Nâng trình độngoại ngữvà chuyên môn nghiệp vụ cho lực lượng làm công tác phòng ngừavà đấu tranh chống tội phạm do ngườ

Một phần của tài liệu phòng ngừa tội phạm do người nước ngoài thực hiện trên địa bàn tp.hcm (Trang 141)

- Trong những năm qua Thành ủy, Ủy ban nhân thành phố đãban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo phòng chống tội phạm, trong đó có tội phạm

3.2.4. Nâng trình độngoại ngữvà chuyên môn nghiệp vụ cho lực lượng làm công tác phòng ngừavà đấu tranh chống tội phạm do ngườ

nước ngoài thực hiện

Khó khăn, hạn chế nhất đối với đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác phòng ngừa và đấu tranh với tội phạm do người nước ngoài thực hiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như: Trinh sát, Điều tra viên, Cảnh sát khu vực, cán bộ ngành Kiểm sát, Tòa án, là trình độ ngoại ngữ thấp (phần lớn là trình độ A tiếng Anh). Trong khi đó đối tượng phòng ngừa và đấu tranh đa dạng về quốc tịch và ngôn ngữ khác nhau trên thế giới, vì vậy khả năng giao tiếp, nắm bắt tình hình về tội phạm thông qua ngôn ngữcủa cán bộ, chiến sỹ với người nước ngoài rất hạn chế. Thực tế cho thấytrong quá trình hỏi cung, lấy lời khai nhiều trường hợp đối tượng phạm tội không sử dụng tiếng Anh mà sử dụng ngôn ngữ địa phương gây khó khăn cho quá trình điều tra xét hỏi. Việc sử dụng phiên dịch hiệu quả hạn cũng chế vì nhiều tình huống người phiên dịch không hiểu hết các thuật ngữ nghiệp vụ, ý đồ, chiến thuật hỏi cung của điều tra viên, của hội đồng xét xử. Để khắc phục được tình trạng trên yêu cầu đặt ra là phải nâng cao trình độ ngoại ngữ và chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm do người nước ngoài thực hiện, theo các hướng sau:

- Thứ nhất,cán bộ chiến sỹ trong ngành Công an và các ngành Kiểm sát, Tòa án...phải không ngừng học tập để nâng cao trình độ ngoại ngữ. Để thực hiện được yêu cầu này ngoài kiến thức được trang bị trong quá trình đào tạo ở nhà trường, lãnh đạo Công an thành phố, lãnh đạo các ngành Kiểm sát, Tòa án...phải có kế hoạch đào tạo để nâng cao trình độ ngoại ngữ: tiếng Anh và một số ngôn ngữ khác như tiếng Pháp, Nhật, Hàn, Trung, và kể cả ngôn

140

ngữ một số nước ở Châu Phi như tiếng Nêgiria. Hình thức đào tạo có thể là: tổ chức thành các khóa học tập trung ngoài giờ hoặc vừa làm vừa học; cử cán bộ ra nước ngoài học; khuyến khích cán bộ tự học. Coi học ngoại ngữ là một nhiệm vụ bắt buộc phải hoàn thành trong tiêu chí thi đua, tiêu chí để đánh giá năng lực cán bộ, tiêu chí để bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, chỉ huy. Yêu cầu bắt buộc đối với cán bộ trực tiếp làm công tác phòng ngừa và đấu tranh với tội phạm do người nước ngoài thực hiện là phải có trình độ C về ngoại ngữ (giao tiếp tốt bằng tiếng Anh hoặc một ngôn ngữ khác).

- Thứ hai, tuyển chọn những người giỏi ngoại ngữ, nhất là giỏi tiếng các quốc gia ở khu vực Châu Phi, Trung Đông ở các ngành khác vào làm việc trong ngành Công an, Kiểm sát, Tòa án. Hoặc tuyển chọn những sinh viên tốt nghiệp tại khoa ngoại ngữ các ở các trường đại học, sau đó đưa họ đi học bồi dưỡng nghiệp vụ để phục vụ cho công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội do người nước ngoài thực hiện. Bên cạnh đó cần có chế độ đãi ngộ thỏa đáng để thu hút nhân tài, chế độ khen thưởng kịp thời đối với những cán bộ, chiến sĩ vận dụng tốt kiến thức ngoại ngữ, tin học và nghiệp vụ vào quá trình công tác đạt được hiệu quả cao.

