩ khéo dỗ dành người ta đi xuống dốc. Nĩ là một thứ vi trùng rất độc, đẻ ra hàng trăm thứ bệnh: tham ơ, hủ hĩa, lãng phí, xa hoa, tham danh trục lợi, thích địa vị quyền hành, tự cao tự đại, coi thường tập thể, xem khinh quần chúng, độc đốn, độc quyền, quan liêu, mệnh lệnh,v.v.”, Người khẳng định: “Chủ nghĩa cá nhân là một trở ngại lớn cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cho nên thắng lợi của chủ nghĩa xã hội khơng thể tách rời thắng lợi của cuộc đấu tranh trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân” (T.9, tr.291). Người cịn nĩi: “Một dân tộc, một Đảng và mỗi con người, ngày hơm qua là vĩ đại, cĩ sức hấp dẫn lớn, khơng nhất định hơm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lịng dạ khơng trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân” (T.12, tr.557)

Chống chủ nghĩa cá nhân đối với Hồ Chí Minh hồn tồn khơng cĩ nghĩa là chống lại lợi ích cá nhân, mục đích cả cuộc đời người, và cũng là mục đích của Đảng ta là chăm lo cho lợi ích của từng cá nhân, tạo mọi điều kiện cho mỗi người cĩ thể phát huy hết mọi khả năng của mình.

Người giải thích: “Mỗi người đều cĩ tính cách riêng, sở trường riêng, đời sống riêng của bản thân và gia đình mình. Nếu nhữnglợi ích cá nhân đĩ khơng trái với lợi ích của tập thể thì khơng phải là xấu” (T.9, tr.291).

Bồi dưỡng phẩm chất Cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư, sẽ làm cho con người vững vàng trước mọi thử thách: “Giàu sang khơng thể quyến rũ, nghèo khĩ khơng thể chuyển lay, uy vũ khơng thể khuất phục" cĩ thể “trợn mắt coi khinh nghìn lực sĩ, cúi đầu làm ngựa đám nhi đồng”.

Nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm cịng là những phẩm chất đạo đức khơng thể thiếu của người cách mạng, người cộng sản.

Hồ Chí Minh cũng giải thích thêm rằng “Khơng phải chúng ta ham chuộng khổ hạnh và bần cùng. Trái lại, chúng ta phấn đấu hy sinh, vì chúng ta muốn xây dựng một xã hội ai cũng ấm no, sung sướng” (T.4, tr.240).

- Tinh thần quốc tế trong sáng

Nội dung chủ nghĩa quốc tế trong sáng trong tư tưởng Hồ Chí Minh rất rộng lớn và sâu sắc. Đĩ là sự tơn trọng, hiểu biết, thương yêu và đồn kết với giai cấp vơ sản tồn thế giới, với tất cả các dân tộc và nhân dân các nước, với những người tiến bộ trên tồn cầu, chống lại sự chia rẽ, hằn thù, bất bình đẳng và phân biệt chủng tộc; chống chủ nghĩa dân tộc hẹp hịi, sơvanh, biệt lập và chủ nghĩa bành trướng bá quyền…

Hồ Chí Minh đã khái quát tinh thần này bằng mệnh đề “Bốn phương vơ sản đều là anh em” đồn kết các dân tộc bị áp bức, các lực lượng tiến bộ trên thế giới,

nhằm mục tiêu lớn là hồ bình, dân chủ, tiến bộ xã hội, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, là hợp tác và hữu nghị.

Một phần của tài liệu Bài giảng tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w