Thứ ba, cùng với nâng cao trình độ ngoại ngữ phải tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ phòng ngừa tội phạm do người nước ngoài thực hiện cho cán bộ các ban, ngành, đoàn thể. Đặc biệt là các lực lượng trực tiếp tham gia hoạt động phòng ngừa như: Công an, Tòa án, Viện Kiểm sát.

Nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cần tập trung vào các vấn đề như: Bồi dưỡng kiến thức về luật pháp và thông lệ quốc tế; những kinh nghiệm trong quá trình tố tụng vụ án hình sự do người nước ngoài thực hiện; kinh nghiệm về hỏi cung lấy lời khai…Khắc phục tình trạng Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, có tư tưởng ngại khó khăn, ngại xử lý, giải quyết

141

các vụ án liên quan đến tội phạm do người nước ngoài thực hiện.

3.2.5.Nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các ban, ngành, đoàn thể; đồng thờităng cường kiểm tra, đánh giá, tổng kết thực tiễn nhiệm vụ phòng ngừa tội phạm

Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến hiệu quả phòng ngừa tội phạm do người nước ngoài thực hiện hiệu quả chưa cao là do yếu tố hạn chế chủ quan của các chủ thể tham gia phòng ngừa. Mặc dù trong những năm qua Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng ngừa và đấu tranh với tội phạm nói chung và tội phạm do người nước ngoài thực hiện. Tuy nhiên thực tế cho thấy nhiều ban ngành đoàn thể trong hệ thống chính trị chưa thực hiện đầy đủ chức trách, nhiệm vụ theo sự phân công; chưa quyết liệt trong việc thực hiện các chủ trương, sự chỉ đạo của thành phố và còn có tư tưởng ỷ lại, coi phòng ngừa tội phạm là nhiệm vụ của ngành Công an. Để khắc phục tình trạng trên cần phải:

Thứ nhất, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, trách nhiệm phòng ngừa tội phạm cho cán bộ lãnh đạo chủ chốt của các ban, ngành, đoàn thể.Một khi cán bộ chủ chốt nhận thức đầy đủ, sâu sắc về trách nhiệm của cá nhân và nhiệm vụ của đơn vị mình thì việc triển khai thực hiện sẽ quyết liệt và sâu rộng hơn.

Để đạt được yêu cầu trên Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố cần chỉ đạo Công an thành phố thường xuyên mở các lớp tập huấn về an ninh trật tự cho đội ngũ cán bộ chủ chốt của các ban, ngành, đoàn thể trong hệ thống chính trị. Nội dung tập huấn cần tập trung vào các vấn đề như:

+ Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng ban, ngành, đoàn thể trong công tác bảo vệ an ninh, trật tự.Gắn nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội với công tác bảo vệ an ninh trật tự.

142

thành phố trong những năm vừa qua, những loại tội phạm mới cần lưu ý và xu hướng hoạt động của tội phạm trong thời gian tới.

+Các biện pháp phòng ngừa tội phạm (gồm biện pháp phòng ngừa chung và biệnpháp phòng ngừa nghiệp vụ cho từng ban, ngành cụ thể).

Thứ hai, thành phố cần có các biện pháp quyết liệt hơn trong công tác kiểm tra, đánh giá, tổng kết việc thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa tội phạm của các ban, ngành, đoàn thể trong hệ thống chính trị.

+ Trong tổng kết đánh giá phải khách quan, trung thực nêu rõ những ưu điểm, hạn chế, tìm ra nguyên nhân, điều kiện của tội phạm để nâng cao hiệu quả phòng ngừa.

+ Kịp thời khen thưởng, phổ biến, nhân rộng những cá nhân, tập thể điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc. Đồng thời kiên quyết phê bình, nhắc nhở, xử lý kỷ luật những người đứng đầu các ban, ngành, đoàn thể không thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công trong các Chỉ thi, Nghị quyết, Quyết định, Kế hoạch phòng chống tội phạm của Thành ủy và Ủy ban nhân dân thành phố.

3.2.6. Tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng ngừa tội phạm do người nước ngoài thực hiện

Một phần của tài liệu phòng ngừa tội phạm do người nước ngoài thực hiện trên địa bàn tp.hcm (Trang 141)